Đi lạc suốt 27 năm, người đàn ông xúc động khi tìm được người thân nhờ giấc mơ kỳ lạ
Nhờ một giấc mơ thường xuyên lặp lại mà người đàn ông đã tìm được gia đình của mình sau 27 năm thất lạc.
Thời điểm cuối năm 1995, năm đó Liễu Huy chỉ mới 7 tuổi. Trong lúc cùng bố đi chợ sắm sửa cho Tết, do đường đông người qua lại nên Liễu Huy đã không may bị lạc. Trong lúc hoang mang,́ một người đàn ông trung niên lạ mặt đã đến nói: “Cháu bé, thì ra cháu ở đây. Bố đang tìm cháu khắp nơi, nhanh đi gặp bố’”.
Nghe thấy vậy, cậu bé 7 tuổi đã cùng “ông chú” lạ mặt ấy đi ra đường lớn, leo lên một chiếc xe dài và to. Rất lâu sau đó vẫn chưa gặp lại bố, Liễu Huy nhìn khung cảnh ngoài cửa sổ thì thấy khung cảnh lạ lẫm, cậu bắt đầu sợ hãi tột cùng.
Cảm nhận được cậu bé đang lo lắng, “ông chú” liền nói: “Bố cháu đến nhà ông bác uống rượu rồi, nên nhờ chú dẫn cháu về trước”. Cứ thế, Liễu Huy được đưa đến một ngôi nhà xa lạ, cậu bé quấy khóc đòi về nhà, nhưng lại không thấy “ông chú ” kia đâu. Lúc này, Liễu Huy mới lờ mờ nhận ra mình đã bị bắt cóc.
Từ năm 7 tuổi, Liễu Huy đã bị người lạ bắt cóc
Cậu bị đưa đến một nông hộ ở huyện Văn An, thành phố Lang Phường (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), trở thành con nuôi của hai vợ chồng này không có con cái. Hai người nhìn thấy Liễu Huy khỏe mạnh lanh lợi nên rất thích, chiều chuộng hết mực, cố gắng làm con hài lòng.
Được bố mẹ nuôi yêu thương, cho học hành đầy đủ, Liễu Huy lớn lên khỏe mạnh, học giỏi khiến hai ông bà nở mày nở mặt. Khi trở về huyện Văn An làm việc, bố mẹ nuôi còn mua cho anh một căn nhà. Liễu Huy lấy vợ sinh con, cuộc sống mỹ mãn, hoàn toàn quên đi biến cố năm 7 tuổi.
Mãi cho đến một ngày, một ông bác gần nhà trong lúc uống say đã nhắc lại chuyện làm thế nào bố mẹ nuôi có được Liễu Huy, nhắc nhở anh phải ghi lòng tạc dạ công ơn dưỡng dục. Lúc này những ký ức sâu thẵm trong anh bất ngờ được đào lại, anh nhận ra bản thân không có máu mủ với bố mẹ hiện tại.
Trong lòng Liễu Huy lúc này đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Bố mẹ ruột của mình là ai? Họ ở đâu?…”. Liễu Huy nhớ lại về giấc mơ kỳ lạ vẫn thường xuyên xuất hiện suốt 27 năm qua. Trong đó, một bé trai chạy quanh gốc cây lê, còn có một người đàn ông hái lê từ trên cây cho cậu bé ăn.
Từ một giấc mơ kỳ lạ, anh quyết định đi tìm bố mẹ ruột của mình sau 27 năm
Video đang HOT
Đồng thời, Liễu Huy ý thức được giấc mơ kỳ lạ suốt 27 năm kia có lẽ là phần ký ức trước năm 7 tuổi của mình. Anh nghĩ rằng cậu bé chạy quanh gốc lê kia là anh, còn người đàn ông hái lê chính là bố ruột.
