Đi tìm chính mình, tìm việc của mình.
Chắc không dưới một lần, bạn tự hỏi ngành mình theo học có phù hợp với mình? Và cũng không ít lần, bạn uể oải với công việc hiện tại và muốn chuyển việc?
Vậy, có khi nào bạn muốn hay thật sự quyết tâm đi tìm một công việc yêu thích, hợp với cá tính của chính bạn?
“Dứt áo ra đi” dù lương cao, sếp gọi
Quang Duy, sinh viên ngành Du lịch, tận dụng nghỉ hè để xin làm tại một khách sạn khá danh tiếng trong khu phố cổ Hà Nội. Vị trí lễ tân theo ca khá hấp dẫn, chỉ làm từ 7h sáng đến 2 giờ chiều, sau đó Duy có thể học tiếng Anh vào buổi chiều và đi chơi với bạn bè mỗi tối. Lương cộng và tiền “boa” của khách giúp Duy có mức thu nhập khá ổn, khoảng 6, 7 triệu đồng/tháng.
Cả ngày đóng bộ áo sơ mi – cà vạt với công việc cứng nhắc, Duy thấy nản và muốn đi tìm một hướng mới để lấy cảm xúc công việc mới. Ảnh minh họa
Tuy nhiên chỉ sau một tháng làm việc, cậu ngày càng thất vọng và tỏ ra bi quan. Duy chia sẻ: “Công việc không nặng nhọc, điều hoà vù vù, máy tính có mạng, ăn sáng buffet nhưng môi trường làm việc cứng nhắc, khô khan làm mình thấy nản. Cả ngày đóng bộ áo sơ mi – cà vạt, giờ giấc đúng tăm tắp như bộ đội, chưa kể công việc của lễ tân ngày nào cũng giống ngày nào, đều như vắt chanh mà cũng chừng ấy việc khiến mình phát oải”.
Cuối tháng nhận lương kèm những lời khen của sếp, Duy vẫn nhất quyết nói lời chia tay không chỉ với khách sạn mà cả công việc lễ tân về sau bởi cậu hiểu, ở bất cứ môi trường nào, công việc ấy cũng không có gì khác biệt hay đột phá. Quay lại trường, Duy không còn hứng thú gì với ngành học mình đã chọn…
“Tẩu thoát”, đi tìm một lĩnh vực mới mẻ
Làm việc trong một công ty truyền thông tên tuổi, L.Hương nhận ra mình không hợp với nghề PR. Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, nhưng công việc thật sự không như cô tưởng tượng như khi học. Những bài PR được đặt hàng, những bài viết hướng đến cái đích doanh nghiệp nhắm sẵn khiến cô nhàm chán. Hương thay đổi nhiều cách viết, hướng tiếp cận và được đồng nghiệp lẫn cấp trên nhận xét là tay bút có góc nhìn độc đáo, phong cách viết đa dạng. Tuy nhiên, Hương vẫn thấy chống chếnh và thấy không học hỏi được gì từ công việc.
Video đang HOT
Sau gần 2 năm, quyết định từ bỏ công ty lẫn cơ hội thăng tiến, Hương đã khiến nhiều người bất ngờ. Đồng nghiệp tưởng cô sang một doanh nghiệp khác với vị trí cao hơn, mức lương hấp dẫn hơn, nhưng không phải thế, Hương ra đi để làm lại từ đầu với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.
Cuộc chạm đích… ngoạm mục
Tại Việt Nam, việc hướng nghiệp chưa được coi trọng dẫn đến nhiều bạn trẻ chọn nhầm nghề. Cho đến khi đi làm, họ mới nhận ra khi ngồi dưới mái trường cấp ba, giữa bộn bề lo toan thi cử, họ đã thiếu cân nhắc khi chọn nghề.
Duy và Hương không hẹn mà gặp nhau tại một trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện trên phố Đội Cấn. Đến trường, gặp tư vấn viên, trong họ đầy hoang mang, không chắc lần này sẽ đi đúng hướng. Tâm lý “chim sợ cành cong” chỉ mất đi sau khi làm bài thi đầu vào với hai môn sáng tạo và tiếng Anh. Bài thi chỉ kiểm tra khả năng sáng tạo và tưởng tượng không gian của thí sinh chứ không bó buộc vào kiến thức sách giáo khoa đã thuyết phục cả Duy và Hương nhập học.
Lễ tốt nghiệp ấm cúng và cảm động của các bạn học viên trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena
Tốt nghiệp và hiện giờ Duy là giám đốc một phòng tranh trang trí nội thất và Hương là thiết kế của tập đoàn truyền thông lớn tại Việt Nam. Hai bạn nhận ra, phải trong môi trường phù hợp, họ mới có thể “cháy” hết mình cho công việc.
Giữa bộn bề bài vở chuẩn bị cho các kì thi, được chăm sóc bởi các hoạt động hướng nghiệp tổ chức đại trà, thiếu chiều sâu, khiến học sinh cấp ba chọn nghề nghiệp khá hời hợt. Học đại học hoặc thậm chí đến khi ra trường đi làm, họ mới nhận ra mình nhầm lẫn và lúc này, phải những người can đảm lắm mới dám làm lại từ đầu. Nếu bạn đang cảm thấy mình lạc hướng, hãy mau chóng tìm con đường mới, bởi sự chần chừ đang chôn vùi chính những cơ hội “cháy hết mình” của bạn.
Theo 24h
Ngành Multimedia ngày càng thu hút bạn trẻ
Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng, ngành Kinh tế không còn được ưa chuộng như mọi năm, Multimedia (Mỹ thuật đa phương tiện) đang trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn và không ít bạn đã tìm được cơ hội nghề nghiệp khi còn là sinh viên.
