Đi tìm trường đại học có chi phí rẻ nhất tại Anh
Đây là những thông tin hết sức hữu ích cho những bạn nào đang có ý định du học tại vương quốc Anh.
Cuối tháng 12 năm 2013, một nghiên cứu mới được thực hiện bởi nhà cung cấp thanh toán trực tuyến Ukash (nước Anh) so sánh chi phí mà một sinh viên, cũng như du học sinh phải chi trả khi theo học tại các trường đại học hàng đầu tại Vương quốc Anh. Nghiên cứu này dự trên việc so sánh 9 yếu tố bao gồm học phí, chi phí trong nghiên cứu, mức tiền thuê nhà, tiền ăn uống và các sinh hoạt phí khác… và kết quả cho thấy những ngôi trường nằm ở London luôn có mức phí cao hơn rất nhiều so với các trường đại học nằm ở ngoại ô.
Theo nghiên cứu, ngôi trường có mức phí rẻ nhất là Đại học Heriot Watt, tiếp sau là Đại học Edinburgh và Đại học St Andrews. Bởi vì ở các ngôi trường này sinh viên đã được hưởng mức trợ cấp học phí và ngoài ra sinh viên và cả du học sinh còn được tự do tham gia các hoạt động và sự kiện trong trường.
Đại học Kent xếp hạng thứ tư vì là ngôi trường có mức học phí rẻ nhất tại Anh 9.000 bảng Anh (~312 triệu VND) một năm.
Đại học Heriot Watt là ngôi trường rẻ nhất tại Anh.
Khi được hỏi về mức tiền mà họ phải chi trả, các học sinh cũng như du học sinh tại Anh than phiền rằng mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại London, tiền thuê nhà hàng năm đang lên tới 8.710 bảng Anh (~302 triệu VND), cộng với các khoản như nhập cảnh, bảo hiểm xe cộ và việc phải tham gia các sự kiện… khiến cho họ phải mất rất nhiều tiền trong một năm học.
Oxford và Cambridge là những trường đại học đắt nhưng không ở mức cao nhất. Một sinh viên Oxford sẽ phải chi khoảng 16.847 bảng Anh (585 triệu VND) một năm, so với một chi tiêu hàng năm 15.999 bảng Anh (555 triệu VND) tại Cambridge.
Ngôi trường đắt đỏ nhất tại Anh hiện nay là Trường Kinh tế London, theo sau là Đại học London.
Miranda McLean, Giám đốc Marketing của nghiên cứu Ukash, nhận xét về các kết quả: “Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc như vậy về chi phí mà sinh viên đang phải lo lắng trong một năm học. Tùy thuộc vào nơi bạn đang theo học mà các mức phí với bảo hiểm xe hơi, tiền thuê nhà và học phí rất khác nhau”.
Xếp hạng chi phí các trường học tại Anh:
Đại học Edinburgh Heriot-Watt – 28.761 (998 triệu VND)
Đại học Edinburgh – 31.210 (1 tỷ 083 triệu VND)
Đại học St Andrews – 33.603 (1 tỷ 166 triệu VND)
Đại học Kent – 35.344 (1 tỷ 227 triệu VND)
Video đang HOT
Đại học East Anglia – 41.604 (1 tỷ 444 triệu VND)
Đại học Birmingham – 41.727 (1 tỷ 448 triệu VND)
Đại học Warwick – 41.790 (1 tỷ 450 triệu VND)
Đại học York – 42.793 (1 tỷ 485 triệu VND)
Đại học Leicester – 43.139 (1 tỷ 497 triệu VND)
Đại học Lancaster – 43.938 (1 tỷ 525 triệu VND)
Loughborough – 43.965 (1 tỷ 526 triệu VND)
Surrey – 44.264 (1 tỷ 530 triệu VND)
Durham – 44.459 (1 tỷ 543 triệu VND)
Bath – 45.199 (1 tỷ 568 triệu VND)
Exeter – 45.291 (1 tỷ 571 triệu VND)
Đại học Cambridge – 47.997 (1 tỷ 665 triệu VND)
Đại học Oxford – 50.540 (1 tỷ 754 triệu VND)
Imperial College London – 53.822 (1 tỷ 868 triệu VND)
Đại học London – 53.954 (1 tỷ 872 triệu VND)
Trường Kinh tế London – 59.152 (2 tỷ 053 triệu VND)
Theo VNE
Những học trò 8 tuổi phải tự lái đò đi tìm con chữ
Hàng ngày các em phải lênh đênh 5 cây số trên lòng hồ Cấm Sơn sâu vào khoảng trên 90m để đến lớp.
"Người lái đò" 8 tuổi
Hồ thủy lợi Cấm Sơn - hồ thủy lợi lớn thứ 4 miền Bắc, chia cắt xã Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) thành 5 thôn khác nhau, trong đó Đồng Mậm là thôn xa nhất, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 90%. Cả thôn bao gồm một hòn đảo chính là trung tâm, nơi đặt điểm trường tiểu học, và rất nhiều các hòn đảo nhỏ. Để đến Đồng Mậm chỉ có cách đi bằng thuyền máy hoặc thuyền tay, nếu đi bằng thuyền máy sẽ mất 50 phút, còn thuyền tay mất trên 3 tiếng.
Ngôi nhà đơn sơ của em Giáp Văn Đạt (8 tuổi, thôn Đồng Mậm) nằm trên một ốc đảo chỉ có hai hộ dân. Đây là một trong những hòn đảo xa nhất, cách trường tiểu học gần 1 tiếng chèo thuyền.