Cậu bé 7 tuổi năm xưa giờ đây đã là người đàn ông hơn 30 tuổi trưởng thành. Liễu Huy muốn tìm về nguồn cội, trước khi già yếu phải gặp lại bố mẹ ruột thịt của mình.
Trong ký ức của mình, Liễu Huy nhớ anh đã bị bắt cóc từ ngôi làng ở trấn kế bên nên đã tìm kiếm khu vực xung quanh huyện Văn An. Thế nhưng quá trình này vốn không dễ dàng bởi anh chỉ có 2 manh mối duy nhất là: Trấn kế bên và cây lê.
Quyết định đăng thông tin tìm kiếm người thân lên các trang mạng, 3 tháng sau, Liễu Huy nhận được một tin vui đến từ Tứ Xuyên. Có người khẳng định anh chính là con trai thất lạc của họ.
Ban đầu Liễu Huy có chút nghi ngờ, vì anh nhớ bố mẹ ở trấn huyện kế bên. Nhưng Liễu Huy vẫn cho mình một cơ hội, anh lặn lội đến Tứ Xuyên để tìm gặp. Tại đây, ông Diêu An Tâm đã 70 tuổi, khi nhìn thấy Liễu Huy liền vỡ òa, luôn miệng gọi “Huy Huy, con trai của tôi”.
Bố của Liễu Huy lúc này đã 70 tuổi
Liễu Huy nhìn thấy mình có nét giống ông Diêu, tiếng gọi “Huy Huy” mang âm điệu địa phương Tứ Xuyên cũng rất quen tai, gần gũi. Sau khi hỏi rõ mọi chuyện, hoa ra ông Diêu An Tâm đã lạc con khi đi chợ vào cuối năm 1995. Ông ngậm ngùi chấp nhận sự thật đau lòng này suốt mấy chục năm. Nhưng khi nghe tin có người tên Liễu Huy đang tìm kiếm thân nhân, ông mới nhờ con gái lên mạng lấy hình cho xem ảnh, sau đó ông quả quyết đó chính là con trai mình.
Khi nghe Liễu Huy nhắc đến câu chuyện về cây lê, ông Diêu phấn khích kể cho anh nghe năm xưa thường hái lê cho con trai, còn chỉ cho anh cây lê mọc bên cạnh ngôi nhà năm xưa. Không ngờ cây lê ấy và cả quang cảnh xung quanh đều rất giống với giấc mơ của Liễu Huy.
Đi vào căn nhà cũ kỹ, một cảm giác thân quen đến lạ bất chợt ùa về. Lúc này, Liễu Huy, hay nói chính xác hơn là Diêu Huy đã quỳ gối gọi tiếng “Bố” đầy thân thương và xúc động.
Khoảnh khắc 2 bố con gặp lại nhau đầy nghẹn ngào và xúc động
Sau đó, cảnh sát thành phố Lang Phường đã tiến hành hỗ trợ anh và bố làm giám định ADN, nhờ đó mới chính thức xác nhận hai người có quan hệ máu mủ.
Đám cưới thời ông bà chẳng có của hồi môn nặng trĩu cổ vẫn viên mãn
Đám cưới là ngày hạnh phúc nhất của mỗi người cũng như gia đình, họ hàng hai bên. Trong ngày này, bố mẹ, người thân, bạn bè cũng thường tặng quà cho cô dâu, chú rể như một món của hồi môn thay cho lời chúc hạnh phúc viên mãn tới cặp đôi.
Nhiều cô dâu, chú rể cổ đeo vàng nặng trĩu khiến ai cũng cảm thấy vui lây. Đối lập với hình ảnh của hồi môn nặng trĩu cổ, thời ông bà, họ chẳng có quà cầu kỳ nhưng cuộc hôn nhân vẫn hạnh phúc viên mãn.