Bỏ đại học để tìm khả năng "thật"
Đó là trường hợp của Duy Trần, 27 tuổi, hiện là giám đốc công ty Koi Art. Để có được vị trí ngày hôm nay, Duy đã có một quyết định liều lĩnh: bỏ đại học và bắt đầu lại ở FPT Arena với quyết tâm phải có khả năng "thật" trong thời gian ngắn nhất. Duy tâm niệm rằng bằng cấp thôi chưa đủ, kiến thức thật mới tạo nên thành công.
Thử sức và thành công với triển lãm "Cứ làm đi" - một bản sắc của FPT Arena, kết hợp được tính năng hiện đại tương tác của công nghệ Multimedia và tính cô đọng của nghệ thuật đồ hoạ, Duy đã thu hoạch được những kiến thức, kỹ năng về đồ họa, in ấn. Cùng với đó là luồng tư tưởng dám nghĩ, dám làm, sống và làm việc hết mình sôi sục hơn trong Duy.
Triển lãm "Cứ làm đi" do FPT Arena tổ chức luôn thu hút được hàng nghìn bạn trẻ tham dự.
"Với công việc hiện tại là agency chuyên nghiệp và quản lý phòng tranh trang trí nghệ thuật riêng, mình chắc chắn quyết định thay đổi khi xưa là chính xác", Duy cười nói.
Cũng như Duy, Đoàn Xuân Trường, 22 tuổi, hiện là Project Leader tại báo Du học chia sẻ, nghề thiết kế không yêu cầu nhiều về bằng cấp, quan trọng bạn phải chứng tỏ được bản thân mình bằng hiệu quả công việc. Đó là nguyên nhân Trường tìm đến FPT Arena để khẳng định khám phá và khẳng định khả năng của bản thân mình.
Những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ khi nhập học và đảm nhiệm thiết kế chính tại FPT Arena đã giúp chàng sinh viên trẻ này tự tin trước mọi công việc liên quan tới Mỹ thuật đa phương tiện. Và vị trí Project Leader mà Trường đang đảm nhiệm chính là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn ấy của anh bạn.
Sáng học trên giảng đường, tối "cày" ở FPT Arena
Đam mê thiết kế "thai nghén" từ hồi còn học phổ thông, Nguyễn Minh Ngọc (sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương) chia sẻ, ngoài giờ học văn hóa, Ngọc dồn hết tâm huyết vào Photoshop. Từ việc nghịch, tự mày mò phần mềm Photoshop đến việc chỉnh sửa ảnh giúp bạn bè, Ngọc nuôi mộng trở thành desginer từ ngày ấy.
Nhưng đam mê đó buộc phải dừng lại khi bố mẹ bắt cậu thi và học tại một trường chính quy. Và cậu đã khiến bố mẹ mãn nguyện, nhưng ước mơ trở thành một desginer vẫn không mất đi trong cậu. Trong một lần tìm kiếm nơi đào tạo về Thiết kế đồ họa, cậu đã chọn FPT Arena. Cũng chính từ đây, ước mơ của cậu dần thành sự thực.
Ngọc tâm sự: "Nếu coi trọng bằng cấp và đơn thuần chỉ làm kinh doanh thì bằng ĐH Ngoại thương là đủ, nhưng vì đam mê Multimedia từ hồi cấp 3 và cũng vì mong muốn sau này hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nên em đã chọn FPT Arena để trau dồi kiến thức của mình. Em mới học năm đầu nên việc học của em cũng nhàn, vì thế em tranh thủ kết hợp học hai nơi. Buổi sáng em học trên lớp, tối em đến trung tâm FPT Arena để cày thêm".
Cùng một lúc học hai nơi như Ngọc, Lê Thanh Tùng hiện đang có một vị trí nhiều người mơ ước: Giám đốc sáng tạo tại Creativebay JSC. Kết quả này, Tùng có được chính ở quyết tâm, nỗ lực trong những tháng ngày học tại FPT Arena.
Trong giới thiết kế, Lê Thanh Tùng cũng được biết đến với không chỉ được biết đến với vị trí Giám đốc Sáng tạo tại Creativebay JSC mà còn bởi rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ngay khi còn đang theo học tại FPT Arena.
Thích thú với Thiết kế đồ họa, cộng thêm khả năng vẽ vời sẵn có từ nhỏ, năm 2005, Tùng quyết định thi vào ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, năm ấy, anh chàng không đạt được mong muốn.
Ngay sau đó, Tùng quyết định thi và học tại FPT Arena. Nhờ sự nỗ lực của bản thân cộng với việc được sống trong môi trường "đúng chất" tại FPT Arena, Tùng đã tìm ra con đường mới tươi sáng hơn cho mình.
Trong suốt 2 năm học tại FPT Arena, Tùng nhanh chóng khẳng định được "thương hiệu" của mình bằng những tác phẩm ấn tượng, được các giáo viên và người trong nghề đánh giá cao. Thành tích xuất sắc nhất Tùng được nhận là lọt vào Top 5 IAS - Hall of Fame Award Singapore - Giải thưởng danh giá cho các nhà thiết kế trẻ của châu Á.
Tùng chia sẻ: "Chính FPT Arena là nơi trao cho Tùng giải thưởng đầu tiên và chỉ cho Tùng những giải thưởng tiếp theo. Một năm sau, Tùng thi lại đại học và đỗ, như một cách chứng minh "tôi có thể".
Theo dân trí
Đào tạo độc đáo tại FPT Arena Tờ rơi với thông điệp "Ảo như áo - Thật như thịt" của trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena đang thu hút sự chú ý của bất cứ ai khi cầm trên tay. Hình ảnh cùng slogan trên tờ rơi lạ này gây sự tò mò và khó hiểu cho rất nhiều người xem, trong đó có cả những...