Dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Đà Nẵng lên phương án kiểm tra cuối học kỳ 2 qua internet
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết các trường chưa thể tiến hành kiểm tra cuối kỳ 2 từ ngày 10.5 theo kế hoạch mới đây, thay vào đó là xây dựng phương án kiểm tra qua internet.
Học sinh Đà Nẵng tiếp tục ôn tập qua intenet – AN DY
Trong công văn gửi cho các cơ sở giáo dục ngày 7.5, Sở GD-ĐT Đà Nẵng ghi rõ các trường học tại thành phố này tạm thời chưa tiến hành kiểm tra cuối học kỳ 2 từ ngày 10.5 như hướng dẫn hôm 4.5.
Do đó, các trường ở Đà Nẵng tiếp tục hướng dẫn học sinh, học viên ôn tập và hoàn thành chương trình năm học 2020-2021 qua internet, theo công văn.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng đồng thời cho biết sẽ nghiên cứu Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30.3.2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để xây dựng phương án kiểm tra cuối kỳ 2 qua internet, kết hợp với kế hoạch kiểm tra tập trung đã xây dựng trước đó.
Căn cứ vào diễn biến dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Đà Nẵng sẽ có công văn hướng dẫn kịp thời cho các trường trước ngày 15.5.
Trước đó, hôm 4.5, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã ra văn bản hướng dẫn dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
Theo văn bản hướng dẫn này các trường THCS, THPT ở Đà Nẵng xây dựng kế hoạch để tổ chức kiểm tra cuối học kỳ 2 cho các khối lớp còn lại từ ngày 10.5.
Còn lo ngại về chất lượng học trực tuyến và kiểm tra cuối kỳ
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, học sinh nhiều tỉnh, thành đã tạm dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến từ ngày 4.5.
Thừa nhận dạy học trực tuyến khó đạt hiệu quả như dạy học trực tiếp, nhưng theo nhiều giáo viên, đây là giải pháp tối ưu trong điều kiện hiện nay vì sự an toàn của học sinh.
Điều khiến thầy cô và phụ huynh băn khoăn là phương án kiểm tra, đánh giá cuối kỳ trong điều kiện dịch bệnh sẽ được thực hiện ra sao để đảm bảo công bằng cho học sinh, cũng như đánh giá đúng chất lượng dạy và học.
Học sinh nhiều địa phương đã chuyển sang học trực tuyến từ ngày 4.5. Ảnh: Phương Trang
Linh hoạt tổ chức dạy học trực tuyến
Tính đến 4.5, cả nước có 7 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh tạm nghỉ cho đến khi có thông báo mới. Theo ghi nhận của Báo Lao Động, tại Hà Nội, ngay ngày 4.5, các cơ sở giáo dục đã kích hoạt việc dạy học trực tuyến để học bài mới theo thời khóa biểu và ôn tập kiến thức cho học sinh.
Tại trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trường THCS Thăng Long (quận Ba Bình), theo lãnh đạo nhà trường, từ tối 3.5, khi Sở GDĐT Hà Nội có thông báo về việc học sinh tạm dừng đến trường, các tổ chuyên môn trong trường đã thảo luận với nhau bằng hình thức online và xây dựng kế hoạch, lịch học trực tuyến. Nhờ kinh nghiệm của những lần dạy học online trước đó, cô và trò đều bắt tay ngay vào việc dạy học theo phương thức mới mà không gặp khó khăn nào.
Chia sẻ về kế hoạch dạy học trực tuyến, ông Lê Đức Thuận - Trưởng GDĐT quận Ba Đình - cho biết, đến nay các trường trên địa bàn đã sẵn sàng dạy học trực tuyến để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học theo quy định.
Tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng..., đồng thời với việc thông báo học sinh tạm dừng đến trường, các địa phương đều chỉ đạo nhà trường trong thời gian nghỉ học trên lớp sẽ dạy học bằng hình thức trực tuyến, truyền hình... nhằm đảm bảo thực hiện chương trình, kế hoạch năm học.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, đây là lần thứ 3 nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học để phòng dịch và lần thứ 3 thầy cùng trò chuyển sang tương tác với nhau trên không gian mạng, qua các lớp học ảo. Sau những lần trải nghiệm với phương thức dạy học mới, thay vì những lớp học truyền thống với bảng đen phấn trắng, giáo án viết tay... thì nay cả thầy và trò không còn xa lạ với những công cụ như Zoom, Microsoft Teams qua các lớp học trực tuyến. Đó không chỉ là sự xuất hiện của phương thức dạy học mới, với các giáo cụ mới, mà còn là việc ứng dụng sáng tạo công nghệ thông tin trong công tác quản trị nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học; giúp học sinh, sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, sẵn sàng "ứng phó" với các tình huống bất thường xảy ra.
