Đi tắm thấy vật lạ ở “phần dưới”, người phụ nữ khám mới biết mắc bệnh chị em dễ gặp
Một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở những phụ nữ đã sinh con nhiều lần hoặc phụ nữ lớn tuổi đó là bệnh sa sinh dục, căn bệnh khiến cho phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày và khi quan hệ tình dục.
Lý Vĩ Hạo, bác sĩ Phụ sản của Bệnh viện Chấn Hưng (Đài Loan) chia sẻ với Ettoday, trên lâm sàng phụ nữ sinh 5 người con, khả năng bị sa tử cung khoảng hơn 40%, xác suất tỷ lệ thuận với số lần sinh. Ngoài việc sa trực tràng từ hậu môn, cũng có thể rơi ra từ “phía trước”, loại phổ biến nhất là sa tử cung.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo từng tiếp nhận trường hợp người phụ nữ bị sa âm đạo.
Bác sĩ Lý nhớ lại đã từng tiếp nhận một bệnh nhân nữ 58 tuổi, năm 40 tuổi vì vấn đề kinh nguyệt do u xơ tử cung gây ra, không chịu nổi nên đã quyết định cắt tử cung.
Không ngờ rằng, sau khi cắt bỏ tử cung, trong khi tắm rửa, người phụ nữ sờ thấy phần dưới “vùng kín” như có một quả bóng lồi ra. Đôi khi đi đại tiện còn cảm thấy có vật gì đó rơi xuống từ phần dưới cơ thể, thậm chí khi đi bộ vùng kín xuất hiện máu. Người phụ nữ tự hỏi: “Tử cung đã cắt rồi, rốt cuộc còn thứ gì rơi ra?” Sau đó, người phụ nữ đến bệnh viện để kiểm tra. Không ngờ, khi người phụ nữ vừa cởi quần để thăm khám, bác sĩ đã nhìn thấy “một miếng thịt” ở vùng kín.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo giải thích rằng, người phụ nữ bị “sa âm đạo”. Mọi người thường thấy sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa đại trực tràng, nhưng không biết rằng thực tế âm đạo cũng bị sa trễ. Bác sĩ nói, trong trường hợp bình thường, trên âm đạo có tử cung, được hỗ trợ bởi các dây chằng, một khi tử cung bị cắt bỏ, dây chằng không nối với âm đạo, đâm đạo sẽ mất các điểm hỗ trợ, cộng với trong quá trình sinh nở dây chằng liên tiếp bị kéo căng, khi tuổi càng lớn âm đạo càng lỏng nhão, rất dễ giống như một cái túi rơi ra khỏi cơ thể.
Sa sinh dục ở phụ nữ?
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Sa sinh dục trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng.
1. Các mức độ sa sinh dục ở nữ
Dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục.
- Sa sinh dục độ I:
Video đang HOT
Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.
Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.
Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.
- Sa sinh dục độ II:
Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.
Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.
- Sa sinh dục độ III:
Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.
Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.
2. Triệu chứng sa sinh dục ở nữ:
- Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn.
- Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): Đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu, bí đái.
- Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): Đại tiện khó, táo bón, bệnh nhân hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn.
- Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát.
- Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Theo khampha
"Đoạn tuyệt" với sa sinh dục - bàng quang nhờ kỹ thuật nội soi hiện đại nhất thế giới
Vinmec Nha Trang là bệnh viện đầu tiên tại miền Trung áp dụng phương pháp nội soi ổ bụng điều trị bệnh sa sàn chậu chỉ sử dụng 1 miếng lưới treo thành trước, giảm thời gian phẫu thuật cũng như thời gian phục hồi, điều trị triệt để bệnh.
Đây là phương pháp tiên tiến đang áp dụng ở Pháp, được coi là lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh tiểu không kiểm soát, sa tử cung, sa bàng quang ở phụ nữ.
40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu
Các cơ quan của vùng chậu gồm bộ phận âm đạo, tử cung và cổ tử cung, niệu đạo, bàng quang, trực tràng và ruột non, được các cơ và dây chằng của bộ phận sàn chậu nâng đỡ. Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò quan trọng điều khiển việc đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục, sinh nở của người phụ nữ.
Sự lão hoá theo tuổi tác có thể khiến chức năng của các cơ và dây chằng suy yếu đi, trượt khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng; nặng hơn có thể sẽ bị giãn, rách ảnh hưởng đến chức năng của sàn chậu.
Có tới gần 50% phụ nữ Việt Nam trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu. Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái tự tin trong cuộc sống.
