Dịch rập rình, trường học nặng nỗi lo tài chính
Việc TPHCM xuất hiện chùm 4 ca bệnh Covid-19 vào cuối tháng 11 khiến nhiều trường cao đẳng – trung cấp chuyên nghiệp (CĐ-TCCN) không thôi lo lắng về nguy cơ đối mặt làn sóng dịch bệnh quay trở lại.
Sự thật là nhiều trường đang bị thiếu kinh phí để duy trì hoạt động, nhiều SV bỏ học.
Thiệt hại hàng chục tỉ đồng vì dịch
Không ít trường CĐ-TCCN phải gồng mình cho hàng loạt các chi phí khi SV buộc phải nghỉ học trong 2 đợt dịch trước. Vì vậy, việc “bóng ma” Covid-19 vẫn lởn vởn và các trường phải đối diện nguy cơ cho SV nghỉ học phòng dịch như tuần đầu tháng 12/2020 vừa qua, trong khi vẫn phải chi trả lương cho đội ngũ, thuê cơ sở vật chất, khiến nhiều trường lo lắng đổ nợ.
Trường CĐ Đại Việt ký kết hợp đồng cam kết việc làm với sinh viên.
TS Hoàng Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn cho biết: Nghỉ Tết Nguyên đán xong, dịch bệnh bùng phát. Để phòng chống dịch bệnh, các trường trên địa bàn TP phải đóng cửa. SV không thể đến trường, không có nguồn thu trong khi chi phí lương cho cán bộ, GV, nhân viên và tiền thuê cơ sở vật chất trường vẫn phải trả đều đặn.
“Sau 3 tháng, trường mở cửa trở lại nhưng chưa hoạt động được bao lâu thì lại bùng phát dịch bệnh đợt 2 khiến trường phải đóng cửa thêm 2 tháng. Sau dịch, vì khó khăn kinh tế nên nhiều SV bỏ học giữa chừng. Tính trong 5 tháng đóng cửa, trường thiệt hại khoảng 5 tỉ đồng”, TS Phúc cho biết.
Tình cảnh tương tự, theo TS Lê Lâm – Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, sau 2 đợt dịch có 400 SV bỏ học vì nhiều lý do khiến trường thất thu 2,4 tỉ đồng. Kèm theo đó, để khuyến khích, hỗ trợ sinh viên, trường thực hiện giảm 10% học phí, vì thế nguồn thu cũng giảm trên 2 tỉ đồng. Các chi phí về lương, mặt bằng và cùng với việc mất các khoản khác trong 5 tháng đóng cửa, trường thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng.
Tại Trường CĐ Viễn Đông, thiệt hại được ước lượng cả chục tỉ đồng. Thạc sĩ Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Trong 5 tháng chống dịch, trường phải tăng chi phí lên tới 30% trong khi nguồn thu giảm do có nhiều SV bỏ học…
Video đang HOT
Nỗi lo dịch bùng phát
Khử khuẩn phòng dịch Covid-19 ở một cơ sở đào tạo trong đợt bùng phát chùm ca bệnh mới ở TPHCM.-Ảnh: TG
Trong đợt bùng phát chùm ca bệnh Covid-19 vừa qua, TPHCM có 204 trường học buộc phải cho HS nghỉ học từ 1 – 2 tuần. Số HS, SV nghỉ học là hơn 168.000 em, gần 6.500 GV cũng phải nghỉ dạy.
Chuỗi ca bệnh dương tính Covid-19 tại TPHCM vừa qua cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, cũng như sự xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam, nhiều trường CĐ-TCCN tại TPHCM vẫn lo lắng về viễn cảnh có thể phải đóng cửa trường lần 3.
Thạc sĩ Trần Thanh Hải nhìn nhận: Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các trường ĐH khá chủ động và luôn ở trạng thái sẵn sàng chuyển sang phương án học tập online ngay khi cần thiết. Tuy nhiên, với khối giáo dục nghề nghiệp, việc dạy online còn những hạn chế do việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ SV của các trường, cũng như những ràng buộc về thời lượng học thực hành.
“Ở hệ giáo dục nghề nghiệp, các trường phải bảo đảm tối thiểu 60% thời lượng học thực hành, 40% học lý thuyết. Với tỉ lệ như vậy, nếu bùng phát dịch bệnh đợt 3 sẽ đảo lộn kế hoạch dạy học. SV không đi thực hành, thực tập được thì hoạt động đào tạo, giảng dạy coi như ngưng trệ. Bởi thực tế, việc dạy học online chỉ có thể thực hiện ở một số môn học”, Thạc sĩ Hải nói.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Trần Thành Đức – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt thông tin: Sự chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật của khối giáo dục nghề nghiệp phần lớn là chưa có nên nếu dạy online cũng chỉ là dạy ở tình huống đối phó, chứ chưa bài bản và khung giáo trình cụ thể. Do vậy, hiệu quả khó có thể bảo đảm như dạy học tập trung. Khi trường nghề không dạy online (bởi lý do phần lớn khung chương trình đào tạo là thực hành, hoặc học kỳ doanh nghiệp), coi như trường dừng hoàn toàn hoạt động dạy học.
