Đi xe đạp vì môi trường văn hóa giao thông
Buổi họp thông báo cuộc thi “Đi xe đạp – vì môi trường văn hóa giao thông” năm 2015
GD&TĐ – Ngày 22/9, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông TP HCM và Báo Giáo dục TP HCM thông báo cuộc thi “Đi xe đạp – vì môi trường văn hóa giao thông” lần 5 – năm 2015 dành cho học sinh THPT, TT GDTX các quận huyện trên địa bàn.
Theo đó, cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 27/9 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.
Đây là cuộc thi được tổ chức hàng năm nhằm hưởng ứng, tuyên truyền an toàn giao thông; đồng thời rèn luyện sức khỏe học sinh, xây dựng văn hóa đường phố, chấp hành luật lệ giao thông; vận động học sinh đi xe đạp, đi bộ hoặc đi phương tiện công cộng nhằm chống ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.
Năm nay, cuộc thi thu hút 100 trường với 1.500 học sinh tham gia. Các em học sinh tham dự cuộc thi sẽ đạp xe diễu hành, thi lý thuyết về an toàn giao thông, thi phong cách (trang phục, đội hình đẹp). Lộ trình đạp xe diễu hành từ Công viên văn hóa Đầm Sen, vòng qua những con đường của quận 11 như: Lạc Long Quân, Lê Đại Hành, Ba Tháng Hai…và về lại Công viên văn hóa Đầm Sen.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh – Trưởng phòng Công tác HSSV – Sở GD&ĐT TP HCM cho biết: Qua 4 lần tổ chức cuộc thi cùng với các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông khác cho thấy hiệu quả tác động chuyển biến rất tích cực. Hình thành một số trường sử dụng phương tiện là xe đạp nhiều như trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Mạc Đĩnh Chi, …Riêng phương tiện xe buýt, nhiều học sinh tham gia, nhất là những trường ngoại thành…
Theo GD&TĐ
Cô gái Triều Tiên làm mẹ 7 trẻ mồ côi
TTO - Cô gái trẻ Jang Jong Hwa trở thành đề tài truyền miệng ở CHDCND Triều Tiên khi nhận nuôi và chăm sóc các trẻ em mồ côi. Mọi người gọi cô là "bà mẹ trẻ con" vì cô chỉ mới ở độ tuổi 20.
Jang Jong Hwa (trái) và những đứa trẻ cô nhận nuôi - Ảnh CNN
Nơi cư trú của cô gái trẻ và những đứa bé mồ côi tại thành phố Nampo, cảng lớn nhất CHDCND Triều Tiên, là một căn nhà tuềnh toàng với bốn phòng ngủ và một phòng tắm, ít nội thất, vật dụng đơn giản nhưng mang lại cảm giác thoải mái.
Tuổi thơ bất hạnh
Bản thân Jang Jong Hwa cũng là trẻ mồ côi. Cô sinh ra trong thời kỳ khó khăn, trong lúc nạn đói khủng khiếp hoành hành CHDCND Triều Tiên những năm 1990.
Mùa màng thất bát cùng với khủng hoảng kinh tế sau sự sụp đổ của khối XHCN gây ra nạn đói trên diện rộng. Ước tính có hàng trăm ngàn người chết, trong đó có ba mẹ ruột của Jang. Cô may mắn sống sót và được nhận nuôi.
Cách đây vài năm, khi đến thăm nơi làm việc của mẹ nuôi, Jang bắt gặp ba đứa trẻ mồ côi là ba chị em ruột. Ba mẹ chúng làm việc trong một nhà máy thép và cả hai đều chết bởi một căn bệnh chưa được xác định.
Những người đồng nghiệp của cha mẹ thay phiên nhau chăm sóc ba đứa trẻ tội nghiệp. Jang nhận thấy có gì đó không ổn và cô nghĩ phải mang lại cho chúng một ngôi nhà đúng nghĩa.
Bà mẹ trẻ con
Jang chia sẻ: "Chăm sóc tất cả bọn chúng rất vất vả". Mỗi sáng cô phải dậy nấu bữa sáng, chuẩn bị cho chúng đến trường rồi mới đi làm việc; tiếp đó lại vội vã trở về nấu bữa trưa. Buổi tối, tất bật với việc nấu nướng, giặt giũ quần áo, kiểm tra bài tập cho lũ trẻ. Cô ước tính mình chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm.
Tuy nhiên Jang cũng được mẹ nuôi, bạn bè và hàng xóm chung tay hỗ trợ. Cô kể: "Tất cả mọi người đều góp phần vào. Chính quyền hỗ trợ nhà ở, học phí cũng như đồng phục cho bọn trẻ".
Rồi cô nhận tiếp thêm những đứa trẻ khác có hoàn cảnh mất cha mẹ.
Việc thiện của cô được dư luận chú ý. Thậm chí Jang còn được trao tặng danh hiệu "Thanh niên gương mẫu" tại Đại hội quốc gia tổ chức ở Bình Nhưỡng vào tháng 5 vừa qua. Cô được vinh dự đứng gần lãnh tụ Kim Jong Un.
Cô gái nhớ lại: "Lãnh tụ bắt tay và gọi tôi là "bà mẹ trẻ'".
Theo TTO
Người trẻ Việt và tư duy "há miệng chờ sung rụng"! (Emdep.vn) - Trong các tư duy khiến người trẻ Việt không nhấc chân ra khỏi mái nhà gia đình để tự lập, tư duy "há miệng chờ sung rụng" là tư duy phổ biến nhất! Người trẻ Việt có nhiều tư duy và tính cách hiện đại, bắt nhịp được với lối sống văn minh của lớp thanh niên các nước khác trên...