Dịch Covid-19 đã mất thu nhập, đừng mất cả tỷ đồng do hàng nghìn vi phạm mỗi ngày
Kết thúc 15 ngày giãn cách lần 1, có hôm các lực lượng ở Hà Nội xử phạt gần 1,4 tỷ đồng do vi phạm phòng chống dịch, vì thế, trong cách ly xã hội lần 2, lãnh đạo TP yêu cầu phải quyết liệt, thực chất hơn.
Không chấp nhận ai lơ là để cả xã hội vất vả
Ngày 8/8, ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội lần 2 (đến 23/8) với mục tiêu bóc hết F0 trong cộng đồng, dập dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, nếu dừng giãn cách sau 15 ngày thì những kết quả đạt được vừa qua sẽ khó đảm bảo được bởi việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch.
Trong 15 ngày giãn cách tới, ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, thành phố tiếp tục giãn cách xã hội nhưng quyết liệt, thực chất hơn.
Tuy nhiên, trong giãn cách xã hội lần 2 theo Công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, từ số liệu của các cơ quan chức năng cho thấy rất cần sự thay đổi mạnh mẽ về ý thức của người dân.
Theo thống kê trong 15 ngày giãn cách lần 1, có những số liệu “thiếu tích cực”, dù dịch bệnh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, ảnh hưởng tới sinh kế của nhiều người, nhưng bình quân số trường hợp bị xử phạt trong đợt giãn cách lên tới gần 1 tỷ đồng mỗi ngày.
Đơn cử, chỉ trong khoảng thời gian từ 11h00 ngày 5/8 đến 11h ngày 6/8, lực lượng chức năng toàn thành phố đã phát hiện, lập biên bản, tham mưu cho chính quyền các cấp xử phạt vi phạm hành chính với 1.037 trường hợp có các hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch, số tiền bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng.
Đáng nói hơn, trong khi đại bộ phận người dân chấp hành quy định về giãn cách xã hội nghiêm túc, vẫn còn một bộ phận xem nhẹ công tác phòng, chống dịch, bị xử phạt với các lỗi phổ biến như không đeo khẩu trang, đeo không đúng quy cách, ra khỏi nhà không có lý do cần thiết.
Theo ý kiến một số luật sư, bước vào giãn cách xã hội lần 2 ở Hà Nội, thành phố và người dân đang quyết tâm sớm đưa cuộc sống trở lại giai đoạn bình thường mới. Vì thế, không có lý do nào chấp nhận cho những người thiếu ý thức, nhất là khi cả xã hội căng mình chống dịch còn mình vẫn không đeo khẩu trang, vẫn ra đường khi không có lý do. Đặc biệt, càng không chấp nhận ai đó lơ là để cả xã hội phải vất vả.
Video đang HOT
Mỗi ngày vẫn có hàng nghìn người bị lực lượng chức năng xử phạt
Sinh kế khó khăn, đừng mất tiền, mất uy tín vì vi phạm
Tại Hà Nội, con số vi phạm về phòng chống dịch trong 15 ngày giãn cách xã hội lần 1 khiến ai đọc cũng không vui, vì có ngày cao điểm số tiền xử phạt gần 1,4 tỷ đồng. Điều này khiến không ít người xót xa, tiếc công vì bao lực lượng đang căng mình chống dịch, tiếc của vì bao người đã đứt nguồn thu, sinh kế ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh.
Vì thế, ý kiến một số luật sư cho rằng, với tác động của dịch bệnh, khi nguồn thu nhập đã mất, chưa có nguồn thu mới, cách tốt nhất là không để mất tiền một cách lãng nhách, nhất là với với các lý do như không đeo khẩu trang… càng không thể để mất uy tín, danh dự do vi phạm về phòng, chống dịch.
Từ những điểm chưa được trong thực hiện giãn cách xã hội lần 1 ở Hà Nội, trao đổi với VietNamNet, Luật sư Phạm Hồng Kiên (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) lưu ý, người dân cần tránh những vi phạm vừa ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch, vừa ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.
Theo luật sư Kiên, Điều 12 Nghị định 117/2020 đã quy định, người dân ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng do “không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.
Tương tự, với việc không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2 m nơi công cộng cũng sẽ bị xử phạt từ 1 – 3 triệu đồng do vi phạm điều khoản trên.
Bên cạnh đó, luật sư Kiên cho biết, người dân tập trung quá 2 người (theo Chỉ thị 16) nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính 10 – 20 triệu đồng/người. Còn cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng nếu không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu để phòng chống dịch sẽ bị phạt 10 – 20 triệu đồng.
Luật sư Kiên khuyến cáo, do đó, khi Hà Nội đã tiếp tục thực hiện giãn cách đến 23/8, người dân cần nghiêm túc chấp hành để tránh bị xử phạt mất tiền.
Ông cũng nêu thực tế trong đợt giãn cách vừa qua, còn một số trường hợp chống đối có thể dẫn đến hành vi “Chống người thi hành công vụ” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự rất không đáng, việc này cần chấm dứt.
Người dân ra đường cần phải mang đầy đủ giấy tờ theo quy định để không bị xử phạt trong những ngày giãn cách tới
Còn trong kiểm soát ở các chốt chặn tại Hà Nội, Công an thành phố kêu gọi mọi người dân nêu cao ý thức, tự giác chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch và giãn cách xã hội.
Công an thành phố cho rằng, với những trường hợp người dân được cấp giấy ra đường cũng chỉ nên ra đường khi thật sự cần thiết. Còn những trường hợp không có giấy ra đường, không có lý do thật sự cần thiết, phải thực hiện nghiêm quy định về giãn cách để không bị xử phạt.
Trong thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ kết hợp kiểm tra tại các chốt chặn, kiểm tra lưu động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về không thực hiện giãn cách trong phòng chống dịch.
Sở Tư pháp Hà Nội công bố chi tiết 16 mức phạt vi phạm phòng, chống dịch
Sở Tư pháp Hà Nội vừa công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự.
(Ảnh minh họa).
Theo Sở Tư pháp Hà Nội, việc công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 nhằm giúp người dân hiểu rõ và nâng cao ý thức tự giác chấp hành, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Cụ thể:
1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.
3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.
4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.
6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.
7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.
8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).
9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).
10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 7 năm)
13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).
14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).
15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).
Đánh bài trong khu cách ly, nhóm thanh niên phải mặc đồ bảo hộ đi nhặt rác Hai nhóm thanh niên tụ tập đánh bài trong khu cách ly ở Huế. Khi bị phát hiện, họ đã tự nhận hình phạt mặc đồ bảo hộ đi nhặt rác và dọn vệ sinh trong khu cách ly. Ngày 3/8, Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết lực lượng chức...