Dịch Covid-19: Trường ĐH Đà Lạt chuyển sang giảng dạy trực tuyến
Trường ĐH Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thông báo tạm dừng dạy và học tập trung, chuyển sang hình thức trực tuyến từ ngày 12.5 để phòng dịch Covid-19.
Tăng cường phòng dịch Covid-19 tại Trường ĐH Đà Lạt – LÂM VIÊN
Theo thông báo, kể từ ngày 12.5, Trường ĐH Đà Lạt tạm dừng các hoạt động giảng dạy, học tập, thực tập, thí nghiệm, thi đánh giá tập trung tại các cơ sở cho đến khi có thông báo mới.
Thay vào đó, nhà trường chuyển toàn bộ hoạt động giảng dạy sang hình thức trực tuyến đối với tất cả các học phần lý thuyết của tất cả trình độ đào tạo chính quy.
Từ ngày 12.5 Trường ĐH Đà Lạt giảng dạy trực tuyến để phòng dịch Covid-19 – ẢNH: LÂM VIÊN
Đối với học phần thực tập, thực hành không phải làm tại phòng thí nghiệm, khu sản xuất, thực hành, nhà trường tổ chức cho sinh viên làm việc trực tuyến với giảng viên hướng dẫn.
Trường hợp học viên, sinh viên làm luận án, luận văn, đồ án, khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp phải đo đạc, xử lý số liệu tại phòng thí nghiệm, khu sản xuất thử nghiệm khoa thì nhà trường vẫn sắp xếp cho làm việc bình thường.
Trưa 12.5: Thêm 19 ca mắc Covid-19 lây nhiễm cộng đồng
Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào cổng Trường ĐH Đà Lạt – ẢNH: LÂM VIÊN
Các hội đồng bảo vệ luận án, luận văn, chuyên đề, khóa luận, đồ án tốt nghiệp (nếu có) tổ chức qua hình thức trực tuyến để phòng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, học viên, sinh viên phải thực hiện khai báo y tế và thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Đưa các trường hợp F1 liên quan BN 3141 đi cách ly tập trung – ẢNH: LÂM VIÊN
Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 8.5 có văn bản hỏa tốc cho học sinh, sinh viên, học viên tạm nghỉ học từ ngày 9.5 để phòng dịch Covid-19. UBND có động thái này sau khi phát hiện người mắc Covid-19 (BN 3141) từ tỉnh Bắc Ninh đã đi du lịch và đến nhiều địa điểm tại TP. Đà Lạt từ ngày 2-5.5.
Các trường hợp F1, F2 liên quan đến BN 3141 có kết quả âm tính với Covid-19. Tính đến chiều 12.5, TP. Đà Lạt và cả tỉnh Lâm Đồng chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào dương tính với Covid-19.
[TRỰC TIẾP] Làm thế nào để xác định được ngành học phù hợp?
Lúc 14 giờ hôm nay (4.4), học sinh lớp 12 của H. Di Linh (Tỉnh Lâm Đồng) đã có mặt tại Trường THPT Di Linh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi.
Học sinh H. Di Linh tham gia chương trình Tư vấn mùa thi - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại H. Di Linh do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức.
Chương trình được truyền hình trực tuyến tại trang thanhnien.vn, facebook.com/baothanhnien, kênh YouTube và TikTok của Báo Thanh Niên.
Tham dự chương trình có đại diện các trường:
- Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt
- GS-TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
- Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
- Tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức
- Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giảm đốc Tuyển sinhTrường ĐH Quốc tế Sài Gòn
Các chuyên gia tư vấn sẽ cung cấp cho phụ huynh và học sinh những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, những thay đổi trong đề án tuyển sinh của các trường với các phương thức xét tuyển mới, ngành học mới... Bên cạnh đó, các thầy cô cũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc của học sinh về cách chọn ngành, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Đông đảo học sinh H. Di Linh tham gia chương trình Tư vấn mùa thi - ĐÀO NGỌC THẠCH
Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thủ khoa, gồm: Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào đầu vào năm 2019 của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM và Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra năm 2020 của ĐH Mở TP.HCM.
Hai thủ khoa này sẽ chia sẻ bí quyết ôn thi và làm bài thi tốt nghiệp THPT để đạt điểm cao, cách học ĐH hiệu quả... trong chương trình Tư vấn mùa thi.
Trao học bổng cho các học sinh vượt khó, học giỏi tại chương trình - ĐÀO NGỌC THẠCH
Học sinh nhiệt tình đặt câu hỏi - ĐÀO NGỌC THẠCH
Ban tư vấn tại chương trình Tư vấn mùa thi tại H. Di Linh - ĐÀO NGỌC THẠCH
** Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ với vấn đề học sinh đưa ra trong trường hợp nếu lựa chọn sai ngành
- Học sinh đừng quá căng thẳng lựa chọn ngành sai hay không mà đặt vấn đề đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự lựa chọn hay chưa
- Dùng các bộ công cụ đánh giá xem phù hợp ngành nào, kết hợp xem xét các yếu tố khác như điều kiện kinh tế, năng lực bản thân...
- Kiên trì, tập trung nghiêm túc cho những đam mê của mình.
Bí quyết vừa học vừa chơi mà vẫn trở thành thủ khoa
Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào đầu vào năm 2019 của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, chia sẻ bí quyết vừa học vừa chơi mà vẫn trở thành thủ khoa: "Mình nghiện game từ những năm đầu tiểu học nhưng từ nhỏ đã có ý thức tự giác: Sau khi hoàn thành bài tập sớm nhất thì có thể chơi game nhưng chỉ chơi trong vòng 1,2 tiếng thôi. Còn trong thời gian này, các bạn nên làm thật nhiều đề thi và đặt ra mục tiêu cho mình: Làm tốt từ câu 1-30, những phần còn lại nỗ lực thêm để cải thiện điểm. Nên học theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề. Khi học nên thư giãn như nghe nhạc, chơi game nhưng ở mức độ vừa phải. Những ngày cuối, 15 ngày trước kỳ thi, không nên học nhiều mà chỉ nên ôn lại lý thuyết cho thật kỹ".
Học ngành gì ứng dụng công nghệ vào cuộc sống ? Trong số gần 5.000 học sinh tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức, rất nhiều học sinh đã đặt những câu hỏi cụ thể, rõ ràng về những ngành học có thể ứng dụng vào cuộc sống. Học sinh Đà Lạt hào hứng tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn...