Dịch sởi bùng lên khắp thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận năm 2018 có 229.000 bệnh nhân sởi, trong khi năm 2017 ở mức 170.000 ca.
Theo WHO, con số 229.000 ca sởi chưa phải là kết quả cuối cùng của năm 2018. Các chuyên gia dự đoán khi hoàn tất thống kê, số bệnh nhân sởi sẽ cao hơn gấp đôi so năm 2017.
Giáo sư Katherine O’Brien, Giám đốc Tiêm chủng và Vắcxin của WHO nhận định thế giới đang đi ngược lại những nỗ lực phòng tránh sởi. Theo bà, dịch sởi dù xảy ra ở một khu vực nhỏ cũng đem đến nguy cơ lớn cho cả nhân loại, bởi virus cũng như các mầm bệnh khác dễ dàng vượt qua mọi biên giới.
Bên cạnh đó, ước tính chưa đầy 10% ca bệnh sởi được báo cáo nên con số thật có thể lên tới hàng triệu.
Bàn tay một em bé bị sởi. Ảnh: Koin.
Sởi đôi khi bị nhầm lẫn là loại virus nhẹ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực tế, sởi tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, điếc hoặc chết người, đặc biệt khi bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch yếu.
Tiến sĩ Katrina Kretsinger đứng đầu chương trình tiêm chủng mở rộng của WHO cho biết Ukraine, Madagascar, Congo, Chad và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch sởi. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có như Mỹ, Pháp, Italy cũng chứng kiến sự trở lại của dịch sởi.
Nguyên nhân chính khiến dịch sởi bùng lên là tỷ lệ tiêm vắcxin giảm sút mạnh. Ở những nước phát triển, do thiếu hiểu biết và niềm tin sai lệch vào thông tin thiếu chính xác trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh từ chối cho con em tiêm phòng.
Năm 1998, nghiên cứu đăng trên tờ Lancet của Andrew Wakefield kết luận vắcxin sởi, quai bị và rubella liên quan đến hội chứng tự kỷ. Kết luận này nhanh chóng bị các nhà khoa học chỉ trích, cho là “trò lừa đảo y khoa gây thiệt hại nhất 100 năm qua”.
Video đang HOT
Sau này, tờ Lancet rút lại nghiên cứu trên. Wakefield bị Hội đồng Y khoa Anh kết tội “sai lầm nghề nghiệp nghiêm trọng” đồng thời tước giấy phép hành nghề y.
Đến nay, tiêm vắcxin vẫn là phương pháp phòng tránh sởi hiệu quả nhất. Để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ cộng đồng, tỷ lệ tiêm vắcxin sởi cần đạt đến 95% dân số.
Minh Nguyên
Theo VNE
Những điều cần biết về vắc-xin sởi: Vắc xin sởi an toàn không? Những ai không nên tiêm?
Bệnh sởi đang bùng phát mạnh tại TP.HCM, với nhiều trường hợp mắc bệnh là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dù đã có vắc-xin phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi vẫn đang khá thấp.
Các chuyên gia y tế của Việt Nam đánh giá, nguyên nhân của thực trạng này là do vẫn còn một bộ phận người dân không hiểu biết đầy đủ, chưa quan tâm chu đáo đến con mình, chưa cho con đi tiêm chủng.
Nguy hiểm hơn là còn một bộ phận có trào lưu anti vắc-xin ở một số nước cũng góp phần khiến dịch sởi có nguy cơ bùng phát trở lại như hiện nay.
Trong bài viết này, bác sĩ nhi khoa Trương Hoang Hưng (Giang Viên Lâm Sang cua Texas Tech University, công tac tại MD Kids Pediatrics, thanh phô McKinney, Texas) đã chia sẻ những điều nên biết về vắc-xin sởi để độc giả hiểu đúng và đầy đủ hơn. Được sự đồng ý của tác giả, Gia Đình Mới xin đăng tải bài viết.
