“Địa chỉ vàng” của ngành truyền thông quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông quốc tế là một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay, tuy nhiên, những chương trình học uy tín và chất lượng lại đang như “lá mùa thu”.
Chưa bao giờ các trường đại học lại mở ra nhiều loại hình đào tạo với nhiều chương trình, cơ hội học tập như hiện nay. Tuy nhiên, việc chọn lựa ngành học, môi trường học như thế nào luôn là một câu hỏi trăn trở đối với các bậc phụ huynh, thí sinh. Hiểu được nhu cầu xã hội đối với những nhà truyền thông chuyên nghiệp có kỹ năng quốc tế, trình độ ngoại ngữ tốt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, từ năm 2016, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông. Chương trình được nhượng quyền và đào tạo theo các tiêu chuẩn của Đại học Middlesex (Vương quốc Anh). Đây được xem như một quyết định có tính bước ngoặt của Học viện bởi những yếu tố ưu việt sau.
Chương trình đào tạo truyền thông đầu tiên và duy nhất
Đến nay, Chương trình cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông tại Học viện là chương trình đào tạo truyền thông đầu tiên và duy nhất bằng đại học của Anh quốc. Việc chọn lựa đối tác liên kết đào tạo luôn là khâu quan trọng bởi đây sẽ là bằng chứng về nội dung và chất lượng giảng dạy. Đại học Middlesex được xếp hạng là một trong 50 trường đại học được bình chọn có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Anh quốc trong năm 2018.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng được Đại học Middlesex tiến hành kiểm định về cơ sở vật chất, hệ thống văn bản quản lý và đội ngũ giảng viên để triển khai Chương trình đào tạo quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông. Quá trình kiểm định này giúp Học viện rà soát toàn bộ quy trình quản lý, vận hành chương trình và nâng cao điều kiện dạy học.
Toàn bộ quy trình đào tạo từ tuyển sinh, giảng dạy, kiểm tra đánh giá đến tốt nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chuẩn chất lượng của Đại học Middlesex. Cơ quan Bảo đảm chất lượng Vương quốc Anh (QAA) cũng sẽ tiến hành các chuyến thanh tra và kiểm tra đến các cơ sở đối tác của Đại học Middlesex để bảo đảm các hoạt động giảng dạy và học tập tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Vương quốc Anh. Do vậy, sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng đào tạo.
Chương trình cử nhân quốc tế tại Học viện được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, sinh viên cần đạt chuẩn IELTS quốc tế 6.0 để đủ điều kiện học các môn chuyên ngành. Việc duy trì tiêu chuẩn đầu vào theo chuẩn của Đại học Middlesex bảo đảm, sinh viên có thể nghe giảng, phát biểu ý kiến và làm bài tập bằng tiếng Anh. Sau 3 năm học chuyên ngành, trình độ tiếng Anh của sinh viên sẽ được nâng lên đáng kể.
Sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy
Chương trình chú trọng phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và kỹ năng sản xuất. Ngoài các nội dung nghiên cứu, sinh viên được thực hành, thực tế trong môi trường truyền thông chuyên nghiệp ngay từ năm học đầu tiên. Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, khuyến khích sự tham gia của sinh viên. Sinh viên làm chủ quá trình học tập của bản thân với sự hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn của giảng viên.
Sinh viên tham gia các hoạt động đa dạng như bài tập nhóm, thảo luận nhóm, nghiên cứu thực tế tại các cơ quan, tổ chức để phát triển các kỹ năng tư duy, phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…Khảo sát chất lượng đào tạo với sinh viên khoá đầu tiên năm học 2017-2018 cho thấy, sinh viên đánh giá rất cao (93% sinh viên) việc tạo cơ hội học tập và khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm.
Chương trình hướng tới đào tạo những sinh viên giỏi nghiệp vụ truyền thông đồng thời am hiểu tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Do vậy, các trường hợp nghiên cứu và ví dụ cụ thể trong nước được đưa ra phân tích nhằm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về bài học trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây được xem như một trong những điểm ưu việt của chương trình để sinh viên có cơ hội thực hành nghề từ sớm, giúp các em bắt kịp với công việc ngay khi ra trường.
