Đi tìm nền giáo dục lý tưởng cho Việt Nam
Khác với trí thức thời thuộc địa, Thái Phỉ không lập kế hoạch cải cách giáo dục. Trái lại, ông phác thảo về một nền giáo dục lý tưởng cho nước Việt Nam độc lập trong tương lai.
Suốt đời nhà văn Thái Phỉ (1903 – ?) lo trả lời câu hỏi rằng thế nào là nền giáo dục phù hợp cho Việt Nam. Năm 1941, ở tuổi 38 tuổi, ông xuất bản quyển sách nhỏ Một nền giáo dục Việt Nam mới nhằm trả lời câu hỏi đó một cách hệ thống và ngắn gọn.
Trong Một nền giáo dục Việt Nam mới, cách tiếp cận của Thái Phỉ khác biệt so với đương thời. Nếu trí thức thời thuộc địa chủ trương cải thiện ngay lập tức nền giáo dục thì Thái Phỉ phác thảo về nền giáo dục lý tưởng của một nước Việt Nam độc lập trong tương lai.
Sách Một nền giáo dục Việt Nam mới.
Trước ông, nhiều người đã tìm cách cải cách giáo dục, nhưng “chỉ làm những việc cải cách bề mặt mà không hề chạm đến cái nguyên lý của sự giáo dục”. Cho nên ông chú ý trình bày một quan điểm nhất quán về xã hội, giáo dục và con người.
Về quan điểm xã hội, ông ủng hộ duy lợi chủ nghĩa. Theo đó xã hội được tạo thành từ vô số liên kết cá nhân, và động lực ở đây là lợi ích. Xã hội lý tưởng của Thái Phỉ là nơi mỗi cá nhân theo đuổi lợi ích riêng, đồng thời kìm hãm dục vọng của bản thân, từ đó xã hội sẽ đạt lợi ích chung: thỏa mãn được nhu cầu của nhiều công dân nhất có thể.
Như vậy giáo dục cần góp phần để xã hội đạt lợi ích chung. Với Thái Phỉ giáo dục là chuẩn bị để con người trở thành công dân phù hợp. “Một nền giáo dục hợp lý cũng phải theo cái nguyên lý bất di bất dịch là rèn đúc thiếu niên trở thành những người có đủ lực lượng về vật chất và tinh thần để tự mưu lấy một cuộc sống độc lập”.
“Một người tự lập” ông giải thích là “người sống có nguyên tắc và không chịu rời nó, không bao giờ hy sinh nó và theo đuổi đến cùng”. “Nguyên tắc” mà Thái Phỉ nhắc tới rất đơn giản. Qua giáo dục, mỗi công dân lấy nguyên tắc của xã hội làm nguyên tắc của mình.
Nhưng con người không phải tờ giấy trắng mà nhà giáo dục muốn tô vẽ thế nào mặc lòng. Thái Phỉ do đó xét con người với tư cách một sinh vật. Là một sinh vật, ta không thể không tuân theo những quy luật khách quan của tâm sinh lý.
Video đang HOT
Với Thái Phỉ, cải cách giáo dục không chỉ nhằm dạy thật nhiều kiến thức, mà đó là sự phát triển của nhiều yếu tố từ xã hội, hệ thống giáo dục tới con người.
Thực vậy, “tuổi ấu trĩ chỉ hiểu được những cái cụ thể, mà người ta đã vội nhồi nhét vào óc non của chúng những cái trừu tượng, chẳng chịu cụ thể hóa nó đi thì thật là làm hại ‘con người ta’ vậy”. Cho nên giáo dục không thể cứng nhắc, mà cần hướng khả năng tự nhiên của con người thích nghi với nguyên tắc được đề ra.
Sau khi làm rõ quan điểm nhất quán về xã hội, giáo dục và con người thì Thái Phỉ xét cụ thể tình hình ở Việt Nam. Một xã hội muốn đạt lợi ích chung cần đề ra nguyên tắc và phương hướng kinh tế phù hợp.
Thứ nhất, nền kinh tế được lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm tự nhiên và lịch sử của dân tộc. Với Thái Phỉ đó là nông nghiệp. Vì đặc điểm tự nhiên của nước ta ( nóng, ẩm, nhiều ánh sáng, nhiều mưa) đặc biệt phù hợp để thực vật phát triển, đồng thời mọi chế độ trước đó đều lựa chọn nền kinh tế này.
Thứ hai, nguyên tắc quan trọng nhất của xã hội là sống giản dị. Montesquieu, một nhà tư tưởng thế kỷ 18, viết: Thói xa hoa dựa trên những tiện nghi sắm được bằng lao động của người khác cho nên nó luôn tỷ lệ thuận với tình trạng bất bình đẳng về tài sản. Nghĩa là thói xa hoa là một biểu hiện của bất bình đẳng về lợi ích. Xã hội lý tưởng của Thái Phỉ vì vậy không thể để của cải của quốc gia bị phân chia quá chênh lệch, làm nảy sinh thói xa hoa.
Từ đó ông kịch liệt phê phán cha mẹ không chế ngự được dục vọng sống xa hoa, làm trẻ em bắt chước. Một công dân đã trải qua sự giáo dục của gia đình và xã hội (cha mẹ) còn dễ dãi với bản thân thì những đứa con của họ làm sao chế ngự được dục vọng của mình. Tình trạng này tất yếu đưa xã hội đến sự đồi bại.
