Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, thêm Hà Nội và Hà Nam phát hiện ổ bệnh
Cơ quan chức năng vừa phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nam và Hà Nội, nâng tổng số tỉnh, thành có dịch bệnh này lên con số 6 với 2.349 con lợn đã bị tiêu hủy.
Thông tin trên được Bộ NN&PTNT xác nhận ngày 28/2.
Theo Bộ NN&PTNT, tại Hà Nội, ổ dịch tại Hà Nội được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên). Kết quả xét nghiệm cho thấy, toàn bộ 25 con heo rừng nuôi dương tính với bệnh và đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Tại Hà Nam, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng ở Văn Xã (huyện Kim Bảng). Tất cả 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Video đang HOT
Các địa phương triển khai các biện pháp phòng dịch bệnh
Thống kê cho thấy, dịch tả lợn lợn châu Phi đã xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam. Tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh là do tần suất vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán vừa qua cao.
Bên cạnh đó, người dân biên giới giáp Trung Quốc, nơi đang có dịch vẫn diễn ra các hoạt động giao thương nên mang theo mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, lượng khách đi du lịch từ các nước vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn, nên có thể đưa mầm bệnh vào Việt Nam.
Trong khi đó, hiện nay thời tiết tại các tỉnh phía Bắc diễn biến bất lợi, rét và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan. Trong khi hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trần Hiếu
Theo PNVN
Nguy cơ lây nhiễm cao nhưng dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT): Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện tại Việt Nam, song nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất cao qua tuyến biên giới.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn lợn cao. Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Cục Thú y nêu rõ: Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị, gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, dịch này không gây bệnh trên người.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Thú y khuyến cáo người tiêu dùng cần mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Vi rút dịch tả lợn có khả năng chịu được nhiệt độ. Đặc biệt trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao, vi rút có thể tồn tại được trong thời gian từ 3-6 tháng. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C trong 70 phút hoặc 60 độ C trong 20 phút.
Ông Đàm Xuân Thành nhấn mạnh: Người chăn nuôi và chính quyền địa phương các cấp khi phát hiện lợn bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh, bị chết cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất. Việc giấu dịch, giữ lợn bệnh để tự điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó khống chế và kiểm soát dịch.
Xung quanh câu chuyện phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm: Dịch tả lợn châu Phi có từ lâu, đã lan sang Trung Quốc. Loại bệnh này lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn lợn cao.
Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi các địa phương yêu cầu các địa phương phải bình tĩnh, không được chủ quan, kiểm soát tốt sản phẩm nhập khẩu từ lợn. "Người chăn nuôi, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần xác định công tác phòng chống dịch rất quan trọng, không được lơ là; chăm sóc tốt đàn lợn để có sức đề kháng; hạn chế khách tham quan cơ sở chăn nuôi; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học", ông Dương khuyến cáo.
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9 vừa qua đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, với tổng số lợn phải tiêu hủy là hơn 500.000 con. Tại Trung Quốc, từ đầu tháng 8 đến nay đã ghi nhận 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Triết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Thanh Nguyễn
Theo baohaiquan
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan ra 5 tỉnh thành Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn cấp áp dụng biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng....