Đi tù vì tống tiền Apple
ANHKerem Albayrak, 22 tuổi, sống tại Bắc London, đã bị kết án hai năm tù treo vì cố gắng đòi Apple 100.000 USD bằng thẻ quà tặng iTunes.
Theo Cơ quan tội phạm quốc gia Anh (NCA), tháng 3/2017, Albayrak gửi email đến bộ phận bảo mật Apple, trong đó cho biết đã truy cập vào 319 triệu tài khoản iCloud. Người này dọa, nếu Apple không trả khoản tiền chuộc 75.000 USD bằng tiền điện tử hoặc thẻ quà tặng iTunes, tất cả sẽ bị bán cho “những người bạn trên Internet”.
Kerem Albayrak.
Hai ngày sau, thanh niên này tiếp tục gây sức ép bằng cách gửi cho Apple đoạn video về việc mình truy cập ngẫu nhiên hai tài khoản iCloud, đồng thời đăng lên YouTube và một số phương tiện truyền thông.
Video đang HOT
Sau đó, hắn tăng số tiền chuộc lên 100.000 USD, nếu không, sẽ truy cập 250 triệu tài khoản iCloud, đặt lại mật khẩu và thiết lập lại thiết bị của người dùng.
Thay vì nhượng bộ, Apple đã báo cáo nỗ lực tống tiền của Albayrak lên NCA ngay từ khi nhận email. Hacker này bị bắt ngày 28/3/2017 khi đang ở nhà riêng.
Kiểm tra nhà Albayrak, cảnh sát còn phát hiện người này là phát ngôn viên cho một nhóm tin tặc có tên “Turkish Crime Family”. Hồ sơ cho thấy, hắn đoán 99,9% mình sẽ bị bắt, còn nếu không “vẫn sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông”.
Apple cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy hệ thống bị xâm phạm.
Albayrak bị cáo buộc một tội danh tống tiền và hai tội về cản trở truy cập máy tính. Hacker này đã nhận tội hôm 21/12 và bị phạt hai năm tù treo cùng 300 giờ lao động công ích, đồng thời bị giới hạn sử dụng các thiết bị điện tử.
Theo vnexpress
Việt Nam xếp thứ 24 về số lượng tấn công mã độc tống tiền
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện ra một họ mã độc tống tiền kiểu mới nhắm đến các thiết bị lưu trữ mạng (NAS).
Về cơ bản, những loại mã độc này sẽ mã hóa các tệp tin trên thiết bị lưu trữ, yêu cầu người dùng trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu.
Trong quý III-2019, Việt Nam xếp thứ 24 trên thế giới về số lượng tấn công mã độc tống tiền. Dữ liệu từ Kaspersky cho thấy lượng người dùng ở Việt Nam bị nhiễm mã độc tống tiền trong quý III-2019 đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 (từ 2,1% trong quý III-2018 lên 2,2% trong quý III-2019).
Trong khi đó, Indonesia có tỉ lệ người dùng bị nhiễm mã độc tống tiền cao nhất khu vực Đông Nam Á (2,26% trong quý III-2019). Indonesia cũng xếp thứ 23 trong danh sách các quốc gia trên thế giới bị tấn công bởi mã độc tống tiền nhiều nhất.
Trong quý III-2019, Kaspersky đã phát hiện và xử lý thành công 989.432.403 vụ tấn công trực tuyến ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Để giảm nguy cơ nhiễm mã độc, Kaspersky khuyên người dùng và các doanh nghiệp:
- Luôn cập nhật hệ điều hành để loại bỏ các lỗ hổng vừa xuất hiện và sử dụng giải pháp bảo mật uy tín với cơ sở dữ liệu được cập nhật.
- Sử dụng giải pháp bảo mật có công nghệ chuyên dụng như Kaspersky Endpoint Security for Business và Kaspersky Security Cloud nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi mã độc tống tiền.
- Luôn có bản sao lưu mới các file, vì vậy bạn có thể thay thế chúng trong trường hợp bị mất (do mã độc tấn công hoặc thiết bị bị hỏng). Bên cạnh đó, người dùng cũng nên lưu trữ dữ liệu thêm trên đám mây để đảm bảo an toàn.
Theo Kỷ Nguyên Số
Đừng khởi động lại máy tính khi bị nhiễm mã độc tống tiền Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, người dùng không nên khởi động lại máy tính (reboot) sau khi hệ thống bị nhiễm mã độc tống tiền (ransomware), vì hành động này sẽ khiến quá trình mã hóa tập tin bị hỏng, mất các khóa mã hóa (encryption key) lưu trong bộ nhớ. Trong một số trường hợp, việc khởi động lại hệ...