Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là điều kiện cho hàng lậu, hàng giả gia tăng
Dự báo hoạt động gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp trở lại trong năm 2022.
Sáng 31.12, báo cáo tổng kết năm 2021 từ Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho thấy trong cả năm đã xử lý 1.325 vụ trong tổng số 1.977 vụ kiểm tra hàng hóa. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hơn 29,45 tỉ đồng. Trong đó có 25 vụ chuyển sang cơ quan tố tụng xem xét khởi tố hình sự với tang vật, phương tiện vi phạm ước tính khoảng 30 tỉ đồng. So với cả năm 2020, số vụ vi phạm bị xử phạt giảm gần 50%.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM dự báo hoạt động gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả có chiều hướng gia tăng trở lại trong năm 2022. ẢNH M.P
Cơ quan này nhận định, do nhu cầu mua các sản phẩm phòng, chống dịch, vật tư y tế để sử dụng của người dân tăng cao trong cao điểm chống dịch năm 2021, các đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng này để trục lợi. Đáng chú ý, các vụ việc được phát hiện đều vận chuyển trên các container, xe tải, các kho chứa trữ phục vụ cho việc kinh doanh hàng hóa qua thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber… Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng xe vận chuyển hàng hóa được cấp mã luồng xanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm.
Hiện nay dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tình hình cung cầu hàng hóa chưa được khôi phục trở lại bình thường là điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gian lận về thuế… không giảm. Hàng hóa tiếp tục được tập kết tại các kho hàng, bến bãi; Vận chuyển kinh doanh hàng lậu, hàng giả… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh.
Nhiều sản phẩm buôn lậu, hàng nhái bị quản lý thị trường phát hiện trong năm 2021
QUANG THUẦN
Cục Quản lý thị trường TP.HCM dự báo trong bối cảnh đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại trong năm 2022. Cơ quan này sẽ tập trung kiểm soát các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, thuốc lá, ngoại tệ, xăng dầu, mỹ phẩm, thời trang cao cấp và đặc biệt là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Song song đó, Cục Quản lý thị trường TP.HCM sẽ phối hợp với Cục Thuế TP.HCM trong trao đổi thông tin, tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử, trên các trang mạng xã hội…
Những giải pháp nào để bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2022?
Theo Bộ Tài chính, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết Nguyên đán.
Điều hành và bình ổn giá cả thị trường phù hợp, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Bộ Tài chính cho biết, trong 10 tháng năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đã tác động đến nền kinh tế. Công tác quản lý điều hành giá của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cũng phải chịu áp lực rất lớn. Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu tại một số thời điểm rất khó khăn. Với kết quả chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% cùng với diễn biến mặt bằng giá cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá, là những điều kiện thuận lợi và tạo dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết Nguyên đán.
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát trong năm và những tháng đầu năm 2022, bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai đồng bộ, hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực bám sát diễn biến giá cả thị trường, thường xuyên đánh giá, dự báo cụ thể để có biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường phù hợp, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết để chủ động kiểm soát ổn định thị trường giá cả.
Đồng thời tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế; chủ động sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống.
Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời cho Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn. Các cơ quan, tổ chức trung ương đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn.
Cục Hải quan tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
Cục Thuế chỉ đạo rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá...
Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Cục Quản lý giá chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nguy cơ mua phải mỹ phẩm giả trôi nổi trên mạng Theo dự báo, những tháng cuối năm là thời điểm diễn biến phức tạp của hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng giả, hàng nhập lậu, trong đó có mỹ phẩm giả. Nhiều người mua mỹ phẩm qua mạng đã nhận "trái đắng" khi gặp phải hàng kém chất lượng. Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm tại Lạng Sơn...