Đám cưới là ngày hạnh phúc nhất của mỗi người cũng như gia đình, họ hàng hai bên. Trong ngày này, bố mẹ, người thân, bạn bè cũng thường tặng quà cho cô dâu, chú rể như một món của hồi môn thay cho lời chúc hạnh phúc viên mãn tới cặp đôi. Nhiều cô dâu, chú rể cổ đeo vàng nặng trĩu khiến ai cũng cảm thấy vui lây. Đối lập với hình ảnh của hồi môn nặng trĩu cổ, thời ông bà, họ chẳng có quà cầu kỳ nhưng cuộc hôn nhân vẫn hạnh phúc viên mãn.
Cô dâu cổ đeo vàng nặng trĩu khiến ai cũng ngưỡng mộ. (Ảnh: Nghệ An)
Đám cưới giản dị thời ông bà
Ngày nay, những đám cưới với của hồi môn đeo đầy người, nặng trĩu cổ của các các cặp đôi luôn trở thành một chủ đề gây xôn xao trên khắp các trang mạng xã hội. Những hình ảnh cô dâu, chú rể đeo vàng lóa mắt người nhìn đã từng được cập nhật rất nhiều tại YAN.
Cô dâu được bố mẹ tặng của hồi môn lên tới 20 cây vàng. (Ảnh: Tổ Quốc)
Đối lập với những hình ảnh đó, đám cưới của ông bà, bố mẹ thời xưa lại rất giản dị, mộc mạc, chẳng xa hoa hay cầu kỳ như hiện tại. Thế nhưng, nó vẫn đủ để khiến bất kỳ ai đi qua cũng phải nhớ kỹ vì sự hạnh phúc giản dị thời đó. Những ngày đất nước còn nghèo khó, đám cưới xịn lắm là có vài con gà làm cỗ, rước dâu bằng chiếc xe cub. Còn nếu không, hầu hết đám cưới thời ông bà chủ yếu đi bộ hoặc sang hơn một chút là đèo nhau trên chiếc xe đạp. Những hình ảnh cô dâu nhẹ nhàng e ấp, bẽn lẽn ngồi sau xe, tay bám hờ vào eo của chú rể đã vẽ lên một hình ảnh tình yêu thật trong trẻo, tinh khôi mà cuộc sống Gen Z hiện tại chẳng thể nào tìm lại được.
Hình ảnh đám cưới thời xưa giản dị đối lập với hiện tại. (Ảnh: David Alan Harvey)
"Đám cưới 2 bác còn chẳng có váy cô dâu đâu. Nhà nghèo mà, vợ chồng mặc quần dài, áo sơ mi trắng, làm mấy mâm cỗ mời người thân, hàng xóm, bạn bè tới chung vui. Đấy, thế là về chung một nhà với nhau. Tới giờ cũng ngót nghét hơn 40 năm rồi" - bác Bích chia sẻ với chúng tôi ký ức đám cưới những năm 1980.
Đám cưới "thời ông bà" giản dị, mộc mạc nhưng vẫn hạnh phúc. (Ảnh: Ngôi Sao)
Chúng ta cũng thường thấy những cô dâu xưa với chiếc áo dài hay váy cưới bồng bềnh, đầu đội khăn voan, đeo găng tay trắng. Thế nhưng, cũng có những cặp đôi "thời ông bà" đến với nhau khi gia đình còn nghèo, còn bận lo miếng cơm manh áo nên đám cưới chẳng có gì nhiều. Chính vì vậy nên những thứ xa hoa, lộng lẫy như nhẫn kim cương, vòng vàng, lắc vàng dường như không bao giờ xuất hiện. Nhưng bất chấp những điều đó, tình yêu của thời ông bà vẫn bền chặt theo năm tháng, những cái nắm tay vẫn cạnh nhau đến khi đầu bạc răng long.
