Dịch chuyển kênh đầu tư: Trái phiếu doanh nghiệp hút khách
Lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng đang có xu hướng ngày càng giảm xuống. Trong khi đó, thị trường vàng đầy biến động, giá vàng neo cao, cùng với đó là trái phiếu doanh nghiệp đang mời chào người mua với lãi suất cao. Đang có sự dịch chuyển kênh đầu tư.
Vàng hay chứng khoán?
Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang giảm 0,2 – 0,3%/ năm. Điều này đang kích thích dòng tiền dịch chuyển sang một số kênh đầu tư khác, như chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, hoặc bất động sản. Ở thị trường vàng, do giá vàng đang neo cao ở mức 50 triệu đồng/ lượng nên thu hút người dân quan tâm. Anh Nguyễn Anh Tú (Ngõ Yên Bái 2, Hà Nội) chia sẻ, tâm trí anh 2 tuần nay bị cuốn vào giá vàng. Đang có một khoản tiền nhỏ gửi tiết kiệm, anh cân nhắc không biết có nên đầu tư vào vàng không.
Dịch bệnh tiếp tục căng thẳng, cùng với đó là cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc, khiến các nước đua nhau bơm tiền ra thị trường khiến giá hàng hóa tăng cao, trong đó có vàng. Ở thời điểm 9h sáng ngày 13/7, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 50,20 – 50,60 triệu/lượng (MV-BR. Còn thị vàng thế giới phiên sáng ngày 13/7 tăng lên mốc 1803.11 USD/ounce tương đương 50,54 triệu đồng/lượng.
Theo khuyến nghị từ giới chuyên gia, giá vàng trong nước phiên giao dịch sáng ngày 13/7 biến động tăng giá vẫn neo cao. Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư và người dân nên mua bán theo nhu cầu tự nhiên. Theo thống kê từ một số công ty chuyên kinh doanh vàng cho biết, lượng khách mua vào và lượng khách bán ra có tỉ lệ 55% khách mua vào và 45% khách bán ra.
Tuy nhiên, đầu tư vào vàng thời điểm này không được các chuyên gia vàng khuyến nghị, bởi rủi ro được xem là quá cao. Cụ thể, giá vàng đã tăng một thời gian dài, đầu tư vàng thời điểm này là khá muộn, nhất là với nhà đầu tư có ý định lướt sóng. Ngoài ra, các nước đều đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng điểm khá tốt, dòng tiền bị phân hóa, chứ không chỉ trú ẩn vào vàng. Vàng có thể tiếp tục tăng, song không tăng mạnh.
Video đang HOT
Đặc biệt các chuyên gia phân tích, giá vàng trong nước không liên thông với thế giới, biên độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán luôn duy trì ở khoảng cách lớn, nên cơ hội kiếm lời ở thị trường này rất ít.
Riêng với chứng khoán, dòng tiền đang có sự chuyển động thú vị. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, số lượng mở mới tài khoản chứng khoán cao kỷ lục trong tháng 6/2020, với 35.046 tài khoản, chủ yếu là tài khoản cá nhân. Dòng tiền nóng từ nhà đầu tư mới đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau cú sốc Covid-19.
Vàng vẫn là kênh đầu tư được coi là khá hấp dẫn.
Thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp sôi động
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng TPDN phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thậm chí, con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ năm 2017 đến nay nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Tại báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán TCBS, Công ty chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HSX, cho biết đã phân phối bán lẻ ra thị trường cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 47% so với 2018.
Báo cáo của Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI cũng ước tính lượng TPDN nhà đầu tư cá nhân mua vào năm 2019 trên cả thứ cấp và sơ cấp khoảng 66.000 tỷ đồng, tương đương 1,4% tổng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng.
Dù nhỏ bé nhưng mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN đang tăng khá nhanh.Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp – tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Rõ ràng, TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định.
Một doanh nghiệp mua trọn 500 tỷ trái phiếu VietinBank
VietinBank vay nguồn kê thêm vốn cấp 2, trong tổng quy mô 1.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (mã CTG) cho biết, ngày 8/7, ngân hàng đã phát hành riêng lẻ thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 15 năm cho một doanh nghiệp duy nhất.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng.
Trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và có lãi suất cố định 7,85%/năm với toàn bộ kỳ hạn 15 năm, lãi trả định kỳ hàng năm.
VietinBank có quyền mua lại trái phiếu bất kì lúc nào sau 1 năm kể từ ngày phát hành vào bất kì lúc nào và bất cứ giá nào phù hợp với qui định hiện hành.
Trước đó, ngày 29/6, ngân hàng này cũng đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 8 năm. Lãi suất áp dụng cho tàn bộ thời hạn 8 năm là lãi suất thả nổi, được xác định bằng lãi suất tham chiếu 1,1%/năm. Lãi suất tham chiếu là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân, kỳ hạn 12 tháng tại 4 ngân hàng VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Bên mua là một doanh nghiệp trong nước.
Cả hai đợt phát hành trên nằm trong kế hoạch phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng trái phiếu của VietinBank đã được HĐQT thông qua trong tháng 6.
Được biết, VietinBank đã lên phương án phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2020 với tổng khối lượng phát hành 10.000 tỷ đồng trong năm nay. Trong đó, bao gồm 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm.
Số tiền thu về cũng được bổ sung nguồn vốn cho vay ở ngành sản xuất và phân phối điện, ở ngành công nghiệp và chế biến chế tạo, ngành khai khoáng và còn lại vào ngành khác.
"Siết" quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp TPDN phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư... Ảnh minh họa. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Đáng chú ý, Nghị định 81/2020/NĐ-CP...