Đi quá giới hạn với cô chủ nhà gấp đôi tuổi
Cháu 19 tuổi, học đại học ngành kỹ thuật ở Hà Nội, độc thân. Ngoài giờ học chủ yếu cháu ở nhà chơi game, tập gym và dạy gia sư.
Mọi chuyện không có vấn đề gì với cháu cho đến cách đây 4 tháng, cô chủ nhà trọ liên tục sang cho đồ ăn và nước uống, rồi còn nhờ cháu làm một vài việc sửa chữa đồ trong gia đình.
Cô 37 tuổi, có một con gái lớn đang học cấp 3 nhưng em ấy sống cùng ông bà ngoại gần trường học, ở quận khác. Một tối, cô nhờ cháu xuống sửa giúp cửa nhà bị nước tràn vào do trời mưa. Cháu sửa xong cô kêu ngủ lại ở phòng kế bên, đề phòng đêm mưa to hơn nước tràn vào nhà. Cháu uống nước và ăn hoa quả cô đưa rồi đi ngủ, nửa đêm thấy người nóng rực. Rồi cô vào phòng và ôm cháu, không biết tại sao lúc đó cháu lại đồng ý gần gũi cô. Tiếp theo là một thời gian dài chuyện đó lặp đi lặp lại, có những hôm 2-3 lần.
Cháu cảm thấy rất mệt mỏi và tù túng. Xin nói thêm là vợ chồng cô đã ly thân, chú kia đi ở với cô khác. Cháu muốn chấm dứt mối quan hệ này thì cô đe dọa sẽ gửi những clip trong lúc gần gũi cháu đến nhà trường, bạn bè, gia đình cháu. Cháu không biết phải làm như thế nào, mong được mọi người giúp cháu.
Bao nhiêu tuổi thì hết chênh vênh?
Đến bao giờ chúng ta mới tìm được đích đến của cuộc đời? Đó là câu hỏi mà nhiều người trẻ luôn kiếm tìm.
Tựa đầu vào cửa kính, nhìn ngắm những giọt mưa đầu hè của Hà Nội, bên cạnh là cốc Americano nóng. Mọi thứ thật "chill" và rất hợp để post một tấm hình lên Facebook lúc này.
Thế nhưng, việc cố tỏ ra mình ổn và có cuộc sống thoải mái dường như khiến một người như Lam quá mệt mỏi và chán chường, có lẽ đúng hơn là không cần thiết.
Lam là một phiên dịch viên, công việc giúp cô thỏa mãn đam mê xê dịch nhưng cũng khiến cô gái 25 tuổi không ít lần cảm thấy bản thân nhỏ bé trong cái thế giới rộng lớn này.
Lam từng trải qua khủng hoảng tuổi 19 khi phải đứng trước lựa chọn ngôi trường đại học vừa hợp với kinh tế gia đình, lại hợp với khả năng vốn có và sở thích của cô.
Video đang HOT
Sẽ không có gì đáng nói vì ngoài kia cũng có hàng chục nghìn bạn học sinh lớp 12 đang băn khoăn về ngôi trường đại học mình sẽ gắn bó trong những năm tới. Thế nhưng, Lam đã có một năm lỡ dở khi từ bỏ ngôi trường Văn hóa Nghệ thuật để muốn bản thân sống thật với đam mê về ngôn ngữ.
Vậy là 19 năm đầu đời, cái chênh vênh lớn nhất đối với cô đã xảy đến, rồi bằng một cách nào đó, nó cũng qua đi để mở lối cho những chênh vênh tiếp theo của thời sinh viên.
Cô bắt đầu có công việc làm thêm đầu tiên, đó là gia sư. Lam yêu quý trẻ con và cô thực sự hào hứng khi mình sắp được trở thành người lái đò tri thức.
Nhưng đối với một cô bé đang học cách trưởng thành, việc dạy một ai đó cũng là trải nghiệm không dễ dàng. Cô gia sư đã có không ít lần bất lực với thái độ không hợp tác của những học sinh cậu ấm cô chiêu.
Khi trưởng thành con người ta phải đối mặt nhiều lo toan. Ảnh: Sita.
Những phụ huynh khó tính muốn nhận lại sự thay đổi ngoạn mục về tri thức và kết quả học tập của con em họ với quỹ thời gian học gia sư 4 tiếng/tuần. Mỗi khi gặp hoàn cảnh ấy, Lam bất giác nghĩ về những năm tháng học trò tinh nghịch của bản thân, cũng cúp học, không làm bài tập về nhà, cũng tranh luận gay gắt với giáo viên...
Cô chợt thấy cay khóe mắt khi nghĩ về những tổn thương xuất phát từ sự ngây thơ và vô tâm của mình đã gây ra cho thầy, cô. Và có lẽ chính nhờ những trải nghiệm đó, Lam cảm thông hơn cho những học trò của mình.
Cô không áp đặt, cũng không đi trước chỉ đường, mà sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành cùng những bạn nhỏ đó. Cô cũng nhận ra rằng khi bản thân trở thành gia sự và nhận lại những đồng lương của phụ huynh, cô phải chấp nhận áp lực, mong mỏi và phải chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ của học trò.
Cũng rất nhanh cô tìm được cân bằng trong công việc của mình. Cô tự tin đảm nhận công việc làm thêm tiếp theo đúng với ngành nghề theo học, đó là làm hướng dẫn viên du lịch. Đây cũng chính là công việc hiện tại cô gắn bó.
Bạn nghĩ gì về công việc này? Còn đối với Lam, cô mường tượng về những chuyến đi đến thành phố xinh đẹp, được khám phá văn hóa và ẩm thực, được nói tiếng Anh thật ngầu với người nước ngoài...
