Địa phương ‘kêu trời’ việc HS muốn đổi tổ hợp: Vụ trưởng Thành lên tiếng
Nhiều lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết thời gian qua thường xuyên phải giải trình về việc chọn sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thường xuyên giải trình việc chọn nhiều bộ sách giáo khoa
Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022 – 2023 diễn ra ngày 13/12, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chia sẻ nhiều vấn đề khó khăn đã gặp phải.
Cô Phạm Thị Hồng Hải – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng cho rằng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đúng chỉ đạo. Tuy nhiên tình trạng thừa thiếu giáo viên, trong đó bài toán điều giáo viên chỗ này chỗ kia nói dễ nhưng thực tế đây là câu chuyện rất khó.
Bà Hải cho biết có phần lo lắng do tuyển giáo viên môn Tin học không được, đặc biệt là các vùng sâu xa nhiều. Ở tỉnh Lâm Đồng, vài huyện gần như trắng giáo viên môn Tin học nên sẽ khó khăn cho vấn đề chuyển đổi số.
Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022 – 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cả ngày 13/12
“Đối với giáo viên môn tích hợp, hầu hết giáo viên đều không được đào tạo chuyên sâu. Đặc biệt môn Khoa học tự nhiên nếu không được đào tạo chuyên sâu sẽ không dạy được.
Ở môn Trải nghiệm hướng nghiệp học tập, không biết ở các địa phương khác như thế nào nhưng ở tỉnh tôi có vẻ chưa đúng định hướng. Tôi nghĩ dường như đang giống như trải nghiệm tham quan chứ chưa phải trải nghiệm học tập”, bà Hải nói.
Đặc biệt, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng cho biết không được ủng hộ khi triển khai việc chọn sách giáo khoa. “Tôi cứ phải đi giải trình suốt cho việc lựa chọn nhiều sách giáo khoa. Mới đây tỉnh tôi mới được thông qua nghị quyết về mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa vì lúc đầu không được ủng hộ. Chúng tôi phải mang hết thông tư ra để giải trình thì mới được duyệt”, bà Hải chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cũng cho rằng phía địa phương vẫn rất băn khoăn việc chọn nhiều bộ sách giáo khoa khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 do vậy cần xem lại cách truyền thông để hiệu quả hơn. Đặc biệt ông Tân nhìn nhận ngay chính đội ngũ giáo viên cũng còn chưa hiểu vấn đề đổi mới.
Còn ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm nhắc nhở các nhà xuất bản để việc chuẩn bị sách giáo khoa để đạt hiệu quả cao hơn. Ông Tuấn cho biết: “Ở địa phương, chúng tôi phải “đối phó” với Hội đồng nhân dân, các đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương về vấn đề chọn sách giáo khoa.
Đối với các môn học đòi hỏi sự tham gia của nhiều giáo viên như môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử – Địa lý, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem lại Nghị quyết 88/2014/QH13 và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Ở trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên chứ không có môn Lý, Hóa, Sinh và cũng không có môn Sử, môn Địa mà chỉ có môn Lịch sử- Địa lý.
Video đang HOT
Chúng tôi tổ chức đào tạo giáo viên môn tích hợp 2 năm ở Trường Đại học Quy Nhơn và cấp chứng chỉ năm 2021. Ở Bình Định, các giáo viên gốc Lý, Sinh, Hóa có thể dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6,7 bởi đây là giai đoạn dạy hiện tượng nhưng lên lớp 8,9 các em sẽ học về bản chất thì chúng tôi rất lo.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm có hướng dẫn sớm đến vấn đề thi cử cuối cấp.
Nhiều băn khoăn khi học sinh chuyển trường, đổi môn học
Cũng tại hội nghị này, nhiều ý kiến của lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo bày tỏ sự những lúng túng khi phụ huynh, học sinh trung học phổ thông yêu cầu chuyển môn học.
Tại hội nghị, ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định bày tỏ băn khoăn việc chuyển đổi môn học và lựa chọn cụm chuyên đề của học sinh trung học phổ thông cũng cần phải quan tâm. “Tình huống học sinh muốn chuyển trường thì sao, nếu sang trường khác không có môn học này, môn kia mà các em đã chọn thì xử lý thế nào. Dù trường tạo điều kiện hỗ trợ những trường hợp này nhưng vấn đề điểm, đánh giá như thế nào là vấn đề khá bất cập nên đề nghị Bộ có hướng dẫn cụ thể”, ông Tuấn nêu ý kiến.
