Đi thực tập tiền tiêu nhiều hơn tiền lương, làm sao để tránh?
Bài học quản lý chi tiêu sau những sai lầm thời đi thực tập.
Thực tập là một cách để các bạn trẻ cải thiện kinh nghiệm cũng như khả năng làm việc của bản thân. Đi thực tập cũng là cách tốt để làm quen với môi trường công sở, cách tương tác, làm việc nhóm cùng đồng nghiệp.
Song, bởi vì chưa có nhiều kinh nghiệm, khoản thu nhập của thực tập sinh thường dừng ở mức hỗ trợ được cho là khá thấp. Mặt khác, thực tập sinh khi đi làm cũng sẽ có những khoản chi tiêu giống các nhân viên văn phòng khác chẳng hạn ăn trưa, bữa xế, tiền đi lại… Điều này trở thành vấn đề nan giải với nhiều bạn trẻ, khó khăn trong việc tìm cách cân đối giữa chi tiêu và thu nhập.
Số tiền chi tiêu hàng tháng luôn lớn hơn lương thực tập
Hà My (21 tuổi) đi thực tập với số tiền lương nhận hàng tháng là khoảng 3 triệu đồng. Cô bạn chia sẻ rằng bản thân vẫn chưa hoàn toàn độc lập về tài chính nên hiện nay vẫn được bố mẹ hỗ trợ tiền bạc và luôn tiêu nhiều hơn phần lương thực tập hàng tháng. Khoản tiền 3 triệu đồng/tháng chỉ đủ cho những bữa ăn trưa và bữa xế của Hà My cùng đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, Ngọc Trân (20 tuổi) chia sẻ rằng thực tập sẽ không có lương mà thay vào đó là trợ cấp. “Hàng tháng, số tiền mình nhận được từ công việc thực tập dao động 1,5-2,5 triệu đồng dựa trên số buổi đi làm. Tháng nào làm nhiều thì mức nhận được sẽ tăng. Song, quy chung thì số tiền này cũng khá là khó khăn để xoay sở chi phí ăn uống đặc biệt là ở khu vực trung tâm”.
Công ty Ngọc Trân nằm ở quận 1, có nhiều hàng quán và các trung tâm thương mại. Do vậy, tháng đầu tiên đi thực tập, cô bạn đã chi tiêu khá thoải mái dẫn đến chưa hết tháng là đã hết tiền rồi. “Câu nói “thực tập sinh đi làm vì đam mê” hiện nay đang rất phổ biến, không chỉ bản thân mình mà những bạn thực tập sinh chung với mình đều gặp tình trạng như vậy. Nhưng mà không sao, tụi mình xem đây là một bài học giúp trân trọng đồng tiền và công sức của bản thân hơn”.
Ngọc Trân
Thói quen chi tiêu thay đổi khá nhiều sau khi đi thực tập
Từng là một người có thói quen chi tiêu khá phung phí, bây giờ khi đi làm Ngọc Trân đã học được cách cân nhắc kỹ càng trước khi tiêu tiền. Bây giờ nếu có 10 đồng thì cô bạn sẽ sử dụng 5 cho những thứ cần thiết, 3 để dành vào tiền tiết kiệm và 2 để đầu tư. Nghe có vẻ khó nhưng Ngọc Trân chia sẻ rằng khi liên tục giới hạn chi tiêu như này vậy, nó sẽ thành thói quen. Và cô bạn cảm thấy rất hài lòng với điều đó vì bản thân đã chi tiêu hợp lý hơn.
Mặt khác, Hà My từ một người đa phần tự nấu ăn ở nhà, khi đi làm vì công ty khá xa nhà nên chuyển sang ăn ngoài hoàn toàn. “Bữa trưa, mình sẽ đặt cơm đến công ty, đi làm về mình cũng ghé quán ăn tối luôn cho tiện. Ngoài ra khi đi làm, mình sẽ chi tiêu nhiều hơn vào khoản áo quần đi làm, sắm những món đồ để mình có thể tự tin hơn. Uống trà sữa mỗi ngày vào buổi chiều cũng là khoản phát sinh khi đi làm”.
Video đang HOT
Hà My
Còn đối với Ngọc Quỳnh (24 tuổi), cô bạn nhận mức lương thực tập là 5 triệu đồng/tháng. Do đã đi làm thêm khá nhiều trước đó, tập quản lý tài chính cá nhân từ sớm cho nên thói quen chi tiêu không có nhiều sự thay đổi khi đi thực tập. “Từ khi đi làm thêm, mình đã luôn lên kế hoạch phải tiết kiệm được 500 nghìn – 1 triệu đồng/ tháng. Đến bây giờ khi đi làm có mức lương nhiều hơn, mình sẽ cố gắng đến nâng mức có thể tiết kiệm lên”.
Lên kế hoạch ra sao cho những khoản chi công sở không thể tránh?
Đi làm gần như không thể tránh những khoản chi tiêu được gắn liền với dân công sở chẳng hạn như bữa trưa, đi giao lưu cùng đồng nghiệp hay những bữa xế, tiền đi lại… Tuy nhiên, với mức thu nhập khá thấp của thực tập, chi tiêu ra sao cho phù hợp?