"Dich sơi bung phat ơ Việt Nam la điêu tât yêu va đây chi mơi la khơi đâu ma thôi. Ơ My cung băt đâu bung phat le te do ty lê tiêm chung giam vi anti vắc-xin, còn thuốc thì vẫn đây đu.
Bênh sơi khung khiêp ơ chô la no lam suy giam hê miên dich, gây viêm phôi năng, viêm tai, viêm nao, khô loet giac mac gây mu... Môt đưa trẻ bị sơi năng nêu sông sot tơi 6 thang sau vân chưa hôi phuc hoan toan.
Một bệnh nhân 21 tuổi bị khô loet giac mac gây mu măt do biên chưng sơi
Vắc-xin sơi la môt vắc-xin sông, tưc la co môt lương nho virus đa lam giam đôc lưc, đu đê khơi phat phan ưng miên dich ơ ngươi đươc chung ngưa nhưng không gây bệnh.
Vắc-xin sơi đươc tiêm muộn hơn cac loai vắc-xin khac vi tre đươc bao vê tư khang thê cua me luc sinh ra, tac dung bao vê nay giam dân sau 6 thang.
Đông thơi khang thê nay cung lam giam tac dung cua vắc-xin. Hiên nay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên cao liêu đâu luc 12 - 15 thang, liêu 2 luc 4 - 6 tuôi.
Nêu săp đi vao vung dich co thê chung ngưa trên tre 6 - 12 thang nhưng liêu nay không tinh vao hai liêu tiêu chuân. Co le đây la ly do tre ơ Việt Nam đươc chung ngưa sơm hơn.
CDC khuyên cao tre trên 12 thang, tre lơn va ngươi lơn không co miên dich vơi sơi (đươc xac nhân băng đinh lương khang thê) nên đươc tiêm chung 2 mui sơi, cach nhau it nhât 28 ngay, trươc khi đi du lich ra nươc ngoai.
Phu nư trong đô tuôi mang thai nên đươc chung ngưa 2 mui sơi, nhưng không chung ngưa trong luc mang thai.
Những người không nên tiêm vắc-xin sởi
- Co tiên sư di ưng năng vơi vắc-xin sơi, khang sinh neomycin hay cac thanh phân trong vắc-xin
- Đang bênh năng
- Đang co cac bênh lam suy giam miên dich như ung thư, hoa tri, xa tri, dung corticoid, giam tiêu câu.
- Phu nư mang thai, nên chung ngưa sơi it nhât la 4 tuân trươc khi thu thai.
Hiệu quả khi tiêm vắc-xin sởi
Theo CDC, môt liêu se bao vê tơi 93%, hai liêu thi 97%, tre dươi 12 thang thi thâp hơn do hê miên dich chưa trương thanh.
Vậy nên dù chich ngưa sơi rôi vân co 1 ty lê nho co thê măc bênh sơi. Co điêu tôt la nhưng tre đa co tiêm phong sơi, du cho măc sơi thi thương bênh nhe hơn va it lây nhiêm hơn la trẻ không được tiêm vắc-xin sởi.
Vắc-xin sởi có an toàn không?
- Giông như cac loai thuôc khac, vắc-xin sơi cung co môt ty lê rât nho gây phan ưng di ưng
- Môt sô trương hơp co thê co triêu chưng sơi sau chung ngưa, nhưng không phải là bệnh sởi, điêu nay giông như vắc-xin cum vây.
- Thuôc không co thuy ngân, không gây bênh tư ky như mây tin đô chông vắc-xin vân tuyên truyên.
Cai hinh dươi đây la khô loet giac mac gây mu măt do biên chưng sơi trên bênh nhân 21 tuôi. Cai nao đang sơ hơn.
Theo giadinhmoi
Dịch sởi đang "nóng", sốt siêu vi đe dọa cộng đồng So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc sởi đang ở mức báo động, trẻ bệnh nặng liên tục phải nhập viện. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gia tăng bệnh sốt siêu vi, cộng đồng cần tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe. Mới đầu năm đã có gần 1.000 ca mắc sởi Số liệu thống...