Lãnh đạo một sở giáo dục và đào tạo phát biểu ý kiến tại hội nghị
Theo ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao viết tài liệu giáo dục địa phương thì Sở phải phối hợp các chuyên gia. Trong quá trình viết sách hình thành 2 nhóm chuyên gia gồm nhóm chuyên gia địa phương để cung cấp các dữ liệu, thông tin của địa phương mình và nhóm chuyên gia của nhà xuất bản để điều chỉnh ngôn ngữ, nội dung theo đúng yêu cầu của Bộ. Như vậy bộ sách này sẽ là tài sản của địa phương và nhà xuất bản thì vấn đề quản lý như thế nào.
“Ở Gia Lai, tài liệu giáo dục địa phương viết xong rồi nhưng chưa có cuốn nào xuất bản. Sắp tới lớp 10 không có sách này để học sinh học thì rất khó khăn”, ông Định bày tỏ.
Tương tự với giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, ông Lê Duy Định cũng băn khoăn vấn đề chuyển tổ hợp môn ở học sinh trung học phổ thông. “Bây giờ có hiện tượng sau khi học xong một học kỳ thì học sinh xin chuyển tổ hợp môn. Phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp. Đồng thời, học sinh muốn chuyển trường sang vùng khác nhưng nơi chuyển cũng không dạy tổ hợp đang học thì như thế nào?”, ông Định nói.
Đồng thời theo ông Định, hiện nay phụ huynh cũng quan tâm đến phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với học sinh học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hai năm nữa lứa học sinh học chương trình này sẽ tốt nghiệp như thế nào và việc tuyển sinh ra sao đó là yêu cầu phụ huynh mong muốn có để sớm định hướng cho con mình.
Không khuyến khích học sinh lớp 10 chuyển trường ở học kỳ 1
Trao đổi với những ý kiến với của các lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc đánh giá năng lực học sinh ở bài thi môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý để chọn vào lớp chuyên thì bài thi phải đặt câu hỏi phù hợp. Cùng một vấn đề trong cuộc sống nếu hỏi 3 cách khác nhau sẽ chọn được 3 học sinh có năng lực khác nhau. Chẳng hạn, cùng một bài thi khoa học tự nhiên nhưng cách hỏi học sinh chuyên Hóa sẽ khác học sinh chuyên Lý.
Cũng theo ông Thành, trong tháng này Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thành thông tư về trường chuyên, giúp các địa phương tháo gỡ những vấn đề này. Trong đó, nhiều nội dung cũng tiếp thu các ý kiến từ các Sở, trường.
Liên quan đến những thắc mắc về chuyển chỗ học, chuyển tổ hợp môn ở lớp 10, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng trong Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH đã có hướng dẫn. Hiệu trưởng là người quyết định việc này. Chúng ta cho chuyển học sinh từ nước ngoài về, các em này không học chương trình của chúng ta nhưng vẫn được tiếp nhận học chương trình ở Việt Nam. Vấn đề các em có hồ sơ học những môn học nào và đủ năng lực học các môn tiếp theo hay không thì việc này cũng căn cứ trên cơ sở của Quyết định 51 ban hành năm 2002 và Thông tư 54 mới được ban hành giúp các trường thực hiện việc này thuận lợi.
Tuy nhiên ông Thành cũng nhấn mạnh, chương trình này đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà đợi hết năm. Nếu chuyển thì phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.
Địa phương phải 'đối phó' với Hội đồng nhân dân trong chọn sách giáo khoa cho chương trình mới
Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo gặp khó khăn, vướng mắc khi chọn sách giáo khoa, chuyển đổi tổ hợp môn cho học sinh.
Ngày 13/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022 - 2023.
Tại Hôi nghị, đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố đã trao đổi nhiều vấn đề xoay quanh những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhiều ý kiến về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được đưa ra trao đổi, bàn luận tại Hội nghị. Ảnh HA
Giải trình nhiều lần mới chọn được sách giáo khoa
Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế bày tỏ băn khoăn về việc chọn nhiều bộ sách giáo khoa khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cho rằng, ngay chính đội ngũ giáo viên vẫn còn chưa hiểu vấn đề đổi mới nên cần xem lại cách truyền thông để hiệu quả hơn.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng cho biết, Sở không được ủng hộ khi chọn sách giáo khoa.
