Dịch COVID-19: Trung Quốc tăng số khu vực được dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Trung Quốc đã giảm bớt số khu vực được xem là có nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19 trong bối cảnh nước này mở cửa trở lại nhiều khu vực bị phong tỏa.
Nhân viên y tế dỡ bỏ rào chắn tại một khu dân cư ở Bắc Kinh, Trung Quốc, sau khi các quy định về phòng dịch COVID-19 được nới lỏng ngày 9/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu chính thức công bố ngày 12/12, số khu vực có nguy cơ cao giảm xuống còn khoảng 4.500, giảm 85% so với hơn 30.000 ngày 7/12 là thời điểm Trung Quốc công bố các quy định mới về phòng chống dịch COVID-19.
Theo những quy định mới nhất được công bố ngày 7/12, các khu vực có nguy cơ cao không có ca lây nhiễm trong 5 ngày liên tiếp sẽ được dỡ bỏ phong tỏa. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương cũng được yêu cầu không tùy tiện mở rộng phạm vi phong tỏa hay kéo dài lệnh phong tỏa.
Cùng ngày, Trung Quốc đã công bố kế hoạch gỡ bỏ ứng dụng truy vết COVID-19. Sau hơn hai năm hoạt động, ứng dụng truy vết “thẻ hành trình” do Chính phủ Trung Quốc điều hành sẽ ngừng hoạt động vào lúc 12h sáng 13/12. Ứng dụng này là một phần trong chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, nhằm theo dõi những người từng ở khu vực có nguy cơ dịch COVID-19 cao và kiểm soát việc di chuyển của họ đến các khu vực khác bằng tín hiệu điện thoại di động.
Video đang HOT
Trong tuần qua, yêu cầu xét nghiệm COVID-19 tại Trung Quốc đã giảm đi đáng kể, các hạn chế đi lại trong nước được dỡ bỏ và những người nhiễm bệnh được phép cách ly tại nhà thay vì đến các cơ sở điều trị chuyên biệt.
Già hóa dân số - thách thức mới của kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc có vẻ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên "già đi trước khi giàu lên".
Tỷ lệ sinh giảm của Trung Quốc dường như không thể đảo ngược, điều đó đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng kinh tế và xã hội của nước này. Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ vấn đề này và những rủi ro của nó. Tuy nhiên, thật không may, không dấu hiệu nào cho thấy các biện pháp của họ sẽ mang lại hiệu quả.
Theo dữ liệu điều tra dân số được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào đầu tuần này, tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm năm thứ 5 liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2021, với chỉ 10,62 triệu ca sinh, giảm 11,6% so với năm 2020. Mặc dù đó là mức cải thiện so với mức giảm 18% của năm 2020 (so với năm 2019) nhưng đây vẫn là năm ghi nhận số ca sinh thấp nhất tại Trung Quốc kể từ năm 1949.
Số ca sinh gần như không cao hơn số người tử vong, khiến dân số nước này tăng 480.000 người, lên 1,4126 tỷ người. Tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên của Trung Quốc đã giảm xuống 0,034%, chỉ thấp hơn trong thời kỳ Đại nhảy vọt. Chỉ có 43% số ca sinh tại Trung Quốc trong năm ngoái là con thứ hai, giảm so với tỷ lệ tương ứng 50% của năm 2017.
Đáng ngại hơn nữa là thành phần dân cư thay đổi. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động dưới 60 tuổi đã giảm từ 70,1% trong một thập kỷ trước xuống còn 63,3% vào năm 2020. Những người từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 13,5% trong tổng số dân Trung Quốc, tăng từ mức 8,9%. Chính phủ nước này dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ mất 35 triệu lao động trong vòng 5 năm tới và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có thể sẽ chỉ chiếm một nửa dân số Trung Quốc vào năm 2050.
Sự thay đổi này sẽ để lại những hậu quả to lớn. Tiền lương sẽ phải tăng lên khi nguồn lao động thu hẹp, các khoản chi trả cho các kế hoạch lương hưu sẽ giảm và doanh thu từ thuế sẽ giảm xuống khi nhu cầu về dịch vụ tăng lên. Trung Quốc ngày nay chỉ dành khoảng 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho phúc lợi xã hội, thấp hơn đáng kể mức trung bình toàn cầu theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là 12,8%. Thậm chí, Brazil dành tới 17% GDP cho phúc lợi xã hội. Tệ hơn nữa, người ta ước tính rằng quỹ lương hưu chính cho cư dân thành thị tại Trung Quốc có thể cạn kiệt vào năm 2035, dẫn tới việc một số chuyên gia lo ngại về bất ổn xã hội diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, tham vọng của Trung Quốc trở thành "một quốc gia giàu mạnh" vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang đứng trước khả năng khó trở thành hiện thực. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tuyên bố rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang "mất cân bằng và động lực tăng trưởng đang suy yếu". Thêm vào đó, nguồn lực lao động bị thu hẹp, năng suất giảm, "cuộc chiến" thương mại Mỹ - Trung và sự tách rời khỏi nền kinh tế quốc tế đều là những mối đe dọa lâu dài đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Nguyên nhân cho sự thay đổi cấu trúc nhân khẩu học tại Trung Quốc khá dễ nhận ra. Về cơ bản, khi kinh tế Trung Quốc phát triển, công dân của họ có cuộc sống tốt hơn và được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cho phép họ sống lâu hơn. Các gia đình, đặc biệt là phụ nữ, ngày càng "ngại" sinh con hơn. Ngoài ra, chi phí giáo dục tăng cao, môi trường nuôi dạy trẻ siêu cạnh tranh và nhà ở, cũng như lo ngại rằng phụ nữ mất cơ hội thăng tiến khi nghỉ thai sản cũng dẫn tới kết quả này.
Hầu hết các nhà nhân khẩu học tin rằng, xu hướng này gần như không thể thay đổi. Những người trẻ tuổi hơn ở Trung Quốc có quan niệm về "cuộc sống tốt đẹp" và sinh thêm con không nằm trong tầm nhìn đó.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch quốc gia nhằm phát triển ngành công nghiệp người máy (robot) của nước này và nâng cấp các thiết bị cũng như quy trình trong lĩnh vực sản xuất. Tự động hóa, được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo, có thể giúp giải quyết những thiếu hụt về năng suất của quốc gia và củng cố các vấn đề nhân khẩu học. Tuy vậy, nó sẽ không giải quyết các vấn đề về doanh thu, thuế và tiền lương hưu.
Với đà hiện tại, tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc sẽ vượt qua tốc độ già hóa dân số ở Nhật Bản vào năm 2025, khi tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số sẽ gần bằng tỷ lệ của Nhật Bản một thập kỷ sau đó. Hai nước đã tổ chức một số diễn đàn song phương trong đó thảo luận về nhân khẩu học, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc giải quyết quá trình chuyển đổi này.
Hàn Quốc cũng đang trải qua xu hướng thay đổi nhân khẩu học và cũng có thể tham gia các cuộc thảo luận này. Già hóa dân số đã trở thành một phần của chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh ba bên. Theo giới phân tích, tính cấp thiết của vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn và thúc đẩy nhiều hành động hơn nữa.
Thế giới đã ghi nhận trên 352,6 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 24/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận tổng cộng 352.644.430 ca mắc COVID-19 và 5.616.392 ca tử vong. Số ca hồi phục là 280.376.451 ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thiên Tân, Trung Quốc ngày 20/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Tổng Giám đốc Tổ chức...