Mỗi ngày đến lớp, cậu bé Đạt 8 tuổi phải tự mình chèo thuyền mất 50 phút giữa lòng hồ Cấm Sơn sâu chừng 90m.
Mẹ Đạt phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm cho cậu bé mang theo tới trường, bữa trưa cậu bé có cơm nắm với trứng rán đã là sang!
Ba năm nay, kể từ ngày Đạt bước chân vào trường tiểu học, sáng nào cậu bé cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để ăn cơm rồi chèo thuyền đến lớp cho kịp 7 giờ vào học. Còn mẹ Đạt, bà Nguyễn Thị Hồi phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm, gói cơm cho con mang theo đi học.
Bà Hồi chia sẻ: "Nghèo lắm, ai lên đây cũng bảo khổ nhất mà, rừng thì của nhà nước, không được phá, ruộng thì ít, cứ phải đi làm thuê thôi, lo nhất là hôm nào gió bão bố mẹ đi làm không về kịp, cháu nó thì phải chèo thuyền tay đi học, nhà có mỗi cái thuyền máy, chỉ sợ cháu bị lật thuyền".
Ốc đảo chỉ có 2 hộ dân, cô bé Lan hàng xóm dù học lớp 5, lớn hơn Đạt 2 tuổi nhưng không biết chèo thuyền, nên Đạt kiêm luôn nhiệm vụ của người lái đò, đưa Lan đến lớp mỗi ngày. Trên quãng đường lênh đênh gần 5 cây số giữa lòng hồ sâu khoảng 90m, chiếc cặp phao vốn đã đầy sách vở là thứ duy nhất bảo vệ các em.
"Em đi thuyền từ nhà đến trường mất 50 phút, hơi mệt nhưng em cũng quen rồi. Em sợ nhất là hôm nào gió to, em sợ lật thuyền", Đạt nói.
Học để thoát nghèo
Điểm trường tiểu học Đồng Mậm có trên 30 học sinh, chia đều từ lớp 1 đến lớp 5, nhưng chỉ được biên chế 3 giáo viên nên phải dạy ghép khối, lớp 1 được ghép với lớp 2, còn lớp 3 được ghép với lớp 4.
Cô giáo Nguyễn Thị Nga chia sẻ: "Nếu lớp 4 học tiếng Việt thì lớp 3 phải cho học Toán, học so le thế cho nó đỡ ồn. Nói chung là cô giáo phải làm việc liên tục trong một tiết nên cũng rất mệt".
Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Những em may mắn được đi xuồng máy thì thứ duy nhất đảm bảo an toàn cho các em là chiếc cặp phao đầy sách vở.
Thôn đến 90% là hộ nghèo nhưng các em rất mến thầy cô giáo và hiếu học...
...vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Các em học sinh bán trú thì các cô giáo phải ở nội trú. Đều đặn mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, rời điểm trường trung tâm, cô Nga cùng với các giáo viên được phân công, xuống thuyền để vào thôn Đồng Mậm. Hành trang mang theo ngoài đồ dùng cá nhân là lương thực, thực phẩm, đủ để dùng trong một tuần.
"Cứ sáng thứ 2 thì vào, đến chiều thứ 6 thì lại ra, những ngày mưa to sóng nó đánh ướt hết quần áo, chỉ sợ lật thuyền, ra giữa dòng thì lại phải tạt vào các đảo, chờ nó đỡ đi thì mới dám đi tiếp, mới đầu say sóng lắm nhưng giờ cũng quen quen", cô Nga chia sẻ.
"Tôi phải chuẩn bị thực phẩm từ thứ 2, đủ ăn đến hết thứ 6, nói chung là chỉ có đồ khô thôi như cá, lạc, thịt... còn chợ thì chúng tôi không có thời gian đi vì xa lắm, phải đi bằng xuồng mà bọn em không có xuồng, tất cả các buổi sáng lại phải đi dạy, cô giáo vất vả một tý nhưng các em đi học rất đầy đủ, kể cả những hôm trời mưa rét, không em nào nghỉ", cô giáo Lâm Thị Thêu cho biết thêm.
Không đường, không điện, cuộc sống càng khó khăn hơn. Nhưng các em học sinh ở đây lại rất hiếu học. Các cô giáo cho biết, thôn nghèo nhưng phụ huynh và học sinh rất mến thầy cô giáo, hiếu học, dù phải đi đò đến lớp nhưng nắng hay mưa đều không nghỉ buổi học nào. Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Bữa trưa của các em chỉ có cơm nắm và trứng. Thịt, cá là điều còn rất xa xỉ.
Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ học sinh khá và giỏi của Đồng Mậm chiếm trên 50%, còn lại là học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém. Cuộc sống khó khăn, nhưng nhiều năm nay, cả xã Sơn Hải không có bất cứ học sinh nào bỏ học, vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Theo Trithuc
Thang điểm 10 đặc biệt của nền giáo dục Hà Lan Để đạt được điểm 9, 10 ở Hà Lan bạn phải thực sự là một người xuất sắc. Tại Việt Nam học sinh, sinh viên đạt được điểm 10 không phải là quá khó khăn. Và thường chỉ cần đạt 5 điểm là đã qua các môn. Nhưng nền giáo dục Hà Lan lại khác xa. Trước khi có ý định đi du...