“Trường đã phải đóng cửa, tạm ngưng hai đợt dịch một thời gian. Do đó, nếu đợt cuối năm chúng ta không kiểm soát tốt tình hình dẫn đến việc phải giãn cách xã hội ở phạm vi hẹp, các trường nghề chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn lực tài chính duy nhất từ học phí bị gián đoạn, trong khi hàng tháng vẫn phải chi trả đều đặn các khoản, thậm chí tăng hơn so với điều kiện bình thường thì các trường, đặc biệt là khối trường ngoài công lập sẽ rơi vào tình thế vô cùng gay go” – Thạc sĩ Đức nói.
Hiệu trưởng một trường trung cấp tại TPHCM cùng quan điểm về nguy cơ đổ nợ đang chờ các trường nếu như dịch bệnh bùng phát khiến trường phải đóng cửa. Bởi thực tế, nội lực của các trường sau một năm đối phó vì dịch Covid-19 gần như cạn kiệt. Nếu các trường phải tiếp tục đối mặt với tình huống bất khả kháng, SV phải nghỉ học dẫn đến mất cân đối thu chi, nguy cơ đổ nợ là chắc chắn. Cái khổ của các trường là dù SV nghỉ học vẫn phải tìm nguồn chi trả lương cho GV, nếu không họ sẽ nghỉ việc. Nhưng nếu nhà trường phải cho GV nghỉ, khi hết dịch lấy đâu ra đội ngũ để giảng dạy.
Hàng nghìn sinh viên ở TP.HCM bị cho thôi học mỗi năm
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ở các trường đại học bị buộc thôi học hoặc tự ý nghỉ học... Có trường 100 sinh viên vào đầu khóa thì chỉ khoảng 75 - 80 sinh viên ra trường, số còn lại bị "rơi rụng" qua các năm.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019 - 2020.
Theo đó, có 438 sinh viên dự kiến bị buộc thôi học. Trong số này, có 257 sinh viên hệ đại học và 181 sinh viên hệ cao đẳng.
Đáng chú ý, có hơn 1.100 sinh viên khác thuộc diện dự kiến bị cho thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường. Trong số này, có 251 sinh viên hệ cao đẳng và 852 sinh viên hệ đại học. Ngoài ra, nhà trường cũng cảnh báo học vụ lần 1 với 367 sinh viên và cảnh báo học vụ lần 2 với 518 sinh viên khác.
Trường ĐH Luật TP.HCM mới đây cũng cảnh báo hơn 270 sinh viên có thể bị buộc thôi học.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tốt nghiệp (Ảnh: HCMUT)
Đầu tháng 10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo dự kiến buộc thôi học 41 sinh viên và cảnh cáo 759 sinh viên khác.
Trước đó, vào tháng 9, Trường ĐH Sài Gòn cũng thông báo xét tạm dừng học, cảnh báo rèn luyện, buộc thôi học với gần 1.000 sinh viên.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng cảnh báo học vụ 975 sinh viên và buộc thôi học với 458 sinh viên khác sau học kỳ I năm học 2019 - 2020. Sang học kỳ II, tuy con số giảm nhưng vẫn có hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 260 sinh viên bị buộc thôi học.
Còn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã công bố tên của 457 sinh viên bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, trường này cũng cảnh báo học vụ 921 sinh viên.
"Rơi rụng" cao nhất tới 25% sinh viên mỗi khóa
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho hay số sinh viên bị buộc thôi học năm 2020 của trường thấp hơn rất nhiều so với các năm 2015, 2016. Những năm này số sinh viên bị đuổi học lên đến gần 2.000 em.
Theo ông Sơn, mỗi khóa trường tuyển khoảng 3.500 sinh viên. Tính chung tỷ lệ sinh viên bị "rơi rụng" vì nghỉ học, học không đạt...hay vị phạm, nghỉ học là khoảng 10%.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Phòng truyền thông, cho biết mỗi năm có khoảng 5% sinh viên của trường nghỉ học, trong này bao gồm cả trường hợp bị buộc thôi học lẫn các trường hợp tự nghỉ học.
Còn tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, theo ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, số sinh viên bị "rơi rụng" hàng năm không đáng kể, khoảng 1-2%, tương đương khoảng mấy trăm sinh viên. Đây là những sinh viên bị đuổi học, bỏ học, hoặc cảnh báo học vụ nhiều lần dẫn tới buộc thôi học.
Ở Trường ĐH Nha Trang, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết tỉ lệ này ở trường là khoảng 10%.
Trong khi đó, ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS Nguyễn Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết tỷ lệ sinh viên ra trường của Bách khoa chỉ còn khoảng 70-75% tổng số sinh viên đầu vào mỗi khóa. Theo ông Thắng, con số này nghe có thể sốc nhưng đây là mức trung bình, ở một số trường thậm chí có tới 30- 40% sinh viên bị "rụng" trong quá trình đào tạo.
Nhiều trường ở TP. HCM giảm học phí, tặng học bổng cho sinh viên vùng lũ Hàng loạt trường đại học, cao đẳng tại TP. HCM sẽ hỗ trợ chi phí, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ để việc học không bị gián đoạn. Giảm 50% học phí Cụ thể, trường CĐ Bách khoa Sài Gòn đã ra thông báo giảm 50% học phí cho...