Đi thả diều, bé trai 4 tuổi bị rắn lục tre cắn
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện này vừa cấp cứu cho 1 trẻ nhỏ quê Đồng Tháp bị rắn lục tre cắn.
Theo đó, bệnh nhi tên Q.V 4 tuổi. V. được ba mẹ đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị rắn cắn. Bệnh viện tuyến dưới đã sơ cứu, xét nghiệm và dùng huyết thanh kháng độc tố rắn lục tre truyền khẩn cấp, sau đó bé V. được chuyển đến.
Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé được các bác sĩ tiến hành hồi sức chống độc.
Trước đó, cậu bé Q.V khi đang chơi cùng với các bạn thả diều trên đồng. Vì quê của bé V. là miền sông nước. Trong lúc mải chơi, bé vô tình ngã vào bụi cỏ ven đường. V. la thất thanh gọi mẹ mình bị rắn cắn. Mẹ của V. còn nghĩ còn bị cành cây hoặc gốc cỏ chọc vào chân. Nhưng khi đến gần xem chân con phát hiện có con rắn lục tre đang bò khu vực đó.
Cháu bé được đưa ra sơ cứu vết chân có máu chảy. Mẹ bé vội vàng cho con đến bệnh viện. Chỉ trong vòng vài chục phút trên đường chuyển viện, bàn chân chuyển sang màu xanh tím dần và sưng nề.
Các bác sĩ cho biết rất may loại rắn cắn được người nhà phát hiện là rắn lục tre, không phải loại siêu độc từ rắn lục đuôi đỏ, và các xét nghiệm của V. hiện tại đã cho thấy những cải thiện về chức năng gan thận và rối loạn đông máu…
BS Nguyễn Cát Phương Vũ – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết khi bị rắn cắn hãy nhớ gọi 115 ngay lập tức – ngay cả khi bạn nghĩ rằng con rắn không có nọc độc.
Bé Q. V. đã điều trị sau khi bị rắn cắn.
Các cách sơ cứu rắn cắn:
Video đang HOT
Khi bị rắn cắn cần rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề, chú ý không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.
Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không chích rạch tại vết thương, nặn hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc… Sau đó, nạn nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị. Không nên buộc ga ro (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép.
Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
Nếu nạn nhân bị liệt do nọc độc rắn thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo…
Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ ra máu thêm.
Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Trẻ 13 tuổi nguy kịch vì sốt xuất huyết ở Trà Vinh: 4 trường hợp nhất định bố mẹ phải đưa con đi viện
Sốt là phản ứng của cơ thể với môi trường và cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp trục trặc về sức khỏe. Hiện dịch sốt xuất huyết đang lưu hành nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Nguy kịch vì sốt xuất huyết
Bé trai B.M.M (13 tuổi, ở Trà Vinh), được chuyển viện đến Bệnh Viện Nhi Đồng TP.HCM với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.
Sau khi nhập viện, bệnh nhi được điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hồi sức tích cực như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục...
Tuy nhiên, sau 1 ngày nhập viện, diễn tiến bé phức tạp, tái sốc 1 lần, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, xuất huyết tiêu hóa nặng, bé suy hô hấp nặng dần sau đó được đặt nội khí quản thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.
Bệnh nhi được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc tổng cộng hơn hai lít để giải quyết tình trạng rối loạn đông máu và xuất huyết tiêu hóa nặng, chọc dò dịch ổ bụng để giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch màng bụng lượng nhiều, truyền dịch chống sốc, truyền các chế phẩm máu theo mục tiêu.
BS cấp cứu cho bệnh nhi
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực & Chống độc, cho biết đây là một trong những trường hợp rất nặng được các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực cứu sống thành công.
Cháu bé bị thất thoát huyết tương nặng và kéo dài, thể hiện qua tràn dịch màng phổi và màng bụng rất nhanh, Albumin máu giảm rất thấp. May mắn là bé được giúp thở đúng thời điểm, dẫn lưu ổ bụng có kiểm soát đảm bảo tưới máu ổ bụng và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời, nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan...
Khi nào sốt cần cho trẻ đi viện
So với những tuần trước, số ca mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện đang tăng, dự kiến còn tăng mạnh trong những ngày tới.
Theo BS Nam, sốt là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ em. Hàng ngày có 50% trẻ đến khám vì sốt. Nguyên nhân sốt ở trẻ đa phần diễn tiến cấp tính các nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và một sô nguyên nhân khác.
Bác sĩ Nam cho biết sốt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể em bé có bất thường và cần tìm nguyên nhân để khám và điều trị. Có những bé vào viện trong tình trạng nặng nhưng ba mẹ không biết con có sốt không nhưng cũng có bé vào viện diễn tiến nhanh không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Bác sĩ Nam nhấn mạnh khi trẻ bị sốt, ca mẹ cần nhớ kỹ ít nhất một trong các điều kiện sau để cho con đi viện.
- Trường hợp thứ nhất, bé dưới 3 tháng.
- Trường hợp thứ hai, bé sốt trên hai ngày.
- Trường hợp thứ ba, sốt cao li bì, ói, khó thở.
- Trường hợp thứ tư, sốt nhưng không hạ sốt khi uống thuốc hạ sốt.
ThS.BS CK2 Nguyễn Trần Nam - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 phải cho uống hạ sốt. Sau uống hạ sốt 1 tiếng sẽ cặp nhiệt độ lại 1 lần vì có thể thuốc không đúng liều. Trường hợp sốt cao không hạ, cần đưa trẻ đến bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
Bác sĩ Nam cũng lưu ý hiện đang có dịch sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng. Nước ta đã ghi nhận một số trường hợp mắc sốt xuất huyết tử vong vì chủ quan, tự ý điều trị tại nhà. Bất cứ ai có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, nghi ngờ mắc sốt xuất huyết... cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Loài rắn có nọc cực độc khiến 2 người An Giang nguy kịch Chàm quạp là một trong những loài rắn cực độc tại Việt Nam. Nó có thể làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi và khiến tim ngừng đập chỉ trong vài phút. Sau 6 ngày nhập viện, tình trạng 2 bệnh nhân ở An Giang bị rắn độc rắn khi đi cắt sả còn khá nặng do rối loạn đông máu,...