Địa danh nổi tiếng trên mẫu hộ chiếu mới
Trên mỗi trang của hộ chiếu phổ thông kiểu mới đều được in hình ảnh những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam.
Từ ngày 1/7, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip theo mẫu mới cho công dân. Mẫu hộ chiếu mới gồm 50 trang, được thiết kế công phu và in hình ảnh những địa danh nổi tiếng, đặc trưng nhất của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lam.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới bởi hàng nghìn hòn đảo kỳ vĩ và sống động. Là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu, nơi đây mang vẻ đẹp mê hoặc của những đỉnh núi đá vôi được bao bọc bởi vùng biển xanh ngát. Ảnh: Long Nguyễn.
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) là một cái nôi văn hóa, lịch sử với nét đẹp cổ kính và thơ mộng không thể chối từ. Khu phố cổ vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn hơn 1.000 di tích kiến trúc cổ với những ngôi đền, phố xá, nhà cửa, hàng quán. Chính sự xưa cũ này là một trong các lý do níu chân khách du lịch khi đến Hội An. Ảnh: Hoàng Hà.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999. Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, du khách có thể đến đây để hành hương và tham quan những công trình kiến trúc cổ. Ảnh: Lê Hiếu – Mạnh Thắng.
Cổng tò vò là địa danh rất thu hút du khách khi đặt chân đến đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cổng cao khoảng 2,5 m, hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ, không có sự tác động của con người. Đứng ở cổng, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của khu làng chài sung túc ở phía bắc, núi Giếng Tiên ở phía Nam. Ảnh: Minh Hoàng.
Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) nằm trên đỉnh núi Rồng, huyện Đồng Văn, ở độ cao 1.700m so với mực nước biển, lá cờ rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc. Đây cũng là điểm đánh dấu cực Bắc của Việt Nam và mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia. Ảnh: Phương Anh Nguyễn.
Video đang HOT
Đỉnh núi Fansipan (Lào Cai) cao 3.143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”, quanh năm mây mù sương gió với nền nhiệt trung bình chỉ khoảng 10 độ C. Vào lúc nắng đẹp, ít mây, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên kỳ vĩ ngay trước tầm mắt mình. Ảnh: Việt Linh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) là quần thể di tích đền chùa, thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất, nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 m, bao quanh là khu rừng cấm linh thiêng. Đây cũng là điểm hành hương quen thuộc của nhiều người con đất Việt. Ảnh: Toàn Dũng Media.
Quần thể di tích kinh thành Huế rộng 520 ha, nằm dọc bên bờ sông Hương, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993. Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn 1805-1945. Đến nay, một số công trình, kiến trúc bên trong vẫn được giữ nguyên, in đậm dấu vết thời gian. Ảnh: Lê Hiếu – Mạnh Thắng.
Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam như lũy tre, cánh đồng lúa, mái đình… cũng xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông kiểu mới. Ảnh: Ngọc Bằng.
Trước và sau: Những địa danh nổi tiếng thế giới này đã có gì thay đổi?
Các địa danh nổi tiếng nhất trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cho dù đó là bởi biến đổi khí hậu, khai thác du lịch quá mức, bị xói mòn hay chỉ đơn giản là do hao mòn... các kỳ quan của thế giới chúng ta đang bị đe dọa mỗi ngày.
Tượng Nữ thần Tự do, New York, Mỹ: Khi tượng Nữ thần Tự do lần đầu tiên được dựng lên vào năm 1886, nó thực sự có màu nâu. Bạn có thể thấy nó trông như thế nào ban đầu trong bức ảnh này từ đầu thế kỷ 20.
Nhưng vì tượng Nữ thần Tự do được làm bằng đồng, quá trình oxy hóa (không khí và nước phản ứng với kim loại) đã biến bức tượng thành màu xanh đặc trưng mà chúng ta thấy ngày nay.
Đền Taj Mahal của Ấn Độ được xây dựng từ năm 1631 đến năm 1648, để tưởng nhớ người vợ của hoàng đế Mughal Shah Jahan. Từng có màu trắng rực rỡ, nhưng giờ đây nó đã mất dần độ sáng bóng.
Ngày nay, tòa nhà bằng đá cẩm thạch được UNESCO công nhận này biến thành màu xanh lục và nâu. Mặc dù có không gian xanh rộng 10.400 km2 bao vây xung quanh Taj Mahal bảo vệ nó khỏi ô nhiễm không khí nhưng vấn đề thực sự vẫn đang trở nên tồi tệ hơn.