Ngay trong quá trình học, sinh viên tham gia chương trình có cơ hội đi thực tế, thực hành tại một số cơ quan báo chí lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Tập đoàn Samsung. Sinh viên cũng có thể đăng ký thực tập tại các cơ quan báo chí – truyền thông, các công ty quảng cáo, tổ chức phi chính phủ hay các tập đoàn lớn của nước ngoài. Học viện ký kết thỏa thuận hợp tác với các công ty, tổ chức quốc tế nhằm tạo địa điểm thực tập phù hợp cho sinh viên.
Bên cạnh đó , bộ phận tư vấn và quan hệ sinh viên sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên với tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình học tập: tài liệu tham khảo, sử dụng thư viện trực tuyến, nộp bài, kỹ năng viết bài luận. Sinh viên chưa đạt IELTS theo yêu cầu của Đại học Middlesex được Chương trình hỗ trợ phụ đạo tiếng Anh. Trong quá trình học chuyên ngành, đội ngũ trợ giảng sẽ giúp sinh viên ôn bài trong trường hợp sinh viên có yêu cầu.
Với những ưu thế trên, chương trình được kỳ vọng sẽ là nơi đào tạo những nhà truyền thông chuyên nghiệp có khả năng làm công tác truyền thông quốc tế cho các tổ chức của Việt Nam hoặc làm truyền thông cho các tổ chức quốc tế. Chương trình tư vấn cho thí sinh và phụ huynh qua đường dây nóng 0981.55.33.88 hoặc trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Chương trình đào tạo quốc tế tại Tầng 4, Nhà Hành chính A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Video đang HOT
Theo Tri Thuc Tre
Trường chuyên Lam Sơn Thanh Hóa, chuyện phía sau cổng trường
Nhắc đến Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn Thanh Hóa là nhắc đến những thành công trong công tác giáo dục dạy chữ, dạy người.
Nhắc đến Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn Thanh Hóa là nhắc đến những thành công trong công tác giáo dục dạy chữ, dạy người.
Nơi đây, đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài không chỉ được vinh danh trong nước mà trên cả đấu trường khu vực và quốc tế.
Đã biết bao lần, lá cờ Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường tri thức trước sự ngưỡng mộ của bao bạn bè năm châu.
T rường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn Thanh Hóa - cái nôi của hiền tài (Ảnh: tác giả cung cấp).
"Cơn Mưa" giải thưởng
Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn đã có hàng nghìn giải quốc gia ở nhiều môn học và khu vực đặc biệt là các giải thưởng quốc tế.
Tính đến năm học 2017-2018, nhà trường có 41 học sinh đạt giải Olympic Quốc tế (7 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng, 4 bằng khen); 16 học sinh đạt giải Olympic khu vực (2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng, 4 bằng khen); 1 dự án đạt giải ba kỳ thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế; 1.631 giải Quốc gia (trong đó có 74 giải Nhất).
Đặc biệt trong năm 2018, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn đã gặt hái một mùa bội thu huy chương Vàng, Bạc tại các kỳ Olympic quốc tế và châu Á.
Cụ thể, giành 6 huy chương Quốc tế và khu vực, trong đó có 2 Huy chương Vàng (một Huy chương Vàng đầu tiên về môn Sinh học của em Hoàng Minh Trung và 1 Huy chương Vàng môn Vật Lý của em Nguyễn Ngọc Long).
1 Huy chương Bạc Olympic quốc tế Hóa Học của em Nguyễn Văn Chí Nguyên.
Em Nguyễn Văn Chí Nguyên (đeo kính ở giữa) đạt Huy chương Bạc Olympic quốc tế Hóa Học (Ảnh: tác giả cung cấp).
Ngoài ra, nhà trường còn giành được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng Olympic Châu Á.
Với những thành tích đạt được, Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn đã vinh dự nhận được danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kì đổi mới.
Bí quyết thành công của nhà trường
Đóng góp đầu tiên phải kể đến vai trò của người "nhạc trưởng" nhà trường. Đó chính là, Nhà giáo ưu tú Chu Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường.
Kể từ ngày đảm nhiệm cương vị cao nhất trong một tập thể có bề dày về thành tích, có truyền thống dạy và học như trường chuyên Lam Sơn, thầy Chu Anh Tuấn nói áp lực trên vai cũng khá lớn.