Chia sẻ tâm trạng khi bước vào đợt dạy học trực tuyến lần thứ 3 trong hơn 10 năm gắn bó với nghề giáo, cô Mai Thị Ánh Nguyệt - giáo viên Ngữ Văn - trường THCS Nguyễn Công Trứ - cho biết, năm học trước khi mới dạy online, giáo viên và học sinh phải loay hoay trên dưới 1 tuần để làm quen. Nhưng năm nay, khi vừa có thông báo nghỉ thì ngay ngày hôm sau cả trường đã triển khai dạy học online được ngay, với tâm thế rất tự tin, thoải mái. Tuy nhiên, cô Nguyệt cũng thừa nhận, khó kỳ vọng dạy học trực tuyến sẽ đạt được hiệu quả như dạy học trực tiếp, nhưng đây là trường hợp bất khả kháng.
Chủ động lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp
Việc học sinh không thể đến trường trong thời điểm còn gần 1 tháng nữa là kết thúc năm học, đúng thời điểm các trường đang rục rịch tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II cho học sinh, ít nhiều khiến giáo viên và phụ huynh đều lo lắng. Nỗi lo nhất hiện này là nên tổ chức hình thức kiểm tra, đánh giá thế nào để đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực học sinh?
Thực tế tại Hà Nội, đến thời điểm này, gần như các trường đã hoàn thành việc đánh giá thường xuyên đối với học sinh để lấy các đầu điểm theo quy định. Hiện chỉ còn việc kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II là chưa kịp tiến hành, hoặc chưa kiểm tra xong tất cả các môn. Với việc chưa thể quay trở lại trường, hiện các trường chưa chuẩn bị "kịch bản" cho việc kiểm tra cuối học kỳ sẽ tiến hành ra sao và đành chờ hướng dẫn tiếp theo của các cơ quan chức năng.
Tương tự, trong số 7 địa phương đang cho học sinh tạm dừng đến trường, rất nhiều ý kiến của cơ sở giáo dục cũng băn khoăn về điều này và chưa biết sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá ra sao trong thời gian học sinh học trực tuyến.
"Nếu dịch bệnh kéo dài, các trường sẽ rất khó để tiến hành kiểm tra định kỳ cuối năm học, để kịp hoàn thành kế hoạch năm học theo quy định, cũng rất khó để tiến hành kiểm tra theo hình thức trực tuyến bởi không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ điều kiện để tiến hành. Có thể chúng tôi sẽ xem xét đề xuất, xin ý kiến cấp trên về việc lùi thời gian kết thúc năm học, nhằm đảm bảo chất lượng học tập" - đại diện Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Trước băn khoăn của các địa phương, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết, trong trường hợp học sinh không thể đến trường để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 thì địa phương sẽ áp dụng Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Theo đó, các địa phương sẽ chủ động thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình.
Còn nhiều lo lắng nếu tổ chức kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tuyến
Một trong những điểm mới quan trọng trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ GDĐT ban hành, có hiệu lực từ 16.5 là Bộ cho phép các cơ sở giáo dục thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến trong điều kiện bất khả kháng.
Dù cho phép chủ động, linh hoạt tổ chức đánh giá theo hình thức trực tuyến, nhưng hiện nay các địa phương, cơ sở giáo dục khi được hỏi thì đều chung tâm lý "dè dặt triển khai". Lý do là việc này còn khá mới, các trường chưa tính được phương án đảm bảo việc kiểm tra trực tuyến sẽ khách quan, công bằng để đảm bảo quyền lợi cho tất cả học sinh.
Theo phản ánh của phụ huynh tại Phú Yên và một số địa phương, nhiều trường lên kế hoạch thi cuối học kỳ II xong ngay trong tuần này, có ngày thi tới vài môn, khiến học sinh và phụ huynh vất vả ôn tập, chuẩn bị kiến thức.
Còn tại Hà Nội và một số địa phương học sinh đang tạm nghỉ học, khi được hỏi, nhiều giáo viên cho biết trước mắt tập trung tổ chức ôn tập kiến thức cho học trò và tiếp tục đợi dịch tạm lắng, để học sinh có thể đến trường trước ngày 20.5, kịp kiểm tra cuối học kỳ. Chưa nhiều cơ sở "tự tin" tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hình thức trực tuyến.
Theo cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (Hà Nội), nếu tổ chức kiểm tra theo hình thức trực tuyến, để đảm bảo kế hoạch năm học, thì nhà trường sẽ chọn hình thức trắc nghiệm trực tuyến với một số bộ môn ở các bài kiểm tra thường xuyên. Còn một số môn có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để đảm bảo tính chính xác, minh bạch cho kết quả dạy học. Đặc biệt, trong áp dụng hình thức kiểm tra trực tuyến, việc giám sát phải đảm bảo khách quan, công bằng cho học sinh là rất quan trọng. Theo đó, trước hết phải tuyên truyền giáo dục để học sinh có ý thức tự giác, giáo viên xây dựng đề và thời gian làm bài phù hợp.
Giãn cách phòng dịch, kiểm tra cuối kỳ không quá 20 học sinh/phòng Ngày 4/5, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng hướng dẫn các trường THPT, THCS khi tổ chức kiểm tra cuối kỳ, bố trí tối đa 20 học sinh/phòng; thực hiện biện pháp giãn cách để phòng, chống dịch. Đà Nẵng hướng dẫn các trường THCS, THPT xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra cuối kỳ từ 10/5; bố trí giãn cách, tối đa...