"Tôi cứ phải đi giải trình cho việc lựa chọn nhiều sách giáo khoa. Gần đây, tỉnh Lâm Đồng mới thông qua nghị quyết về mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa vì lúc đầu không được ủng hộ. Chúng tôi phải mang hết thông tư ra giải trình thì mới được duyệt", bà Phạm Thị Hồng Hải nói.
Tại Hội nghị, ông Đào Đức Tuấn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định phải "đối phó" với Hội đồng nhân dân, các đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương về vấn đề chọn sách giáo khoa.
Cũng theo vị lãnh đạo này, đối với các môn học đòi hỏi sự tham gia của nhiều giáo viên như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem lại Nghị quyết 88/2014/QH13 và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Ở trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên chứ không có môn Lý, Hóa, Sinh và cũng không có môn Sử, môn Địa mà chỉ có môn Lịch sử - Địa lý.
"Chúng tôi tổ chức đào tạo giáo viên môn tích hợp 2 năm ở Trường Đại học Quy Nhơn và cấp chứng chỉ năm 2021. Ở Bình Định, các giáo viên gốc Lý, Sinh, Hóa có thể dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6,7 bởi đây là giai đoạn dạy hiện tượng nhưng lên lớp 8,9 các em sẽ học về bản chất thì chúng tôi rất lo", ông Đào Đức Tuấn nêu quan điểm.
Vướng mắc trong chuyển đổi tổ hợp môn cho học sinh
Ông Đào Đức Tuấn cũng chỉ ra những vướng mắc trong việc chuyển đổi môn học và lựa chọn cụm chuyên đề của học sinh trung học phổ thông.
Vị lãnh đạo này cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có hướng dẫn để các trường có thể chuyển đổi và cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh hợp lý hơn.
Tương tự, Ông Lê Duy Định - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề này.
"Sau khi học xong một học kỳ, học sinh xin chuyển tổ hợp môn rất nhiều. Phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp. Đồng thời, học sinh muốn chuyển trường sang vùng khác nhưng nơi chuyển cũng không dạy tổ hợp đang học thì như thế nào?", ông Lê Duy Định nêu thực tế.
Giải đáp những thắc mắc về chuyển tổ hợp môn ở lớp 10, chuyển trường học, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, trong Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH đã có hướng dẫn chi tiết.
"Hiệu trưởng nhà trường sẽ là người quyết định việc này. Còn vấn đề các em có hồ sơ học những môn học nào và đủ năng lực học các môn tiếp theo hay không thì phải căn cứ trên cơ sở của Quyết định 51 ban hành năm 2002 và Thông tư 54 mới được ban hành, giúp các trường thực hiện việc chuyển tổ hợp, chuyển trường thuận lợi", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình mới đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà đợi hết năm. Nếu chuyển thì phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.
Với những khó khăn mà các địa phương đang phải đối mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị, tùy theo điều kiện của từng địa phương có thể, nơi nào có điều kiện thì dạy môn tích hợp (đi cùng với sự chuẩn bị là việc đào tạo từ các trường sư phạm), nếu chưa thì phân công giáo viên dạy từng môn thành phần. Các địa phương cần bình tĩnh đi từng bước tùy theo điều kiện, giải thích cho phụ huynh hiểu.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc chăm lo cho thư viện, chọn sách giáo khoa nên ổn định qua các năm, lớp 1 chọn bộ này, lớp 2 nên tiếp tục chọn bộ đó.
"Mỗi địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, không để xảy ra và sẵn sàng xử lý khủng hoảng truyền thông. Chúng ta phải tiếp tục có thêm sự thuyết phục với chính quyền, địa phương, phụ huynh... Đặc biệt cần tạo sự đồng thuận của phụ huynh, phải xem đây là nhiệm vụ tối quan trọng trong tiến trình tiến tới thành công của Chương trình giáo dục phổ thông 2018", Bộ trưởng nói.
Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 bao nhiêu ngày? Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, dự kiến học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trong thời gian 8 ngày, từ 19/1 - 26/1/2023. Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội cho biết, theo kế hoạch dự kiến, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, trẻ mầm non; học sinh tiểu học, THCS,...