Dịch Covid-19 ở TPHCM có chiều hướng phức tạp trở lại
UBND TPHCM đánh giá, dịch Covid-19 trên địa bàn có chiều hướng phức tạp trở lại. Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng thủ trưởng các sở, ngành, doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp chống dịch.
Chiều 11/11, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký văn bản gửi thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các doanh nghiệp trên địa bàn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Qua đánh giá cấp độ dịch, UBND TPHCM cho biết, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp. UBND TPHCM yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các sở, ngành, đơn vị thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ, Chỉ thị 18 của thành phố; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 tại TPHCM có xu hướng phức tạp lại khi nới lỏng giãn cách (Ảnh: Hải Long).
Cụ thể, việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch cần tăng cường tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy… nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe. Quy trình xử lý F0 khi phát hiện tại cơ sở cần được đặc biệt quan tâm, các trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh cần xử lý nghiêm.
Các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch trong giai đoạn hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. TP Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, đánh giá dịch bệnh, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, không để dịch lây lan rộng, khó kiểm soát.
Đối với lĩnh vực y tế, UBND TPHCM yêu cầu chủ động rà soát, chuẩn bị và kịp thời cấp phát túi thuốc cho F0. Tuyệt đối không để bất kỳ F0 nào cách ly tại nhà không tiếp cận được thuốc điều trị.
Các địa phương rà soát lại tình hình nguồn nhân lực để chủ động thành lập trạm y tế lưu động tương ứng với số ca mắc Covid-19 mới, nhanh chóng nâng cao năng lực y tế cơ sở.
Thành phố sẽ tổ chức bố trí các điểm tiêm vaccine lưu động, đặc biệt tại cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga để tiêm cho người dân quay lại địa bàn. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc thực hiện cấp mã QR qua Cổng thông tin An toàn Covid tại các sở, ban, ngành, trụ sở chính quyền các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, đơn vị không thực hiện kiểm tra mã QR sẽ bị xử lý nghiêm.
UBND TPHCM yêu cầu các cấp cơ sở rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19, phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên. Các đơn vị bổ sung phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn một cách linh hoạt, hiệu quả.
Lâm Đồng: Tạm dừng một số dịch vụ do số ca dương tính với SARS-CoV-2 tăng cao
Ngày 7/11, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 7952/UBND-VX3 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Nội dung văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạm dừng một số hoạt động dịch vụ, các biện pháp phòng, chống dịch được yêu cầu tăng cường ở mức cao hơn trên địa bàn.
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên quốc lộ 27C, hướng từ thành phố Đà Lạt đi xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương). Ảnh tư liệu: Nguyễn Dũng/TTXVN
Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 9/11/2021, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tạm dừng các hoạt động dịch vụ như: Vũ trường, quán bar, chợ đêm, karaoke, massage, rạp chiếu phim, internet, trò chơi điện tử. Các hoạt động, dịch vụ khác được phép hoạt động nhưng phải tuân thủ nghiêm 5K và các quy định của tỉnh trong phòng, chống dịch COVID-19.
Từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 2/7/2021 đến ngày 15/10/2021, toàn tỉnh ghi nhận 403 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 115 trường hợp. Tuy nhiên, đến ngày 5/11, sau 20 ngày triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, toàn tỉnh đã ghi nhận 639 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tăng thêm 236 trường hợp. Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực nguy cơ trung bình (vùng vàng) với COVID-19 và đã có 10/12 huyện, thành phố thuộc khu vực nguy cơ trung bình; tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nếu không có những biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả và kiên quyết.
Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Nguyễn Đức Thuận cho biết: Từ ngày 6- 7/11, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 29 ca mắc COVID-19 mới gồm: Đà Lạt 7 ca, Đức Trọng 8 ca, Đơn Dương 4 ca, Lâm Hà 4 ca, Di Linh 3 ca, Bảo Lộc 1 ca, Bảo Lâm 1 ca, Đam Rông 1 ca. Hiện, toàn tỉnh đang cách ly 8.668 trường hợp, trong đó, cách ly tại cơ sở y tế 240 người, cách ly tập trung 2.021 người và cách ly tại nhà 6.407 người. Đến nay, Lâm Đồng có 688 ca mắc COVID-19, trong đó, đang cách ly điều trị 235 ca, ra viện 449 ca, tử vong 3 ca, về địa phương khác 1 ca.
Ngày 7/11, ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng có bệnh nhân thứ 3 tử vong do COVID-19. Bệnh nhân 71 tuổi, có tiền sử tai biến mạch máu não, liệt nửa người phải, nằm một chỗ nhiều năm, đái tháo đường type II điều trị không liên tục, suy kiệt nặng, ăn uống kém...
Bí thư Long An: "Đường dây nóng mà ò í e thì bí thư, chủ tịch xã bay chức" "Đường dây nóng, hotline luôn phải được thông suốt. Hotline khi người dân, doanh nghiệp liên hệ mà ò í e hoặc không có ai trả lời thì bí thư, chủ tịch xã bay chức" - Bí thư Long An nhấn mạnh. Ông Nguyễn Văn Được cho biết sẽ xử lý nghiêm bí thư, chủ tịch xã nếu hotline không hoạt động (Ảnh...