Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về việc ghi nhận động vật hoang dã nhiễm cúm A/H5N1.
Các cá thể hổ sinh sống tại Khu du lịch Vườn Xoài, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: FB Khu du lịch Vườn Xoài
Theo đó, Viện Pasteur nhận được thông tin chia sẻ từ Chi cục Thú y vùng VI về việc ghi nhận hổ chế.t có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1 tại vườn thú Mỹ Quỳnh (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và hổ chế.t chưa rõ nguyên nhân tại Khu du lịch Vườn Xoài (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Cụ thể, tại vườn thú Mỹ Quỳnh, từ tháng 8-2024 đến 16-9-2024 đã có 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t, trong đó có 3 con hổ mới nhập về từ Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Đồng Nai) ngày 6-9-2024. Những cá thể còn lại có nguồn gốc tại vườn thú.
Video đang HOT
Ngày 11-9-2024, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương đã ban hành phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phát hiện virus cúm gia cầm A/H5N1 trên mẫu bệnh phẩm của loài hổ được lấy mẫu tại vườn thú.
Tại tỉnh Đồng Nai, theo thông tin trao đổi nhanh từ Chi cục Thú Y vùng VI, tại Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài có 11 cá thể hổ Bengal (Panthera tigris) và 1 cá thể báo đen (Panthera pardus) đã chế.t. Cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y thành phố Biên Hòa đã thực hiện kiểm tra lâm sàng và mổ khám ngẫu nhiên với 2 cá thể hổ chế.t. Bước đầu chẩn đoán 2 cá thể hổ Bengal chế.t nghi do viêm phổi. Hiện chưa có kết quả xét nghiệm nguyên nhân.
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.
Ngành y tế đang phối hợp cùng ngành Thú y và Kiểm lâm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang người. Điều tra, xác định người tiếp xúc gần để theo dõi sức khỏe, bao gồm cả nhân viên trực tiếp chăm sóc thú và người có liên quan. Truyền thông phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm tại khu vực có nguy cơ. Bên cạnh đó, thành lập đoàn giám sát và báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình nguy cơ dịch bệnh cúm A/H5N1 trên địa bàn.
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An, Đồng Nai đáp ứng kiểm soát, hạn chế nguy cơ virus H5N1 lây nhiễm sang người.
Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang làm rõ các nội dung liên quan.
Tây Ninh ghi nhận một trường hợp bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 4.5.2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh nhận được phản hồi từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ, bệnh nhân có địa chỉ tại thành phố Cần Thơ và đang tạm trú tại phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Ngành chức năng giám sát trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ tại Trạm Y tế phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng.
Trước đó, ngày 10.4.2024, bệnh nhân tên H.C.D đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế thị xã Trảng Bàng do chấn thương bàn chân (phòng khám ngoại). Ngày 22.4, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước ở bộ phận sin.h dụ.c nên đến khám ở Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 26.4, bệnh nhân có dấu hiệu sốt kèm theo những mụn nước nên đến khám ở Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và được cấp thuố.c điều trị tại nhà trong 7 ngày.
Ngày 4.5, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phản hồi kết quả bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Tình trạng hiện tại của bệnh nhân: mụn nước không tăng thêm và những mụn nước cũ đã lành.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh đã phối hợp Trung tâm Y tế thị xã Trảng Bàng tiếp tục điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần; lập danh sách và hướng dẫn mọi người tự theo dõi sức khỏe trong 21 ngày từ ngày tiếp xúc bệnh nhân cuối cùng; tư vấn cho người tiếp xúc gần về các dấu hiệu của bệnh, các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh cho mình và cho người khác. Khi có triệu chứng nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi, phát ban, nổi hạch... cần hạn chế tiếp xúc người khác; thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị, cách ly kịp thời.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân, nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.
Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm; phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình.
Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam Bệnh nhân nam, 37 tuổ.i, ở Tiề.n Giang là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc cúm A/H9 từ trước đến nay. Bệnh nhân hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân cúm A/H9 chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp Sáng 6/4, thông tin...