Khoản chi tiêu lớn nhất của Ngọc Trân là dành cho đi lại và đồ ăn. “Vừa rồi khi xăng tăng giá, di chuyển từ Thủ Đức lên công ty mình ở quận 1 không những tốn nhiều thời gian mà còn tốn rất nhiều xăng. Thế nên lúc đó, phương án cấp bách của mình là mình sẽ đi xe buýt. Với thẻ sinh viên thì vé xe chỉ 3.000 đồng mà còn được ngồi trong máy lạnh nữa, hoặc mình cùng bạn sẽ đi chung 1 xe máy lên nếu hôm đó cần đi gấp chẳng hạn”.
Còn đối với ăn uống, cô bạn cũng đã chuyển sang tự làm những món “eat-clean” đơn giản làm sẵn từ nhà và mang lên công ty ăn như là ngũ cốc, bún gạo lứt, rau củ luộc, trứng, ức gà… vừa tiết kiệm vừa tốt sức khỏe.
Còn đối với Ngọc Quỳnh, điều đầu tiên để không bị ảnh hưởng đến tài chính cá nhân là không bao giờ đi thực tập không lương. Ít nhất khoản hỗ trợ cũng phải đủ để bù vào cho những chi phí khi đi làm.
Ngoài ra với những khoản chi công sở như các bữa ăn cùng đồng nghiệp có thể linh động. “Trong trường hợp này mình sẽ tính theo từng khoản, ăn sáng với ăn trưa là những khoản bắt buộc phải tiêu. Ăn bữa xế thì tùy tình hình, giới hạn 1-2 lần/ tuần. Đi ăn đi chơi buổi tối cũng vậy”.
Ngọc Quỳnh
Trong câu chuyện bữa xế, theo kinh nghiệm của Ngọc Trân nên cân nhắc có thật sự cần thiết hay không, tránh bị FOMO. Ngoài ra, dù với mức lương thấp cũng nên chia nhỏ thu nhập của bản thân và ghi chép lại những chi tiêu và đặt mục tiêu tài chính cho bản thân.
“Nên để riêng tiết kiệm ít nhất 10% lương mỗi tháng. Khi tiêu xài chạm đến 20-30% lương, hãy nên từ chối tất cả các nhu cầu không thiết yếu như bữa xế, đi cà phê, đi chơi… để chắc chắn là mình sẽ không tiêu lố tiền lương”, Ngọc Quỳnh nhấn mạnh.
Cô gái 9x chia sẻ 5 cách thiết lập lối suy nghĩ chi tiêu giúp tiết kiệm hiệu quả
Với lối suy nghĩ về tiền bạc này đã giúp Hà Trang tiết kiệm hơn rất nhiều trong cách chi tiêu hàng ngày của mình.
Làm thế nào để tiết kiệm tiền là câu hỏi của rất nhiều người. Việc không có thói quen tiết kiệm tiền khiến nhiều người dù đã đi làm lâu năm nhưng lại không có khoản tiết kiệm phòng thân. Và cũng không ít người gặp phải vấn đề về tài chính khi luôn đau đầu để làm sao không "vung tay quá trán".
Thế nên để có tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập, bạn cũng cần quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và điều đó luôn bắt nguồn từ những cách suy nghĩ tích cực và hợp lý trong quản lý chi tiêu. Bởi thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ lối suy nghĩ dẫn đến thói quen cá nhân.
Hà Trang (24 tuổi) hiện đang làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội tự đánh giá bản thân là người không có tính tự kỷ luật cao. Nếu Trang chỉ đặt ra mục tiêu cố gắng mỗi tháng chỉ tiêu vài triệu thì chắc chắn sẽ không thành công. Vì thế Trang sẽ cố gắng bắt đầu từ trong suy nghĩ của mình rồi để suy nghĩ đó chi phối mọi quyết định chi tiêu và mua sắm.
1. Luôn luôn nghĩ tiết kiệm là đang "trả lương" cho chính bản thân mình
Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng số tiền mà bạn nhận được mỗi tháng chính là mức lương của mình. Nhưng Trang thì không nghĩ vậy. Số tiền mà Trang "giữ lại" sau khi đã chi tiêu mỗi tháng thực chất mới là số lương đã nhận được. Còn số tiền mà Trang chi tiêu cho bản thân bao gồm mua sắm quần áo, xem phim, vui chơi giải trí thực chất là đang phải "trả lương" cho người khác.
Chính vì thế, bằng mọi cách Trang sẽ giảm số tiền trả lương cho người khác này xuống thấp nhất có thể. Bằng cách đặt hạn mức chi tiêu chỉ 20% thu nhập cho khoản này mỗi tháng.
Trang luôn đặt hạn mức chi tiêu cho các khoản mua sắm dưới 20% trên tổng thu nhập. Ảnh minh họa.