Tất cả điều đó khiến cô hồi hộp và mong đợi được đi làm ngay. Nhưng, cuộc sống lúc nào cũng có những cái "nhưng" to đùng khiến người ta ngỡ ngàng và thất vọng.
Cô trải qua những chuyến đi hành xác khi đoàn khách muốn đến những vùng xa xôi, hẻo lánh để tìm kiếm trải nghiệm mới. Cô cũng hoang mang khi vốn ngoại ngữ của mình dở tệ hơn những gì cô tin tưởng về bản thân bấy lâu.
Cô trằn trọc khi nghĩ về giá trị thật của mình, tâm trí lúc đó như một chiếc la bàn mất kim và đang lạc lối để xác định phương hướng cuộc đời.
Chênh vênh với cô gái tuổi 21 khi đó không phải vì đang đứng trên núi cao, mà cảm giác trong tiềm thức không biết mình là ai, nên làm gì và có thể làm gì. Rồi cô gặp anh, một chàng trai ngoại quốc trong chính đoàn khách du lịch.
Đôi khi ta buồn vì tình yêu không như mong đợi. Ảnh: Guu.
Khuôn mặt sáng, đôi mắt xanh thu hút, nụ cười thân thiện và giọng nói trầm ấm, trưởng thành. Điều tình cờ là anh cũng chính là sinh viên trường Ngoại ngữ với cô.
Anh nhận ra những băn khoăn và rắc rối cô đang gặp phải. Anh tình nguyện trở thành người hướng dẫn viên đồng hành. Chuyến đi đó, kể từ khi gặp anh, mới thực sự trở thành chuyến du lịch trải nghiệm hứng thú đối với Lam. Nhưng, có lẽ mọi người nói đúng, cái gì dễ đến thường cũng dễ đi.
Khi cô nhận tấm bằng tốt nghiệp ở tuổi 23 cũng chính là lúc cuộc đời rẽ sang một hướng khác. Anh quyết định về Mỹ. Trước đó, hai người cũng đã thề non hẹn biển, nghĩ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Song yêu xa chưa bao giờ là thử thách dễ dàng đối với bạn trẻ, đặc biệt là người luôn muốn khám phá, kiếm tìm sự mới mẻ như anh.
Một tháng cô không ra ngoài, không đi làm và cắt đứt liên lạc với bạn bè. Mọi cảm xúc đau đớn, tuyệt vọng, khủng hoảng, cô chỉ dám chia sẻ với mẹ - người mà cô tin tưởng nhất.
Mẹ đã làm điều đặc biệt mà con gái chưa bao giờ nghĩ đến, đó là đưa cô lên chính nơi mà cô và anh gặp nhau. Phong cảnh vẫn như thế, chỉ có điều người đồng hành đã khác.
Mẹ chỉ tay vào những bông hoa rừng mọc trên vách đá và chậm rãi: "Dù có bao nhiêu khó khăn, để hoàn thành thiên sứ trở thành một bông hoa tuyệt đẹp, những mầm hạt kia vấn phải vươn mình, luồn lách qua những kẽ đá để đón lấy ánh mặt trời. Hoa không vì bất kỳ ai mà nở. Hoa nở vì đó là một phần bản năng mạnh mẽ trong nó. Có thể con chưa thực sự sẵn sàng để đón nắng mới, nhưng tuyệt đối không thể để giá trị bản thân mãi bị chôn lấp sau những sỏi đá kia".
Đôi khi, chúng ta chỉ cần một người bạn để thở than. Ảnh: Cảnh trong phim Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi.
Cô òa khóc nức nở trong vòng tay ấm áp của mẹ. Sau bao đêm khóc thầm, hôm nay, cô cũng được òa lên như một đứa trẻ, được cho phép bản thân yếu đuối trước mặt người vĩ đại của cuộc đời mình.
Ai bảo người lớn không được khóc chứ? Nếu như những giọt nước mắt ấy lăn dài trên má, cuốn trôi đi hết những ấm ức, tủi hờn, những mệt mỏi và thất vọng thì hãy thành thật với cảm xúc của chính mình!
Sau lần đó, Lam như trở thành một phiên bản khác mà trước đây cô chưa hề khám phá và dám đối diện. Đến giờ, tuổi 24 với những chuyến đi dài, cũng có những mối quan hệ mới, cũng có những ngã rẽ và chênh vênh về tình yêu và sự nghiệp. Nhưng chẳng ai dám chắc về câu trả lời cho câu hỏi "Tuổi bao nhiêu thì hết chênh vênh?".
Bởi mỗi quãng đường chúng ta bước qua đều luôn đầy rẫy những sự lựa chọn. Chúng ta hoang mang với những đáp án nhiễu của cuộc đời mình. Vậy nên, đừng tự đặt áp lực cho bản thân phải trở thành một người mạnh mẽ, lý trí và bản lĩnh. Đừng quy chụp mục tiêu thành công là khi bạn phải có nhà, xe ở tuổi 25 hay 30.
Hãy đón chào những chênh vênh để tìm ra bản ngã trong tâm hồn mình, để tự tin và kiêu hãnh khẳng định: "Tôi đã có cho mình những chênh vênh ý nghĩa!"
TPHCM: 30.000 học sinh "rớt" lớp 10 công lập, vẫn... tha hồ chỗ học Trong cuộc đua vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm học 2020-2021 sẽ có khoảng 30.000 học sinh không trúng tuyển. Tuy nhiên, dù không đỗ trong kỳ thi này, các em vẫn có nhiều lựa chọn để học tiếp. Theo công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay sẽ diễn ra vào ngày 16-17/7/2020 với...