Đi làm xa nhà 10 km được thuê nhà công vụ
Bộ Xây dựng vừa có dự thảo thông tư về tiêu chuẩn diện tích sử dụng và trang bị nội thất nhà ở công vụ.
Đi làm xa nhà 10 km được thuê nhà công vụ
Theo đó, nhà ở công vụ có các loại: biệt thự 250-350 m2, nhà chung cư tại khu vực đô thị 30-160 m2, căn hộ ở khu vực nông thôn 30-90 m2. Nhà ở công vụ được thiết kế theo tiêu chuẩn diện tích sử dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng (chức danh).
Đối với khu vực đô thị, người được thuê nhà ở công vụ là người được điều động, luân chuyển từ huyện, TP, thị xã này đến huyện, TP, thị xã khác công tác cách xa nhà mình đang ở từ 30 km trở lên, vùng núi từ 20 km trở lên.
Video đang HOT
Đối với khu vực nông thôn như xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, người được thuê nhà ở công vụ là người được điều động, luân chuyển đến công tác ở nơi cách xa nhà mình đang ở từ 10 km trở lên hoặc được điều động từ đất liền ra hải đảo và ngược lại.
Kinh phí trang bị nội thất cơ bản cho biệt thự, căn hộ chung cư tại khu vực đô thị 120-200 triệu đồng, với căn hộ ở khu vực nông thôn 75-120 triệu đồng.
Theo Vietnamnet
Ông Nghiên lên tiếng vụ không trả biệt thự: Sống đàng hoàng chả phải nói với ai
Ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết nguyện vọng của mình đã nói từ 10 năm nay, còn nay "chả có gì để nói" và "sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai cả".
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên.
Trao đổi qua điện thoại với Báo Người Lao Động sáng nay 4-12 xung quanh lý do tại sao không chịu trả lại Hà Nội biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa suốt 8 năm qua, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nói: "Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Tôi có làm gì đâu mà chuyện với trò. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai".
Trước câu hỏi về việc có ý kiến cho rằng ông đang "chây ì" không chịu trả biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và đòi hỏi phải được thuê biệt thự ở Ciputra (khu đô thị hạng sang ở quận Tây Hồ) thì mới bằng lòng, ông Nghiên thẳng thắn: "Anh đến Sở Xây dựng hoặc lên UBND TP mà hỏi, họ sẽ trả lời. Có ai nói gì với tôi đâu. Cơ quan người ta không nói gì với tôi, tôi không nói gì với cơ quan thì việc gì phải nói nhỉ?. Tôi không bận tâm gì mà người ngoài đi nói thì lạ quá".
Được biết, hiện bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa mà người thân của ông hiện đang sinh sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm trung tâm nhất của Thủ đô Hà Nội. Ông Nghiên hiện đang sinh sống tại 1 căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, TP Hà Nội.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - trước khi tới sinh sống tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên sinh sống ở một ngôi nhà thuộc phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng). Theo ông Liêm, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. "Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra" - ông Liêm nhìn nhận.
Ông Liêm cho rằng trước đây nhà nước quyết định cho ông Nghiên thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thì bây giờ cũng có toàn quyền quyết định việc thu hồi lại ngôi nhà này. Hà Nội có thể chỉ định một vị trí mới để gia đình ông Nghiên sinh sống mà không cần phải thương lượng. "Nếu ông ấy không chấp hành, không chấp nhận thì phải xem xét xử lý kỷ luật Đảng đã vì ông ấy là Đảng viên cơ mà. Trường hợp không được nữa thì tiến hành cưỡng chế thu hồi" - ông Liêm nói.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An cho rằng ông Nghiên nên sớm trả lại ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho TP Hà Nội quản lý. Nếu ông Nghiên chưa được hỗ trợ về nhà ở hoặc khó khăn về chỗ ở thì nhất định TP Hà Nội sẽ có giải pháp tốt nhất về việc này. "Tôi đọc báo thấy bảo ông Nghiên không ở ngôi nhà này nhiều năm nay, mà đã cho con trai ở đây rồi. Như vậy là ông ấy đang ở ngôi nhà khác và không khó khăn về chỗ ở chứ ?" - bà An đặt vấn đề.
Theo Người Lao Động
Phải bỏ chế độ bao cấp về nhà công vụ! Xuất phát từ thực tế một số cán bộ cố tình không trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác khiến dư luận bức xúc, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 quy định cụ thể về đối tượng, quyền cũng như nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ. Trao đổi với...