2. Nếu tôi tiết kiệm được 1 triệu, nó sẽ bằng 1,5 triệu đi kiếm
Tại sao Trang lại nghĩ vậy? Là bởi 1 triệu Trang kiếm ra sẽ bao gồm thêm "phí phát sinh khác" như tiền xăng xe, ăn uống, quần áo, chi phí cho các mối quan hệ, lại mất thêm cả thuế thu nhập cá nhân (sương sương nhẹ cũng tăng thêm 10% đến 20%) rồi.
Nhưng 1 triệu Trang tiết kiệm được thì không mất thêm bất cứ khoản phí phát sinh nào cả, thậm chí gửi ngân hàng hay đầu tư còn sinh thêm lời lãi. Vậy kiếm tiền chắc chắc không hiệu quả bằng tiết kiệm rồi.
Trang luôn suy nghĩ việc tiết kiệm mang tới nhiều lợi ích hơn là cố gắng làm thật nhiều việc để kiếm tiền. Ảnh minh họa.
3. Tất cả những thứ dùng tiền để mua (ngoại trừ bất động sản) thì đều là tiêu sản
Nếu là một người quan tâm đến vấn đề môi trường và rác thải thì chắc hẳn mọi người sẽ biết cả thế giới đang trong thời kỳ bảo vệ môi trường. Bạn mua món đồ gì thì đến một lúc nào đó cũng sẽ hỏng, hoặc đơn giản là chán rồi vứt đi. Những món đồ đó sẽ nằm ở bãi rác và chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Từ bộ quần áo, chiếc túi, đôi giày, đôi dép... Trang luôn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua. Có thật sự cần thiết hay không, hay chỉ là sự yêu thích tạm thời lúc đó. Trang thường dành 24 giờ thậm chí là 48 giờ để suy nghĩ về quyết định mua sắm của mình. Một món đồ lâu nhất Trang từng bỏ vào giỏ hàng mua sắm online tới 1 tháng để suy nghĩ xem liệu có nên mua nó hay không. Và cuối cùng, câu trả lời là không cần thiết.
Thế nên việc lọc bỏ những món đồ được cho là không cần thiết, chỉ phục vụ cho nhu cầu thích thì không nên chi tiền. Trang chỉ bỏ tiền cho những thứ cần mà thôi.
Đối với Trang, tất cả những thứ dùng tiền để mua (ngoại trừ bất động sản) thì đều là tiêu sản. Nên hạn chế mua những thứ chỉ vì thích. Trang chỉ mua những thứ bản thân cảm thấy cần thiết thôi. Ảnh minh họa.
4. Cứ tiêu mỗi triệu hoang phí là tôi phải đi làm thêm vài chục tiếng để kiếm lại
Chi tiêu hoang phí đồng nghĩa với việc bạn phải "nai lưng" ra làm để kiếm tiền chiều chuộng việc mua sắm đó. Càng tiết kiệm, biết hạn chế chi tiêu thì bạn càng nhẹ gánh tài chính hơn nhiều. Là người có mức lương và tổng thu nhập không cao, mỗi tháng dao động từ 9 - 12 triệu nên Trang hiểu rất rõ điều này.
Thay vì làm nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến quá tải và áp lực cao thì Trang lựa chọn tiêu ít và tiết kiệm hơn. Với mức lương này, Trang vẫn có cuộc sống độc thân thoải mái ở Hà Nội mà mỗi tháng còn để dư được 30% đến 40% tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
Mỗi tháng Trang chỉ thay đổi khẩu phần ăn "sang chảnh" hơn từ 1-2 lần. Những ngày còn lại, chủ yếu Trang nấu cơm với các nguyên liệu bình dân, không đắt tiền. Ảnh minh họa.
5. Mua thật nhiều đồ cũng không mang lại hạnh phúc
Thời gian này, Trang có đang tìm hiểu và theo đuổi lối sống tối giản. Bởi Trang thấy chủ nghĩa tiêu dùng đi cùng với sự phát triển của thời trang nhanh cũng như online shopping đã khiến rất nhiều bạn bè và những người thân quen của cô rơi vào việc chi tiêu không kiểm soát được.
Cũng có rất nhiều người ca thán và cảm thấy mệt mỏi vì có quá nhiều đồ. Nên Trang nhận ra rằng mình không nên dành cả đời làm việc cật lực để có tiền mua những thứ mà thực chất không cần thiết, mà mục đích cuối cùng cũng chỉ vì chỉ để thể hiện trước mặt người khác. Thế nên việc mua nhiều đồ cũng không phải cách mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.
" Một khi đã quán triệt được những tư tưởng này rồi, thì việc tiết kiệm sẽ không còn là kỷ luật khắt khe và hà khắc giống nhiều người tưởng nữa. Nó lại dễ dàng, tự nhiên như hơi thở vậy", Trang chia sẻ.
Tiết kiệm được nửa triệu USD dù chỉ làm việc 7,5 giờ mỗi tuần Từng ngập trong nợ nần, người phụ nữ 35 tuổi nhận ra mối tương quan giữa bản thân và tiền bạc không nằm ở số tiền kiếm được mà nằm ở cách quản lý chi tiêu. Cô Diania Merriam (35 tuổi) là người dẫn chương trình cho một podcast về tài chính, cô hiện đã nghỉ hưu một phần vì tích lũy trong...