GS Ngô Bảo Châu lên tiếng thông tin gia nhập viện Toán của Trung Quốc
GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ với VietNamNet về những thông tin trên mạng xã hội cho rằng ông gia nhập Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân ( Trung Quốc).
Cùng đó, còn thông tin lan truyền rằng GS Ngô Bảo Châu lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu – 吴ê53;Ĩ64; và chức danh của ông là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của viện chứ không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng.
Hình ảnh GS Ngô Bảo Châu trên website của Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân
Những thông tin này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Trao đổi với VietNamNet, GS Ngô Bảo Châu cho hay: “Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần để thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đó. Trong một chuyến đi như thế, hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân đã có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương và thông báo rằng trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng. Tôi có đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên tôi không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn. Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó 2-3 lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên tôi chưa quay lại được. Trong thời gian đó tôi cũng có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không”.
GS Ngô Bảo Châu.
Video đang HOT
GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng chuyện mình lấy lên tiếng Trung là Wu là hoàn toàn sai sự thật.
“Có lẽ nhà trường đã đưa tin về buổi gặp của tôi với ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung Quốc. Người Trung Quốc thường sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ của họ. Sau đó có thể do dịch qua Google thành như thế. Quay lại thì thành “tin vịt” trên mạng xã hội Việt Nam”.
GS Ngô Bảo Châu một lần nữa nhấn mạnh những thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội về việc ông “trở thành thành viên của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân”, “lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu” hay “Chức danh của GS Ngô Bảo Châu là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân” là không chính xác.
“Tôi không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học”.
GS Châu khẳng định, hiện nay biên chế của ông là giáo sư ở Đại học Chicago và trách nhiệm ở Việt Nam là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Châu cũng cho biết thêm, trong 5 năm từ 2020-2025, ông sẽ thỉnh giảng ở College de France (Pháp) và việc đi thỉnh giảng các nơi khác sẽ không có định kỳ, chỉ là các chuyến đi ngắn.
Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) được thành lập vào năm 1920, là một trong 2 trường đại học đầu tiên được mô phỏng theo các trường đại học ở Liên Xô. Sau gần 100 năm, HIT đã phát triển thành một trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, cung cấp các bằng cấp về khoa học, kỹ thuật, quản lý, nghệ thuật, kinh tế và luật.
Năm 1954, trường được xếp vào 6 trường đại học trọng điểm đầu tiên của nước này và được coi là cái nôi đào tạo các kỹ sư. Năm 1996, trường nằm trong “Dự án 211 và được một trong 9 trường đại học đầu tiên trong “Dự án 985″ vào năm 1999.
Năm 2017, HIT lọt vào danh sách các trường hạng A. Hiện tại, HIT đã phát triển thành một học viện hàng đầu về kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học (IASM) của Học viện đã được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển chương trình giảng dạy toán học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học.
Theo thông tin trên trang chủ, Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân – thuộc hệ thống Viện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết nhà toán học Ngô Bảo Châu là giáo sư thỉnh giảng.
Trung Quốc đóng cửa một huyện gần Myanmar để xét nghiệm toàn diện
Toàn bộ người dân ở một huyện phía tây nam của Trung Quốc, giáp biên giới Myanmar, sẽ được xét nghiệm trong bối cảnh số ca Covid-19 tại đây tăng đột biến.
Một nhân viên y tế thu thập mẫu đi xét nghiệm ở tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc, trong bối cảnh khu vực này bùng phát số ca nhiễm mới (Ảnh: AFP).
Trong thông báo đưa ra ngày 24/7, các doanh nghiệp, trường học và khu chợ ở huyện Jiangcheng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sẽ đóng cửa vào ngày 26 và 27/7 để tổ chức xét nghiệm quy mô toàn diện. Mọi hoạt động ra vào huyện này đều sẽ bị cấm.
Tỉnh Vân Nam những ngày qua ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến, bắt nguồn từ Myanmar, quốc gia đang phải vật lộn để ngăn làn sóng đại dịch bùng phát đáng lo ngại. Chính phủ Trung Quốc cũng đã ra lệnh thắt chặt kiểm soát biên giới.
Ngày 24/7, Cơ quan y tế tỉnh Vân Nam đã báo cáo 5 ca nhiễm mới, tất cả đều là những công dân từng sinh sống ở Myanmar trở về. Cho đến nay, số ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Vân Nam tăng lên 297 người, trong đó có 218 người được cho là nhiễm ở nước ngoài.
Giới chức y tế Trung Quốc cũng liên tục ghi nhận các ca nhiễm ở những người đã được tiêm vắc xin đầy đủ tại tỉnh Quảng Đông và thành phố Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 23/7 dẫn nguồn tin Cơ quan y tế Nam Kinh cho biết, tính đến ngày 22/7, có 16 ca nhiễm mới được xác nhận và 12 người khác có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng. Hầu hết họ là nhân viên dọn dẹp tại Sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở Nam Kinh.
Bác sĩ Yang Yi từ Đại học Đông Nam ở Nam Kinh và là phó trưởng ban điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Giang Tô, cho biết tất cả các ca nhiễm trên đều được tiêm vắc xin, ngoại trừ một người dưới 18 tuổi. Nhưng ông nhấn mạnh rằng vắc xin vẫn hiệu quả.
"Đây đều là các ca bệnh nhẹ. Mặc dù họ nhiễm bệnh chưa lâu, nhưng theo những gì chúng tôi quan sát ở Quảng Đông và Thụy Lệ của tỉnh Vân Nam, một người đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Dù vậy, khả năng nhiễm nặng sẽ thấp hơn và diễn biến bệnh cũng ngắn hơn", bác sĩ Yang nói.
Và vì vậy, theo ông, "điều này cho thấy vắc xin vẫn đang bảo vệ con người và chúng tôi khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi tiêm vắc xin".
Ông Ma Wenjun từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Quảng Đông cũng cho rằng, người dân nên tiếp tục tiêm vắc xin vì chúng giúp ngăn chặn bệnh diễn biến nặng, thậm chí tử vong.
Theo nhà virus học Jin Dong-yan tại Đại học Hong Kong, các ca nhiễm ở người tiêm vắc xin cho thấy sự cần thiết cần duy trì các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy "tiêm nhắc lại càng sớm càng tốt".
Tại thành phố Nam Kinh với 9 triệu dân, giới chức chính quyền đã mở chiến dịch xét nghiệm sàng lọc hàng loạt. Cho đến nay, hơn 5 triệu dân đã được xét nghiệm. Giới chức Sân bay quốc tế Nam Kinh cũng cho biết bắt đầu xét nghiệm cho tất cả nhân viên ở "các vị trí chủ chốt" 3 ngày/lần thay vì hàng tuần như ban đầu. Việc xét nghiệm cũng diễn ra thường xuyên hơn tại Sân bay quốc tế của Thâm Quyến cho các nhân viên tuyến đầu.
Nhóm vũ trang thiểu số Myanmar được Trung Quốc cấp vắc xin Covid-19? Tổ chức vũ trang thiểu số ở Myanmar Quân đội độc lập Kachin (KIA) tuyên bố đã được Trung Quốc hỗ trợ hơn 10.000 liều vắc xin Covid-19. Người phát ngôn của tổ chức vũ trang thiểu số Quân đội độc lập Kachin nói nhóm này nhận được hơn 10.000 liều vắc xin Covid-19 từ Trung Quốc. Ảnh AFP Người phát ngôn của...