Trước đây, dùng phương pháp phẫu thuật nội soi phục hồi sàn chậu bằng lưới qua 2 miếng lưới, thời gian mổ thường phải kéo dài từ 4 - 6h, người bệnh cần từ 3 - 5 ngày để phục hồi. Do những hạn chế về thời gian nói trên nên kỹ thuật này không được áp dụng rộng rãi ngay cả ở Việt Nam dù đã có mặt ở Việt Nam cũng như trên thế giới hơn 20 - 30 năm qua.
Vinmec Nha Trang: Rút ngắn 50% thời gian phẫu thuật, phục hồi nhanh
Bệnh viện Cochin - thuộc Đại học Paris Descartes, bệnh viện hàng đầu về tiết niệu và sản phụ khoa ở Pháp đã cải tiến phương pháp phục hồi sàn chậu bằng lưới qua nội soi ổ bụng, chỉ sử dụng 1 miếng lưới để treo thành trước, lần đầu tiên vào tháng 1/2019. Cải tiến thành công của Bệnh viện Cochin đã rút ngắn 50% thời gian tiến hành phẫu thuật, giảm tỉ lệ nhiễm trùng, giảm đau sau mổ, rút ngắn thời gian xuất viện, bệnh nhân phục hồi sớm. Đây là phương pháp điều trị sa tử cung - sinh dục hiện đại nhất thế giới hiện nay, giúp các chị em phụ nữ "đoạn tuyệt" với các chứng bệnh phổ biến tiểu không kiểm soát, sa tử cung, sa bàng quang...
Trong phẫu thuật phục hồi sàn chậu bằng lưới qua nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng 1 miếng lưới khâu thành trước âm đạo và tử cung để treo sàn chậu vào mỏm nhô
Sớm nắm bắt được các xu hướng mới trong y khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang đã trở thành bệnh viện đầu tiên ở miền Trung được chuyển giao công nghệ từ Bệnh viện Cochin. Bác sĩ Lê Phúc Liên, Khoa Ngoại tiết niệu, người trực tiếp thực hiện các kỹ thuật này tại Vinmec Nha Trang cho biết: "Phẫu thuật cải tiến thực hiện chỉ trong 2-3h, bệnh nhân có thể được xuất viện chỉ sau 1 ngày. Đặc biệt, thời gian bệnh nhân phục hồi trở lại hoạt động bình thường chỉ trong 10 ngày, so với các phương pháp bình thường trước phải mất cả tháng".
BS Lê Phúc Liên đã được GS Barry de Longchamps, Chuyên khoa Niệu - Niệu nữ, Đại học Paris Descartes, Bệnh viện Cochin (Pháp) đào tạo về phẫu thuật sàn chậu sử dụng 1 miếng lưới.
Tuy nhiên, đây là phẫu thuật lớn, phức tạp thường chỉ thực hiện tại các Trung tâm tiết niệu lớn và bác sĩ phải được đào tạo bài bản và trên thiết bị chuyên dụng tân tiến. Do đó, không chỉ cử bác sĩ đi đào tạo trực tiếp Pháp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang đã trang bị dàn nội soi tối tân Karl Storz có ưu điểm hình ảnh sắc nét, sử dụng ổn định trong thời gian kéo dài để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người bệnh trong cuộc mổ.
Vinmec Nha Trang là một trong các bệnh viện đi đầu tại khu vực miền Trung trong chẩn đoán điều trị nhiều bệnh tiết niệu sỏi thận (tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi...). Kỹ thuật này đã hoàn thiện mô hình/khả năng mổ nội soi điều trị các bệnh ngoại tiết niệu (ung bướu, sỏi, tiết niệu) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Cùng với hệ thống máy tập sàn chậu Biofeedback đầu tiên tại khu vực miền Trung sẽ được trang bị vào cuối năm 2019, Vinmec Nha Trang sẽ có thể tiến tới tới xây dựng Trung tâm chuyên sâu chăm sóc sức khỏe tiết niệu phụ nữ chuyên sâu tại khu vực miền Trung trong thời gian tới.
PV
Theo phapluatxahoi
Vợ hay chồng đi triệt sản thì "nhẹ nhàng" hơn? Bạn đọc Trần Văn P.A (tranvan...@gmail.com) hỏi: "Chúng tôi đã có 3 con và gặp rắc rối trong việc tránh thai, quyết định triệt sản nhưng ai đi làm thì chưa quyết được. Tôi nghe nói dù "thắt ống" như nhau nhưng triệt sản nam và nữ rất khác, có cái chỉ là tiểu phẫu ngắn, có cái là ca mổ lớn nhiều...