Azure Window, Gozo, Malta: Cửa sổ Azure là một vòm đá vôi tuyệt đẹp gần vịnh Dwejra trên đảo Gozo, được hình thành bởi nhiều năm xói mòn bờ biển tự nhiên. Nhưng kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này đã bị sụp đổ vào năm 2017 trong một trận bão lớn.
Mặc dù quang cảnh không còn đẹp như tranh vẽ kể từ khi nó sụp đổ, nhưng các thợ lặn nói rằng đó là điều tốt nhất xảy ra với khu vực này. Những tảng đá giòn khổng lồ đã mang đến cho họ một khu vực hoàn toàn mới để khám phá.
Vườn quốc gia Glacier, Montana, Mỹ: Công viên quốc gia nổi tiếng với các sông băng thường được gọi là vương miện của lục địa này đang tan chảy với tốc độ nghiêm trọng.
Một số sông băng trong công viên đã bị thu hẹp kích thước 85% trong 50 năm qua và có xu hướng vẫn tiếp tục giảm. Một công bố vào năm 2003 dự đoán rằng 2 trong số các sông băng lớn nhất của công viên sẽ không còn hoạt động vào năm 2030.
Biển Chết, Jordan và Israel: Nồng độ muối ở Biển Chết, nằm giữa Jordan và Israel rất cao, khiến mọi người có thể nổi trong đó một cách tự nhiên. Nhưng nước biển đang rút dần và xuất hiện các hố sụt.
Khoảng 50 năm trước, Biển Chết có diện tích khoảng 1.000 km2 nhưng hiện nay nó đã bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng 670 km2. Cũng như nhiệt độ tăng, lượng nước chảy vào Biển Chết từ sông Jordan ít hơn rất nhiều do hệ thống tưới tiêu.
Lascaux, Montignac, Pháp: Hàng trăm du khách đến thăm các hang động thời tiền sử ở Lascaux, vùng Dordogne của Pháp mỗi ngày đã gây ra thiệt hại không thể bù đắp nổi cho khoảng 600 bức tranh trong hang động này.
Trong nhiều năm bị ẩm ướt do nhiệt độ cơ thể và mọi người thở ra khí cacbonic khiến những tác phẩm tuyệt vời này đã đang bị hủy hoại. Hang động hiện đã buộc phải đóng cửa đối với khách du lịch.
Pont des Arts, Paris, Pháp: Cây cầu "ổ khóa tình yêu" Pont des Arts ở Paris là một trong những điểm đến yêu thích của du khách. Hàng triệu người đã gắn khóa trên cây cầu khiến nó bị nặng quá tải đến mức một phần của lan can đã sụp đổ.
Hiện hình ảnh cây cầu nổi tiếng của thủ đô Pháp đã thay đổi và giờ đây việc gắn ổ khóa vào cầu là bất hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được mọi người gắn ổ khóa vào các cột đèn gần đó.
Rạn san hô Great Barrier, Úc: Là hệ thống đá ngầm lớn nhất thế giới và cấu trúc sống lớn nhất, Great Barrier Reef là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Úc. Nhưng hệ san hô đầy màu sắc với cá và sinh vật biển đủ loại giờ đây đang hứng chịu thảm kịch biến đổi khí hậu.
Khi nhiệt độ nước trở nên quá ấm đã tẩy trắng rạn san hô và giết chết các sinh vật. Điều này cũng làm ảnh hưởng không ít đến du lịch khi một số khu vực đã không còn hấp dẫn với du khách.
Salar de Uyuni, Bolivia: Bãi muối khổng lồ ở tây nam Bolivia có diện tích hơn 12.000 km2 này rất thu hút du khách với bề mặt giống như một tấm gương lớn phản chiếu bầu trời xanh và những đám mây trắng.
Nhưng các bãi muối lớn nhất thế giới này cũng nằm trên một nửa trữ lượng lithium của thế giới. Nhu cầu về lithium đang tăng khiến con người xúm vào khai thác ở bãi muối. Các mỏ và máy móc hạng nặng đang phá hủy tầm nhìn và khiến những cánh đồng muối đẹp như tranh vẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Vẻ thanh tịnh, bình an của núi Đá Chồng ở xứ "nắng như rang" Núi Đá chồng là địa danh nổi tiếng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngọn núi không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn "sở hữu" 3 ngôi chùa cổ kính có tuổi đời gần nửa thế kỷ, đã thu hút đông đảo du khách tham quan. Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá...