Đi thuê nhà trọ, tân sinh viên cần nắm rõ những điều này để tránh bị lừa
Khoảng thời gian đầu tháng 9 hằng năm là thời điểm sinh viên năm thứ nhất bước vào năm học mới. Tại các thành phố lớn, “cho thuê nhà trọ” là từ khóa hot nhất được tân sinh viên tìm kiếm.
“Cho thuê nhà” đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều. Ảnh minh họa.
Thế nhưng, để tìm được nhà trọ phù hợp, an toàn… tân sinh viên nên “bỏ túi” những kỹ năng cần thiết để tránh tình trạng bị lừa.
Nên tìm đến sinh viên tình nguyện để được hỗ trợ
Nhiều năm trước, sinh viên tình nguyện chỉ hỗ trợ tiếp sức mùa thi và các chương trình Mùa hè xanh. Chính vì vậy, nhiều tân sinh viên nhập học đã phải dở khóc dở mếu bởi chưa có kinh nghiệm gì.
Năm nay, trong chiến dịch tình nguyện của Thành Đoàn Hà Nội, nhiều trường Đại học đã thành lập tổ công tác tiếp sức cho các tân sinh viên.
Theo đó, tình nguyện viên sẽ giúp đỡ sinh viên ở các bến xe, liên hệ với chủ nhà trọ xung quanh khu vực trường để tìm hiểu về giá cả và tư vấn cho “đàn em”.
Vì vậy, các bạn trẻ khi lên thành phố nhập học, có điều gì chưa biết hay cần tư vấn, có thể liên hệ ngay với Đoàn trường của mình để được trợ giúp.
Đừng quá tin vào những lời quảng cáo
Không phải chủ nhà trọ nào cũng có ý định mồi chài hay lừa các bạn trẻ nhưng trường hợp này đã từng xảy ra nhiều. Lợi dụng lần đầu xa nhà lên thành phố, các em còn trẻ và bỡ ngỡ, lại chưa va chạm nhiều nên có nhiều cò mồi đã lợi dụng lừa gạt tân sinh viên.
Video đang HOT
Những tò rơi được phát ra cho thuê nhà trọ giá rẻ, thế nhưng khi đưa đến nơi thì xa trường, phòng bẩn, lụp xụp và không đảm bảo an ninh.
Không thuê được nhà đã bực mình nhưng khổ hơn là cò đòi tiền môi giới. Vừa lên thành phố, nhiều em đã không tránh được tiền mất tật mang.
Không có chuyện mất tiền để có chỗ ở trong ký túc
Theo khảo sát trên địa bàn các quận, huyện: Tại các khu vực các quận: Đống Đa (gần trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi), Cầu Giấy (gần ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thương mại), Hai Bà Trưng (gần ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng),…nhu cầu của sinh viên thuê nhà trọ rất cao và giá cả cũng leo thang theo.
Việc có được một chỗ ở trong ký túc xá là mơ ước của nhiều bạn trẻ, thế nhưng, do diện tích không nhiều, ký túc xá thường chỉ hỗ trợ cho các em sinh viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo, con em gia đình thương binh liệt sĩ nên rất khó để có thể vào ở.
Lợi dụng tình hình này, nhiều cò đã giới thiệu rằng có thể lo được chỗ ở trong ký túc xá, chỉ cần mất một khoản tiền và photo giấy tờ là xong.
Sinh viên năm đầu nhẹ dạ vội tin ngay và mất một khoản tiền cho mồi. Cuối cùng, tiền thì mất mà chẳng biết kêu ai.
Tìm người ở chung
Ở chung phòng để giảm thiểu chi phí là điều mà hầu hết sinh viên lựa chọn, nhưng việc tìm người ở ghép như thế nào cho hợp lý thì sinh viên năm đầu dường như chưa có kinh nghiệm.
Không nhất thiết vừa lên trường, còn bỡ ngỡ, bạn phải tìm được người ở chung ngay. Việc ở chung phòng với người không hợp tính cách hoặc có nhiều mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.
Kinh nghiệm nên nhớ
Khi đến xem phòng các bạn nên tìm hiểu kỹ về tình hình điện nước khu vực mình thuê trọ có hay bị cắt ko? Giá cả có tăng không?…
Khi đã chọn được phòng trọ các bạn hãy mạnh dạn đàm phán mức giá thuê thấp hơn giá chủ nhà đưa ra. Sau khi thống nhất giá cả với chủ nhà, phải làm hợp đồng thuê nhà, yêu cầu chủ nhà cam kết trong thời gian 6 tháng đến 1 năm không tăng tiền nhà.
Việc sử dụng điện, nước sinh hoạt cũng cần lưu ý và cam kết từ đầu, nếu có thể hãy dùng đồng hồ riêng.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Những nỗi "ám ảnh" của sinh viên năm thứ nhất
Thức trắng đêm để "rình" thời khóa biểu như mong muốn để đăng ký được tín chỉ học; làm sao để "qua" được môn học mang tên "ác mộng", nhất là đối với sinh viên nữ; hay làm sao để thuyết trình "ngon lành" trước đám đông... đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít sinh viên.
Là sinh viên năm 2 của Đại học Ngoại ngữ, N.T chia sẻ : Khi vào trường, em được thông tin là hoàn toàn có thể làm chủ thời gian đăng kí những môn mình muốn vào giờ mình chọn. Nhưng sự thật là lần nào em vào đăng ký cũng khó khăn và nhìn thấy môn nào còn thì vơ vội chứ cũng không sắp xếp được thời gian gì hết".
Đăng ký tín chỉ là một trong những nỗi "ám ảnh kinh hoàng" của sinh viên. (Ảnh: Sống trẻ)
V.H.H đã ra trường được hơn 4 năm, mỗi lần nhớ về thời sinh viên, H "ám ảnh kinh hoàng nhất" chính là việc đăng ký môn học.
V kể: "Mình buộc phải thức xuyên đêm vì chẳng thể biết được hệ thống đăng ký tín chỉ của nhà trường sẽ mở cửa vào lúc nào nên có lịch đăng ký là lúc nào mình cũng luôn ở trong tâm thế sẵn sàng "giành giật từng chỗ học" với hàng trăm sinh viên khác.
Đăng ký tín chỉ học thôi mà căng hơn cả "đánh trận". Có kỳ mình phải mượn hai máy tính túc trực, rủ cả nhóm bạn thức cùng nhau và thay phiên cập nhật tình hình, vào được đăng ký là í ới "đồng bọn" ngay còn kịp".
Thế nhưng "cuộc chiến" chỉ thực sự bắt đầu khi sinh viên nào cũng cố chọn những lớp mình ưng ý nhất cho mình cả về thời gian và giảng viên dạy.
"Thú thực, trước khi đăng ký chúng mình phải tham khảo những anh chị khóa trên xem giảng viên nào dạy hay, dễ hiểu thì "nhằm" đúng lớp giảng viên đó để đăng ký. Nhưng oái oăm là số lượng người ở mỗi lớp lẫn số lớp đều có hạn nên những có giảng viên "xịn" bao giờ cũng nhanh hết, thế nên ai nhanh chân thì được. Nhiều lần mình vào chậm một tí thôi đã thấy các lớp trống trơn, khi thì đang đăng ký dở thì hệ thống lại dở chứng, chọn lại từ đầu, căng thẳng lắm", một sinh viên tại Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay.
Nỗi ám ảnh làm sao qua được môn "nhảy xa ưỡn thân"
Nữ sinh "khốn khổ" vì học phần thể dục. (Ảnh: Yan)
Là một nữ sinh khoa Văn (ĐH Sư phạm Hà Nội), N.T.H chia sẻ: "Môn thể dục thực sự là một áp lực "kinh hoàng". Em phải học 4 học kỳ môn thể dục với một số chuyên đề như thể dục nhịp điệu, nhảy xa ưỡn thân, bóng chuyền. Với những học phần cơ bản như chạy bền hay tập thể dục 32 động tác, em còn có khả năng vượt qua, còn các học phần bóng chuyền hay nhảy xa ưỡn thân thì "thực sự là điều kinh khủng".
Mỗi sinh viên phải hoàn thành 4 kỳ thể dục với 4 chuyên đề là coi như hoàn thành môn học nhưng em đã phải trải qua tận 7 kỳ học thể dục với lý do là học lại vì không qua. Riêng môn nhảy xa ưỡn thân em phải học lại tới 2 lần mới đủ điểm đặt ra với mức tối thiểu. Nhớ lại ngày ấy, sáng nào cũng dậy sớm ra sân vận động của trường và nhờ đứa bạn trong ký túc xa kèm cho môn này.
Thế nhưng đến khi kiểm tra kết thúc học phần, lần thứ nhất em nhảy không đạt, lần thứ 2 giảng viên cho cơ hội nhưng thầy đã nói "thực sự thầy thấy em đang "nhảy lầu" chư chả phải nhảy xa ưỡn thân".
Đến lần thứ 2 học lại không qua môn nhảy xa ưỡn thân huyền thoại, em đã khóc luôn tại sân".
Theo infonet
Sôi động nhà trọ đầu năm học Làng đại học Thủ Đức là nơi tập trung số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học tập. Vì vậy, mỗi năm nhu cầu chỗ ở tăng lên rất lớn. Năm nay cũng không phải ngoại lệ. Khu B của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Thanh Thảo Phân vân chỗ ở đầu năm học Làng...