Cô dâu chú rể thời xưa đèo nhau trên chiếc xe đẹp thô sơ. (Ảnh: T.T.V.N)
Của hồi môn không phải thước đo của sự hạnh phúc
Từ những hình ảnh đám cưới thời xưa, những câu chuyện tình yêu ngọt ngào tuổi xế chiều, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng những trang sức lấp lánh chưa bao giờ là thước đo cho hạnh phúc. Các nàng dâu khi về nhà chồng có bố mẹ hai bên trao vòng, trao nhẫn cùng là một niềm vui, bởi nó cho thấy rằng gia đình hai bên đều có đủ về vật chất, không phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền quá nhiều. Thế nhưng, mỗi người chúng ta cũng nên nhớ rằng, của hồi môn không phải là bắt buộc, nếu bố mẹ dư dả để cho con cái, đó là sự may mắn, nếu không thì cũng chẳng sao. Chúng ta không nên so bì của hồi môn với người này, người kia rồi giận dỗi bố mẹ, cho rằng họ chưa đủ tình yêu thương.
Chẳng của hồi môn xa xỉ, các cặp đôi "thời ông bà" vẫn hạnh phúc viên mãn. (Ảnh: Zing News)
Một số cô dâu khi về nhà chồng cũng mong muốn được bố mẹ trao cho chiếc kiềng vàng, vừa tăng thêm sự lộng lẫy lại vừa hãnh diện với gia đình nhà chồng, người thân, bạn bè tới dự. Thậm chí, khi không có của hồi môn nặng trĩu cổ, nhiều người còn tỏ thái độ, mặt nặng mày nhẹ với bố mẹ. H. (28 tuổi, Hà Nam) cho biết: "Gần ngày cưới, mẹ mình dẫn ra cửa hàng và mua cho cái nhẫn 2 chỉ, nói là của hồi môn. Lúc đó mình gần như đứng đơ ra vì đi đám cưới thấy nhà ai cũng trao cho con một cái vòng cổ, ít thì cũng phải 4 - 5 chỉ. So với bạn bè mình cũng thấy tủi thân, cảm thấy kém hơn".
Một độc giả của YAN đã từng chia sẻ trong đoạn video về cặp cô dâu - chú rể được bố mẹ tặng cho của hồi môn hơn trăm tỷ đồng và chiếc xe cứu thương rằng: "Mai này tui cưới chồng tui không cần mẹ cho gì cũng gì được. Vì suốt bao năm qua mẹ đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời nuôi tui ăn học, cho bao nhiêu đấy là kiến thức là đủ rồi, và hơn hết là nhà tui hổng có nhiều tiền". Chỉ câu nói ngắn gọn đó cũng đủ hiểu các bạn trẻ ngày nay càng có ý thức hơn về việc quý trọng những gì bố mẹ đã cho trước đó chứ không chỉ dừng lại ở của hồi môn bao nhiêu, có so bì được với bạn bè không.
Ông bà vẫn nắm tay nhau đi tới "đầu bạc, răng long". (Ảnh: Hoàng Ngân)
Chẳng cần vàng đeo nặng trĩu cổ trong ngày cưới, họ vẫn hạnh phúc nắm chặt tay nhau. (Ảnh: Lưu Xuân Đức)
Nhìn chung, của hồi môn không quyết định được hạnh phúc trong hôn nhân. Quan trọng là sự bao dung, thấu hiểu lẫn nhau của những người trong cuộc. Cùng nhau cố gắng, cùng hiểu cho đối phương sẽ là cốt lõi của một cuộc hôn nhân lâu bền chứ không phải vì vật chất hào nhoáng.
Đăng ảnh ly hôn lên mạng, cô gái bị nhà chồng cũ đánh đập dã man Đến thăm con gái, cô A bị cha mẹ chồng cũ đánh đập dã man, nguyên nhân là bởi cô đã đăng tải chuyện ly hôn lên mạng xã hội, khiến gia đình nhà chồng cũ mất mặt. Sự việc hy hữu xảy ra ở huyện Tân An, thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cô A, sau khi ly hôn...