Phần lớn tác phẩm chỉ phù hợp với thời đại của tác giả. Một nền giáo dục Việt Nam mới vượt qua giới hạn đó, vì Thái Phỉ là người hiếm hoi tự xây dựng một hệ thống giáo dục cho Việt Nam. Hệ thống của ông chưa đẩy đủ. Chẳng hạn, ông chưa làm rõ tác động qua lại giữa ba yếu tố xã hội – giáo dục – con người, chưa chỉ ra đâu là yếu tố chủ đạo. Nhưng theo dõi quá trình làm việc gian nan của Thái Phỉ, người đọc ngày hôm nay có thể tìm ra cách đặt vấn đề hợp lý nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới.
Đăng Thành
Giáo sư Thái nói đúng thì các nhà soạn sách chương trình 2000 lỗi nặng lắm!
Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi điều kiện học tập của nhiều học sinh còn vô cùng khó khăn, thì việc nhồi nhét quá tải lại càng trở nên phản sư phạm.
Nhu cầu phát triển đất nước hối thúc chúng ta phải cải cách giáo dục, đổi mới giáo dục, để đảm bảo nhanh chóng tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, vững vàng về chất lượng hoàn toàn đúng đắn tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà nhiều biện pháp cải cách đã trở thành "cải lùi".
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, Giáo sư Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán lớp 1 "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, sách Toán hiện hành ở bậc phổ thông, đặc biệt với tiểu học, quá nặng.
"Giáo dục toán học ở phổ thông hiện hành, nhất là với tiểu học, là quá tải và rất nặng. Nó khó đến mức phải là những giáo sư toán học có trình độ tốt mới hiểu hết được", ông Thái đánh giá.
Bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ảnh minh họa: Thùy Linh)
Theo lời Giáo sư Thái thì thấy rằng, suốt gần 20 năm qua, hàng triệu học sinh phải chịu nỗi khổ học tập do chương trình quá tải gây ra, và đằng sau các em là hàng triệu phụ huynh. Tại sao lại "tắc trách" đến vậy?
Các sách giáo khoa hiện hành được làm theo một quy trình rất chặt chẽ, theo như lời Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống trả lời trên Báo điện tử Zing thì công đoạn biên soạn chương trình, viết sách giáo khoa hiện hành được thực hiện như sau:
"Chương trình hiện hành được xây dựng từ năm 2000, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 40 yêu cầu đổi mới Chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
Một hội đồng biên soạn chương trình sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập với nhiều giáo sư, tiến sĩ ở những lĩnh vực khác nhau chia ra thành nhiều tiểu ban phụ trách việc biên soạn chương trình.
Mỗi tiểu ban sẽ chịu trách nhiệm viết chương trình cho một môn học cụ thể. Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được biên soạn xong phải trải qua thẩm định của hội đồng Thẩm định quốc gia với nhiều thành phần khác nhau.
Các thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình sẽ không có mặt trong hội đồng thẩm định để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Sau khi chương trình được thông qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chọn tổng chủ biên, nhóm chủ biên. Từ sự giới thiệu của các cơ quan liên quan, nhóm tổng chủ biên và chủ biên sẽ lựa chọn tác giả và phân công việc biên soạn sách giáo khoa từng cấp cho từng nhóm tác giả.
Sau khi hoàn thành công tác biên soạn sách giáo khoa, sẽ có một hội đồng thẩm định kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đưa sách đi dạy thử nghiệm.
Công tác thử nghiệm sách giáo khoa mới sẽ diễn ra trong 2 năm ở một số vùng miền khác nhau. Giáo viên dạy thử sách giáo khoa mới, góp ý sửa đổi bổ sung qua từng năm. Kết thúc quá trình trên, sách giáo khoa mới sẽ được triển khai đại trà trên cả nước..." [1]
Với một quy trình chặt chẽ nhưng kết quả là cho ra đời một bộ sách giáo khoa "quá tải và rất nặng" như vậy rõ ràng bộ sách đã không đạt yêu cầu.
Giáo dục không phải là một món mỳ ăn liền, cứ tống đại nước sôi vào là ăn ngay được. Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam, khi điều kiện học tập của nhiều học sinh còn vô cùng khó khăn, thì việc nhồi nhét quá tải lại càng trở nên phản sư phạm.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại từng bình luận về chương trình 2000: "Nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì." [2]
Tất nhiên cho đến nay chúng ta chẳng có ai bị phải chịu trách nhiệm vì sự lãng phí gây ra cho ngân sách nhà nước, sách giáo khoa hiện hành gây ra.
Tài liệu tham khảo:
[1] //news.zing.vn/sach-giao-khoa-duoc-bien-soan-va-phat-hanh-nhu-the-nao-post871349.html
[2] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73075/truong-thuc-nghiem-mot-bi-mat-khong-ai-biet.html
Thanh Sơn
Theo giaoduc.net
65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc: Vận dụng mô hình xưa vào giáo dục hiện nay Nếu cải cách giáo dục thì mô hình nào sẽ phù hợp? Tôi lại nghĩ về mô hình của trường HSMN. Thực ra, tất cả các nguyên lý về giáo dục hiện tại là rất đúng. Đã 65 năm qua nhưng những bài học từ mô hình trường học sinh miền Nam đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà vẫn còn nguyên...