Đĩa than Vinyl vẫn sống khỏe trong thời đại nhạc số
20 năm trở lại đây, đĩa than Vinyl trên đà phục hưng mạnh mẽ trong khi cassette và CD tiếp tục lùi vào dĩ vãng trước sức ép của nhạc số trực tuyến.
Năm 1877, Thomas Edison phát minh ra máy quay đĩa đầu tiên, mở ra lịch sử của đĩa Vinyl, đồng thời thay đổi hoàn toàn thói quen thưởng thức âm nhạc của nhân loại, đưa âm nhạc từ các nhà hát về tới từng gia đình. Từ chiếc máy máy quay đĩa đầu tiên của Edison, ngành công nghiệp đĩa than và máy quay đĩa đã phát triển rực rỡ. Những năm 1960-1970, những album đĩa than đã đưa âm nhạc trở thành một ngành công nghiệp giải trí số 1 của nước Mỹ, vượt qua cả công nghiệp điện ảnh của Hollywood và thể thao.
Đến những năm 1980, đĩa Vinyl rơi vào giai đoạn thoái trào khi băng cassette ngày càng phổ biến. Sony Walkman ra đời năm 1979 đã thay đổi hoàn toàn thói quen thưởng thức âm nhạc của mọi người khi âm nhạc có thể “di động” khắp mọi nơi thay vì phải cố định với đĩa than Vinyl.
Video đang HOT
Khi thời đại của băng cassette chưa qua thì thời đại của đĩa CD lại đến vào năm 1984 khiến cho ngành công nghiệp đĩa than Vinyl đứng trước nguy cơ xóa sổ. Lượng người nghe đĩa than Vinyl bị co hẹp lại trong những nhóm nhỏ, đơn lẻ. Số lượng cửa hàng bán đĩa than Vinyl cũng sụt giảm nhanh chóng.
Và rồi, khi thời đại nhạc số nổi lên những năm 2000, với sự xuất hiện của iTunes (năm 2001), đặc biệt là Spotify (năm 2006) ai cũng nghĩ là dấu chấm hết của ngành đĩa than Vinyl. Nhưng kể từ khi đó, ngành công nghiệp đĩa than Vinyl đã hồi sinh mạnh mẽ với doanh số tăng liên tục. Ở Mỹ, trong 14 năm liên tiếp, doanh số đĩa than Vinyl đã tăng theo phương thẳng đứng từ 0,9 triệu đĩa năm 2005 lên 18,8 triệu đĩa năm 2019. Tức là tăng gấp hơn 20 lần. Theo báo cáo của Nielsen đĩa than Vinyl đã chiếm tới 17% doanh số Album bám ra tại Mỹ năm 2019.
Đĩa than trở lại cũng đưa mâm than trở lại
Có nhiều lý do để giúp đĩa than Vinyl sống khỏe trong thời đại nhạc số, trong đó thứ quan trọng nhất có lẽ là sự nguyên bản của âm thanh. Âm thanh dưới định dạng CD hay nhạc số MP3 luôn bị “kìm nén”, bị can thiệp, không phải là thứ âm thanh “tự nhiên” mà rất nhiều người ngày càng muốn tìm về.
Amazon muốn chấm dứt "cơn nghiện" đĩa CD và vinyl của người Nhật
Công ty Mỹ cho biết muốn thúc đẩy người Nhật chuyển từ các hình thức đĩa vật lý sang streaming, nhằm mở cửa cho dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của mình xâm nhập vào thị trường âm nhạc lớn thứ hai thế giới.
Đĩa vật lý như CD, DVD và vinyl (đĩa than) chiếm khoảng 71% doanh thu ngành âm nhạc ở Nhật. Trên thế giới, tỉ lệ này chỉ khoảng 1/4, cho thấy thị hiếu khác lạ của dân địa phương. Tuy nhiên, Amazon công bố một con số quan trọng là số nghệ sĩ lựa chọn hình thức phát hành sản phẩm qua streaming. Tính đến cuối 2018, 20/25 nghệ sĩ bán được nhiều nhất không dùng stream. Nhưng bây giờ chỉ khoảng hai hoặc ba người đứng ngoài xu thế này.
Có những người mua đĩa chỉ để kiếm vé tham dự sự kiện bắt tay cùng thần tượng
Chỉ với riêng doanh số bán đĩa DVD âm nhạc hàng năm ở đây đã là 50 triệu bản, đủ để thành thị trường lớn nhất thế giới. Rất nhiều đĩa CD bán kèm vé tham gia concert, hoặc cơ hội trúng phiếu tham dự sự kiện bắt tay cùng thần tượng ("thần tượng" khác với "ca sĩ chuyên nghiệp"). Đối với người hâm mộ các nhóm nhạc lớn như AKB48 hoặc Nogizaka 46 (thuộc Sony), mỗi chiếc đĩa lại có phiếu bình chọn cho thành viên yêu thích trong nhóm. Từ đó, người ta sẵn sàng mua và mua thật nhiều để đưa thần tượng của mình lên vị trí cao của bảng xếp hạng.
"Điều khiến ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản khác biệt với phần còn lại của thế giới, đó là cách nó vận động. Ở Nhật, người ta tương tác với âm nhạc", Fasco, từng là một nhà tư vấn tại McKinsey & Co cho biết, giờ ông đang làm việc cho Amazon. Ông đã bỏ ra 8 năm để xây dựng mảng âm nhạc Amazon ở Đức, nhưng với Nhật, ông hiểu thị trường này không giống với Đức.
Ở Nhật, người hâm mộ mua đĩa của thần tượng hay ca sĩ để thể hiện lòng yêu mến của họ
Theo thống kê thị trường dịch vụ phát nhạc trực tuyến ở xứ sở mặt trời mọc, Prime Music là dịch vụ trả tiền đông người dùng nhất. Theo sau họ lần lượt là Apple Music, Line và Spotify. Kết quả dựa trên khảo sát với 4.000 cư dân, tiến hành bởi một hãng tư vấn có trụ sở ở Tokyo. Đáng chú ý, chỉ 14% người được hỏi nói có trả tiền để stream nhạc, 73% lại nói không dùng bất kỳ dịch vụ nào.
Theo VN Review
HANA ra mắt kim than Umami Red có vị "ngon ngọt", chiều tai audiophiles HANA được sản xuất bởi tập đoàn Excel Sound của Nhật Bản, đang trở thành thương hiệu kim than thu hút nhiều dân chơi vinyl. Umami Red là mẫu kim thuộc dòng tham chiếu của hãng với triết lý âm chiều tai audiophiles. Umami, theo tiếng Nhật, là "vị ngon", loại hương vị thứ 5 sau mặn, ngọt, chua và đắng, được giáo...