Thầy luôn đau đáu suy nghĩ, tìm tòi thêm giải pháp để không chỉ giữ vững "phong độ" cho trường mà còn phải phát huy nhiều hơn nữa những thế mạnh và thành tích vốn có.
Theo thầy Tuấn, phương châm "muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi" luôn luôn đúng.
Vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện để các thầy cô nhà trường phát huy hết năng lực, trình độ của mình luôn được nhà trường quan tâm.
Nhà giáo ưu tú Chu Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường (Ảnh: tác giả cung cấp).
Nhà trường thường xuyên mời các thầy cô, các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng có kinh nghiệm về bồi dưỡng cho học sinh giỏi để giao lưu, giảng dạy không chỉ cho học sinh mà chính giáo viên cùng học tập.
Việc tìm nguồn học sinh giỏi ở các địa phương, các trường trọng điểm trong tỉnh luôn được thầy Tuấn đặc biệt quan tâm.
Đích thân thầy Tuấn đến tận nơi để gặp mặt các trưởng phòng giáo dục, các hiệu trưởng, tìm hiểu những học sinh giỏi, xuất sắc nhất để "đặt hàng", mời gọi về trường.
Thầy Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường cho biết, nhà trường đã đặt ra nhiệm vụ giáo dục toàn diện, tập trung mũi nhọn đào tạo nhân tài. Vì thế, chất lượng giáo dục các lớp chuyên ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, trường luôn nhận được sự quan tâm đến công tác giáo dục mà đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh.
Tỉnh đã tạo điều kiện nhiều về vật chất cũng như tinh thần để nhà trường hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh yên tâm giảng dạy và học tập.
Về phía nhà trường, luôn có kế hoạch rất sớm ngay từ khi năm học vừa kết thúc, bao giờ cũng có sự kết thừa và phát huy.
Ngay từ cuối năm học này, đã có sự chuẩn bị rất chu đáo cho năm học tiếp theo để cả thầy và trò cùng chủ động trong công việc một cách tốt nhất.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường là chọn giáo viên dạy đội tuyển. Những giáo viên này sẽ cùng đồng hành với học sinh trong suốt 3 năm học.
Để chọn được giáo viên có năng lực, phù hợp với yêu cầu đề ra, nhà trường đã phải tham khảo khá nhiều kênh thông tin như việc nghiên cứu kĩ từ đề xuất của tổ chuyên môn, tham khảo thêm phụ huynh và học sinh.
Có được điều này, nhà trường đã phát phiếu thăm dò mức độ hài lòng của phụ huynh, của học sinh về những giáo viên ấy và những ý kiến góp ý về cách dạy của thầy cô trong biên bản họp phụ huynh đầu năm ở từng khối lớp đều được đem ra cân nhắc.
Nhờ thế, nhà trường đã có trong tay một đội ngũ giáo viên dạy chuyên khá hùng hậu như các thầy cô: Lê Văn Hoành, Phạm Ngọc Quang, Ngô Xuân Ái, Lê Văn Vinh, Trịnh Thọ Trường, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thanh Sơn, Mai Châu Phương, Phạm Thị Nga, Lê Thị Thủy...
Với cách làm chặt chẽ, công tâm như thế, giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển cũng rất tự hào và luôn cố gắng hết mình không chỉ giữ thương hiệu cho trường còn giữ và tạo nên thương hiệu cho chính bản thân mình.
Những thành tích mà thầy và trò Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn đạt được không bỗng dưng mà có.
Đó chính là lòng quyết tâm vượt bao khó khăn, sự phấn đấu vươn lên trong mọi thử thách, là những nỗ lực không mệt mỏi của cả thầy và trò bao thế hệ để viết lên những trang sử truyền thống đầy tự hào ấy và mãi xứng đáng như tên gọi nhiều người khen tặng "nơi ươm mầm hiền tài cho đất nước"
Theo giaoduc.net.vn
Quảng Nam xây dựng thành phố giáo dục quốc tế Tỉnh Quảng Nam đã chấp thuận cho doanh nghiệp đầu tư 1.500 tỷ đồng xây dựng trường học theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng (TP HCM) thực hiện dự án Thành...