“Địa ngục trần gian’ của người di cư
Khi nhảy khỏi con thuyền trên Vịnh Aden, Zahra, cô gái Ethiopia 20 tuổi, vật lộn với dòng nước, cố tìm một bàn tay kéo cô vào bờ.
Zahra và 300 người châu Phi khác đã trải qua 6 tiếng trên một con thuyền gỗ của bọn buôn người để vượt qua eo biển giữa Biển Đỏ và vùng Vịnh. Khi đặt chân lên bờ biển Yemen và nhìn thấy những người đàn ông cầm súng máy đang chờ, cô co rúm người sợ hãi.
Cô từng được nghe những câu chuyện của người di cư về bọn buôn người tàn bạo, giống “những con quái vật trong ác mộng”. Chúng được biết đến với cái tên Abdul-Qawi, nghĩa là “Kẻ tôn thờ Sức mạnh”.
Zahra kể lại câu chuyện của mình trong một căn phòng ở Aden, Yemen hôm 20/7. Ảnh: AP.
Các Abdul-Qawi nhanh chóng tống Zahra cùng đoàn người lên những chiếc xe tải và chở đến những khu lều trại tồi tàn bên ngoài thị trấn Ras al-Ara. Zahra cho biết cô đã bị giam suốt một tháng ở một căn nhà tồi tàn có mái tôn trong tình trạng nóng bức và bị bỏ đói, cô bị chúng ép gọi điện về nhà mỗi ngày để đòi 2.000 USD tiền công.
Khi cô nói rằng không còn gia đình để xin tiền và cầu xin chúng thả tự do, những kẻ bắt giữ cô không đồng ý và bắt đầu cưỡng bức cô. Chúng cưỡng bức cô cùng 20 phụ nữ khác trong nhiều tuần liền.
“Chúng cưỡng bức từng người một. Đêm nào cũng có một vụ hãm hiếp”, Zahra kể lại.
Với nhiều hình thức tra tấn tàn bạo của bọn buôn người, Ras al-Ara thực sự là một “địa ngục” trên hành trình gian khổ dài 1.400 km từ Sừng châu Phi đến vùng đất Arab Saudi giàu có. Ấp ủ mộng thoát nghèo, những người di cư này rời bỏ quê hương, đi bộ băng qua nhiều ngọn núi và sa mạc, trải qua những trận bão cát và cái nóng 45 độ C, cố gắng sống sót chỉ với vài mẩu bánh mì và thứ nước mặn chát từ các giếng bỏ hoang.
Ở Cộng hòa Djibouti, hàng đoàn người đi bộ từ vùng núi xuống đồng bằng duyên hải, nơi nhiều người được nhìn thấy biển lần đầu tiên trong đời và được lên một con thuyền nào đó.
Video đang HOT
Một số người đã tìm cách băng qua được Yemen, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để đến Arab Saudi, nhưng rồi bị bắt và bị đẩy trở lại biên giới Yemen. Những người may mắn hơn thì đến được Arab Saudi và kiếm tiền bằng nghề giúp việc hoặc lao động chân tay nặng nhọc. Tuy nhiên, đa số đều bị mắc kẹt ở “địa ngục” Yemen, do châu Âu gần như đã đóng mọi cánh cửa đối với người di cư.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hơn 150.000 người đã đến Yemen trong năm 2018, tăng 50% so với năm trước đó. Tính đến tháng 9 năm nay, đã có 107.000 người đến Yemen, chưa tính hàng chục nghìn người đã chết trên đường đến đây.
Liên minh châu Âu (EU) đã viện trợ tài chính để chính phủ Ethiopia trấn áp những kẻ buôn người và thắt chặt kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, việc bắt giam những kẻ buôn người ở địa phương không hạn chế được người di cư đến Arab Saudi mà chỉ đẩy họ đến con đường mạo hiểm hơn với nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao hơn.
Giới chức Yemen tỏ ra thờ ơ với các hoạt động bắt giữ và tra tấn người di cư của bọn buôn người. Những xe tải chở đầy người di cư từ bờ biển đến các trại tập trung, đi qua nhiều trạm kiểm soát quân sự của Yemen mà không bị dừng lại kiểm tra.
“Những kẻ buôn người di chuyển tự do và công khai, sau khi đưa hối lộ ở các trạm kiểm soát”, Mohammed Said, một cựu sĩ quan cảnh sát biển, hiện đang quản lý một cây xăng ở trung tâm thị trấn Ras al-Ara, cho biết.
Theo lời kể của Said, những kẻ buôn người gốc Yemen hoặc Ethiopia rất nổi tiếng ở đây. Tay buôn người Mohammed al-Usili, quốc tịch Yemen, hiện có tới 20 trại tập trung và thường lái chiếc Nissan màu đỏ qua thị trấn. Những trại tập trung khác thuộc về bộ tộc Sabaha, một trong những bộ tộc lớn nhất ở miền nam Yemen và có nhiều thành viên nổi tiếng với những hoạt động làm ăn phi pháp. Người dân Yemen gọi bộ tộc Sabaha là “lũ cướp”.
Eman Idrees, 27 tuổi, và chồng cô bị một kẻ buôn người có quốc tịch Ethiopia giam trong suốt 8 tháng. Cô vẫn còn nhớ như in những trận đòn đã để lại một vết sẹo trên vai mình. Cô đã đưa 700 USD để tên buôn người đưa cô đến Arab Saudi, nhưng hắn lại không thả cô đi bởi “hắn muốn cô”.
Eman Idrees với vết sẹo trên vai từ những trận đòn roi trong trại tập trung của bọn buôn người. Ảnh: AP.
Một số thanh niên vạch áo, cho thấy những vết thương hằn trên cánh tay, dấu vết từ những sợi dây thừng từng trói họ. Một người đàn ông, với nhiều vết bầm tím do bị đánh bằng dây điện, kể rằng tất cả phụ nữ bị giam trong trại tập trung đều bị cưỡng hiếp và có ba người đàn ông đã thiệt mạng.
Ibrahim Hassan còn rùng mình khi anh kể về cách anh bị trói lại như “một quả bóng”, với tay buộc ra sau lưng và đầu gối chạm ngực. Người thanh niên 24 tuổi cho biết anh bị trói như vậy trong 11 ngày liên tục và thường xuyên bị đánh đập.
Hassan được trả tự do sau khi cha anh ở quê nhà phải đi gõ cửa từng người để vay đủ 2.600 USD trả cho bọn buôn người. “Gia đình tôi rất nghèo. Bố tôi làm nông và tôi còn 5 anh chị em”, Hassan nói trong nước mắt.
Ở bệnh viện Ras al-Ara, bốn người đàn ông trông giống như “bộ xương di động” ngồi ở trên sàn nhà, bốc cơm ăn bằng những ngón tay gầy guộc. Không có chút mỡ nào trên cơ thể, họ phải ngồi lên quần áo bởi xương chậu tiếp xúc với mặt sàn khiến họ cảm thấy quá đau. Những người này cho biết họ bị những kẻ buôn người giam trong nhiều tháng, chỉ được cho ăn mỗi ngày một mẩu bánh mì và một chút nước.
4 người đàn ông từng bị những kẻ buôn người giam giữ và bỏ đói. Ảnh: AP.
Abdu Yassin, 23 tuổi, nói rằng anh đã đồng ý trả cho những kẻ buôn người ở Ethiopia 600 USD cho toàn bộ hành trình qua Yemen để đến biên giới Arab Saudi. Tuy nhiên, khi anh đến Ras al-Ara, anh bị đưa đến một trại tập trung cùng với 71 người khác, và bọn buôn người yêu cầu anh phải đưa chúng 1.600 USD.
Yassin đã khóc khi anh kể về quãng thời gian 5 tháng bị bọn buôn người hành hạ. Lưng anh đầy vết thương từ những trận đòn roi, chân còn có những vết sẹo khi chúng dùng thép nung đóng dấu lên da anh như một nô lệ. Những ngón tay của anh bị gãy khi chúng dùng đá đập vào. Có hôm, chúng buộc dây vào chân rồi treo ngược anh, “như một con cừu sắp bị thịt”.
Nhưng tồi tệ nhất vẫn là cảm giác sắp chết đói. “Khi đói, chân tôi không thể đứng vững. Tôi không được thay đồ trong suốt 6 tháng. Tôi không được tắm giặt. Tôi chẳng được làm gì”, Yassin nói.
Theo Quốc Hưng (VNE)
Người di cư chờ sang Anh chết trong lều ở Calais gây phẫn nộ
Một người đàn ông Nigeria 25 tuổi chết trong lều tạm ở Calais khi cố gắng bám trụ ở đây chờ vượt biển sang Anh làm dấy lên làn sóng phẫn nộ về chính sách đối xử với người di cư.
Các nhóm viện trợ đã phản đối mạnh mẽ trước các điều kiện vô nhân đạo đối với người di cư và người tị nạn ở Calais, miền Bắc nước Pháp, sau cái chết của một người Nigeria cách đây khoảng một tuần.
Theo Guardian, người tị nạn này đã thắp một ngọn lửa trong lều để sưởi ấm và chuẩn bị thức ăn, sau đó, anh ta chết vì ngạt khói.
Cảnh sát Pas-de-Calais đã xác nhận sự việc trên và cho biết việc khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành. Đây là người di cư hoặc tị nạn thứ ba chết ở Calais trong năm nay.
Các nhóm viện trợ và đảng đối lập cánh tả bày tỏ sự phẫn nộ với sắc lệnh mới đây của thị trưởng Calais cánh hữu nhằm ngăn chặn người di cư tụ tập ở trung tâm thành phố. Calais có kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa trong tháng này.
Các tổ chức từ thiện cho rằng sắc lệnh này hạn chế khả năng phân phát thực phẩm của họ cho người di cư.
Hàng trăm người tị nạn vẫn sống vật vờ, khốn khổ dọc bờ biển Pháp. Ảnh: Guardian.
"Cái chết này thực sự mang tính biểu tượng vào thời điểm mà chính quyền địa phương đang tìm cách loại bỏ người di cư cũng như các tình nguyện viên giúp đỡ họ khỏi trung tâm thành phố với lý do mang danh giữ gìn trật tự công cộng", Franois Guennoc từ nhóm viện trợ l'Auberge des Migrants cho biết.
Sắc lệnh được ban hành ngẫu nhiên trùng với thời điểm diễn ra lễ hội đường phố Calais vào cuối tuần này.
Đảng Xanh, đảng Xã hội và đảng xã hội dân chủ France Unbowed từ chối tiếp nhận người di cư. Họ gán cho người di cư cái mác "ký sinh trùng" vì phải sống chui lủi ở Pháp.
Kể từ khi trại di cư tạm thời bị đóng cửa ở Calais vào tháng 10/2016, hàng trăm người sống trong cảnh "ngủ bờ ngủ bụi" dọc bờ biển. Họ chấp nhận mọi điều kiện khó khăn, tồi tệ như việc không có nhà vệ sinh.
Các tổ chức từ thiện ước tính có khoảng 400-500 người di cư ở Calais ôm hy vọng vượt biển vào Vương quốc Anh. Phần lớn họ đến từ Afghanistan, Eritrea, Ethiopia, Iran, Iraq, Pakistan và Sudan.
Theo Zing.vn
Phát hiện xe tải chở 31 người nhập cư trái phép vào Pháp Giới chức Pháp hôm 2/11 cho biết phát hiện một xe tải chở theo 31 người di cư từ Pakistan có ý định nhập cư trái phép vào miền Nam nước này. Vụ việc xảy ra hôm 1/11 khi cảnh sát Pháp đang triển khai đợt kiểm tra định kỳ trên tuyến đường cao tốc giữa Pháp và Italia. Nhóm người nhập cư...