Dịch COVID-19 đe dọa sức khỏe tâm thần của nhiều người dân Australia
Cứ 5 người Australia được hỏi, có 1 người bày tỏ họ ngày càng lo âu về dịch bệnh COVID-19. Đây là kết quả một nghiên cứu về những tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần của con người.
Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Perth, Tây Australia, ngày 24/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nghiên cứu do Đại học quốc gia Australia thực hiện với sự tham gia của gần 1.300 công dân nước này trong thời gian Australia siết chặt các biện pháp phòng dịch từ tháng 3/2020 đến giữa tháng 6/2021, với tần suất 2 tuần/lần.
Nghiên cứu chỉ rõ nhóm đối tượng có độ tuổi trẻ hơn, là nữ giới, gặp phải biến động do COVID-19 như công việc, tài chính bị cắt giảm, dễ chịu tổn thương về tâm thần hơn cả.
Philip Batterham, tác giả chính của nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần của ANU, cho biết những phát hiện này đã chứng minh sự cần thiết xây dựng các chiến lược sức khỏe cộng đồng để giảm thiểu tác động đến sức khỏe tâm thần trong đại dịch.
Video đang HOT
Ông khẳng định tâm lý lo âu trong đại dịch chỉ thoáng qua đối với hầu hết mọi người và không có khả năng dẫn đến gia tăng tỷ lệ trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, đúng với những nghiên cứu trước đây về các thảm họa y tế công cộng. Tuy nhiên, ông cho rằng những thay đổi về kinh tế và xã hội có thể gây tác động đến sức khỏe tâm thần, song ở tốc độ chậm rãi hơn.
Ông khẳng định nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu hỗ trợ nhiều hơn cũng như các chiến lược thực tế để giảm thiểu những rủi ro này, bởi việc nhận biết và ứng phó sớm với tình trạng lo âu có thể hỗ trợ cải thiện diễn tiến xấu đi của sức khỏe tâm thần.
Quy định về vaccine nhập cảnh khoét sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và phương Tây
Khi hoạt động di chuyển quốc tế sắp được nối lại, nhiều người bỗng nhận ra rằng lựa chọn tiêm loại vaccine ngừa COVID-19 có thể sẽ quyết định việc họ được phép đến nước nào.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch cho phép các công dân Mỹ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sẽ được quyền tới châu Âu trong mùa hè này. Trả lời phỏng vấn tờ New York Times ngày 25/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen cho biết 27 quốc gia thành viên EU sẽ chấp thuận vô điều kiện những người đã tiêm chủng những loại vaccine được EMA phê chuẩn. Cho đến nay, EMA đã phê chuẩn 3 loại vaccine đang được sử dụng tại Mỹ.
Điều này có nghĩa những người được tiêm ngừa vaccine do hãng Sinovac Biotech và Sinopharm của Trung Quốc bào chế nhiều khả năng vẫn sẽ bị cấm nhập cảnh vào châu Âu trong thời gian tới - một quy định sẽ gây ra tác động tiêu cực, đe dọa hoạt động kinh doanh toàn cầu cũng như triển vọng hồi phục ngành du lịch quốc tế.
Với những công dân Trung Quốc thường xuyên phải đi công tác nước ngoài cũng như người mang quốc tịch Mỹ hay châu Âu muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Trung Quốc, việc lựa chọn loại vaccine ngừa COVID-19 nào để tiêm là tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bắc Kinh đến thời điểm này mới chỉ cho phép nới lỏng biện pháp kiểm soát biên giới, nhập cảnh với người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu vẫn chưa cấp phép cho bất kỳ vaccine nào của Trung Quốc.
Marie Cheung là một công dân sống ở Hong Kong. Cô thường xuyên phải di chuyển tới đại lục, vì công việc kinh doanh với một công ty xản suất xe điện. Đó là một lộ trình đáng ngại bởi những quy định về cách ly nhập cảnh. Trong hai loại vaccine hiện được phân phối ở Hong Kong là Sinovac và Pfizer, Cheung dự định sẽ tiêm vaccine của Trung Quốc. Nhưng anh chồng người Anh của cô lại lựa chọn Pfizer, vì muốn có điều kiện thuận lợi hơn khi thăm gia đình ở Anh.
"Với những người cần làm việc hoặc qua lại đại lục, vaccine của Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu. Còn những người phương Tây sẽ chỉ chọn mẫu vaccine được nước sở tại cấp phép sử dụng", Marie Cheung chia sẻ. Thế những với hàng triệu người không được quyền quyết định sẽ tiêm vaccine nào, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị hạn chế nhập cảnh khi di chuyển xuyên biên giới.
EU có kế hoạch áp dụng hộ chiếu vaccine kể từ tháng 6 tới, cho phép công dân nước ngoài đã tiêm ngừa COVID-19 hoặc đã hồi phục sau khi nhiễm, được phép nhập cảnh vào các nước trong khối. Kế hoạch này vẫn đang trong giai đoạn thảo luận, hoàn tất. Điểm nhấn trong dự thảo là điều khoản mọi vaccine do EMA cấp phép đều sẽ được công nhận. Quyết định cuối cùng về chấp nhận vaccine nào khi nhập cảnh sẽ do từng nước thành viên lựa chọn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Nicholas Thomas - giáo sư chuyên ngành an ninh y tế tại Đại học Hong Kong, một sự phân định toàn cầu đối với người dân dựa trên loại vaccine ngừa COVID-19 mà họ lựa chọn sẽ chỉ làm gia tăng những hệ quả tiêu cực về kinh tế và chính trị mà đại dịch gây ra. "Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ chia thế giới thành các phân cực vaccine, dựa trên chủ nghĩa dân tộc vaccine chứ không phải là nhu cầu y tế", ông Thomas nêu quan điểm.
Dưới tác động của đại dịch, nhiều nước đã cho đóng cửa biên giới. Một số chỉ tiếp nhận công dân nước mình từ nước ngoài trở về nước, nhưng sau đó sẽ phải cách ly bắt buộc từ 2-3 tuần. Vaccine đang được xem là cứu cánh, giúp dỡ bỏ các rào cản về đi lại, nhập cảnh. Tuy nhiên, vẫn còn điểm bất chắc liên quan đến việc các quốc gia đánh giá và ứng xử như thế nào về ít nhất 11 loại vaccine đã và đang được đưa vào tiêm chủng trên thế giới.
Chính phủ nhiều nước từ Trung Quốc tới châu Âu đang thảo luận về hộ chiếu vaccine, chứng nhận có thể kiểm chứng được về một cá nhân đã được tiêm ngừa vaccine trị COVID-19. Nhưng chưa rõ các nước này theo đuổi cách tiếp cận về công nhận phổ quát đối với tất cả hay chỉ một số loại vaccine, nhất là trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến thể mới của SARS-CoV-2, kèm theo đó là câu hỏi liệu các vaccine đang lưu hành có hiệu quả với biến thể mới hay không.
COVID-19 tại ASEAN hết 23/1: Malaysia kỷ lục ca nhiễm mới, Thủ tướng Hun Sen sẽ tiêm vaccine Trung Quốc Trong ngày 23/1, các nước ASEAN ghi nhận gần 18.500 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong tăng thêm trên 270 trường hợp. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên tiêm vaccine Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh gửi thêm vaccine. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surakarta, Indonesia, ngày 21/1/2021....