Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
Các triệu chứng ghi nhận được bao gồm: sốt cao, ho, đau đầu, mệt mỏi và thiếu máu, khiến các chuyên gia nghi ngờ đây không phải một căn bệnh đơn lẻ mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ban hành công văn số 1412/BC-DP, báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô.
Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo và tổ chức theo dõi giám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh tại Công-gô.
Dịch bệnh lạ tại Công-gô đang diễn biến phức tạp (Ảnh: Getty).
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, thời gian tới đơn vị này sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc/nghi mắc để thực hiện các phương án phòng chống dịch phù hợp, kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 24/10-5/12, tại khu vực y tế Panzi, thuộc tỉnh Kwango, Công-gô, đã ghi nhận 416 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong; tỷ lệ tử vong là 7,6%.
Video đang HOT
Các triệu chứng ghi nhận bao gồm sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi) và tất cả các trường hợp nặng đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Khu vực Panzi là khu vực nông thôn thuộc tỉnh vùng sâu Kwango cách thủ đô Kinshasa khoảng 700km (ước tính khoảng 48 tiếng di chuyển đường bộ). Điều kiện y tế tại khu vực rất thiếu thốn; cơ sở y tế tồi tàn thiếu thuốc thiết bị, vật tư y tế, tỷ lệ tiêm chủng thấp, khả năng chẩn đoán và quản lý ca bệnh rất hạn chế.
Trong những tháng gần đây tại khu vực này đã xảy ra tình trạng thiếu lương thực và hiện tại cũng đang là mùa mưa lớn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế rất khó khăn (ảnh hưởng đến việc xác định tác nhân gây bệnh).
Sốt rét là bệnh phổ biến ở khu vực này và đang được nhận định có thể liên quan đến các trường hợp mắc bệnh, các biện pháp kiểm soát sốt rét cũng rất hạn chế.
Một số quốc gia trong khu vực châu Á và Đông Nam Á cũng nhận định nguy cơ bệnh xâm nhập từ Công-gô là thấp, do lượng khách đi đến từ khu vực này rất ít và không có chuyến bay trực tiếp từ quốc gia này.
Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động thực hiện giám sát dựa vào sự kiện với thông tin về dịch bệnh tại DRC; phối hợp với WHO và đầu mối IHR các quốc gia cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh.
Trường hợp có các diễn biến mới Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ phối hợp với WHO, USCDC và các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các đáp ứng phù hợp bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế…
Một trẻ tử vong do mắc bạch hầu ở Cao Bằng: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Sau ghi nhận 1 trẻ tử vong do mắc bạch hầu ở Cao Bằng, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Cao Bằng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ đạo các đơn vị khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc bệnh bạch hầu, xử lý triệt để ổ dịch.
Theo văn bản của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Cao Bằng (huyện Bảo Lâm) đã ghi nhận 1 trẻ tử vong do mắc bạch hầu.
Công tác khử khuẩn tại địa bàn phát hiện bệnh nhân mắc bạch hầu (ảnh minh họa).
Cục Y tế dự phòng cho biết tại Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh bạch hầu. Đó là cháu Giàng M.H (SN 2013, trú tại Khau Nỏn, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm), có dấu hiệu bị ho, sốt từ ngày 14/11 nhưng vẫn đi học.
Sau một tuần uống thuốc nhưng không khỏi, bệnh diễn biến nặng, đến ngày 21/11 gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm để khám và điều trị, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong cùng ngày.
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm đã lấy mẫu dịch họng gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae - tác nhân gây bệnh bạch hầu.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan, bùng phát, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Cao Bằng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc bệnh bạch hầu.
Giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng. Lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả trường hợp tiếp xúc gần; khử trùng, xử lý môi trường ổ dịch và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cùng với đó, rà soát các trường hợp chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn; tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét, ưu tiên trước hết tại ổ dịch, các khu vực lân cận và các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị; hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Yêu cầu cán bộ y tế thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc với người bệnh.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các đơn vị trên tăng cường truyền thông về bệnh bạch hầu để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống; tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh tại các trường học; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học và kịp thời thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được xử lý triệt để, không để bùng phát dịch bệnh.
Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chết tại Khu du lịch Vườn Xoài Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về việc ghi nhận động vật hoang dã nhiễm cúm A/H5N1. Các cá thể hổ sinh sống tại Khu du lịch Vườn Xoài, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: FB Khu du lịch Vườn Xoài Theo đó, Viện Pasteur nhận được thông tin chia sẻ...