Đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng, rong kinh nguy hiểm như thế nào?
Bị rong kinh gần một tháng, chị B. đến viện khám không ngờ lại bị chửa trứng. Bác sĩ thông báo chị phải cắt tử cung để bảo toàn tính mạng.
Chị B., 40 tuổi (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám vì bị rong kinh 3 tuần gần đây. Kết quả siêu âm cho thấy buồng trứng tử cung của chị có tổ chức đậm âm, bên trong có nhiều hình trống âm nhỏ, giống hình ảnh ruột bánh mì. Chị B. được chẩn đoán mắc thai trứng và phải phẫu thuật cắt tử cung để đảm bảo sức khỏe.
Rong kinh là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Rong kinh có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng khoa khám Chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, rong kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Rong kinh là khi kinh nguyệt đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh có thể kèm những cơn đau bụng kinh dữ dội ở phần bụng dưới khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Máu thường có màu đỏ sẫm, kèm các tế bào chết ở niêm mạc âm đạo và tử cung bị bong tróc.
Rong kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ.
Kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Ở phụ nữ trưởng thành, không sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, kinh nguyệt được gọi là bình thường khi thời gian của chu kỳ kinh nguyệt không quá 7 ngày (có thể là 3-7 ngày), thông thường từ 3-5 ngày ở phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn. 2 ngày đầu tiên, lượng máu kinh ra khá nhiều và ít dần từ những ngày sau.
Với trẻ vị thành niên, kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể kéo dài từ 2-7 ngày. Trong năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể không đều và thời gian giữ các chu kỳ có thể có sự thay đổi.
Biểu hiện của rong kinh
- Có kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, cụ thể là phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ.
- Kinh nguyệt ra nhiều ban đêm và vẫn phải thay băng liên tục.
- Mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.
Video đang HOT
- Máu kinh đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.
Nguyên nhân gây rong kinh
Có hai nguyên nhân là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
- Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai.
Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus đỏ…
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Cũng theo ThS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh, nếu rong kinh khiến chị em bị mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến cơ thể:
- Thiếu máu: do giảm hồng cầu, giảm oxy đến các mô dẫn đến khó thở, xanh xao, suy nhược và mệt mỏi.
- Các cơn đau dữ dội: Đôi khi rong kinh còn đi kèm đau bụng kinh khiến chị em không thể làm được việc.
- Máu kinh có màu đen, bị ứ trong tử cung và phần phụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Nếu nguyên nhân rong kinh do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung hay hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung… không chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh.
Vì vậy, nếu thời gian rong kinh nhiều, trải qua nhiều chu kỳ kinh vẫn gặp hiện tượng này, chị em nên chủ động thăm khám để can thiệp kịp thời, phòng ngừa nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
Rong kinh có tự hết không?
Rong kinh có hai dạng là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Với rong kinh cơ năng là dạng rong kinh do thay đổi sinh lý, nội tiết tạm thời, vì vậy có thể dần ổn định, điều chỉnh mà không cần thực hiện các phương án điều trị.
Nhưng với rong kinh thực thể thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt, bởi vì trước những ảnh hưởng cũng như biến chứng của các bệnh lý dẫn tới rong kinh, việc điều trị sớm sẽ giúp chị em bảo vệ khả năng sinh sản.
Làm gì khi bị rong kinh?
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh khuyến cáo khi bị rong kinh, bạn nên:
Nằm nghỉ ngơi nếu bị ra máu quá nhiềuĂn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ. Duy trì chế độ ăn ít thịt và chất béo, bổ sung thực phẩm giàu magiê, kẽm, sắt, vitamin B1, B6, vitamin E.Tập thể dục thường xuyênTránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dàiKiêng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và một số gia vị vay trong kỳ kinh nguyệt.Ăn ngải cứu hàng ngày. Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh.Đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rong kinh Khó chịu và nguy hiểm!
Rong kinh là khi kinh nguyệt ra nhiều, cần thay băng liên tục mỗi giờ. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau.
Rong kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau
Biểu hiện khi bị rong kinh
Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là khoảng 12-16 tuổi. Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày. Chu kỳ kinh dài trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa, chu kỳ ngắn hơn 21 ngày thì gọi là kinh dày. Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường được gọi là cường kinh và nếu ít hơn bình thường thì gọi là thiểu kinh.
Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh. Vô kinh là tình trạng không có kinh. Không có kinh từ nhỏ đến lớn thì gọi là vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn có tình trạng vô kinh sinh lý (có thai, mãn kinh).
Rong kinh biểu hiện là về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân bị rong kinh
Ở tuổi dậy thì chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.
Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh kéo dài. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày người bệnh thấy có xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen. Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu. Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ gái, ảnh hưởng đến sự học hành đồng thời sẽ có triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm theo.
Rong kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau.
Ở lứa tuổi sinh đẻ, rong kinh rong huyết có thể do nhiều nguyên nhân:
- Có liên quan đến thai nghén như dọa sẩy thai, thai ngoài tử cung, sẩy thai sót nhau, thai trứng, thai chết lưu;
- Nguyên nhân không liên quan đến thai như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung;
-Nguyên nhân tâm lý như stress, căng thẳng trong mùa thi cử (có thể bị vô kinh nhiều tháng hoặc có kinh kéo dài);
-Sử dụng thuốc nội tiết không đúng cách (thuốc nội tiết thường dùng là thuốc tránh thai), nếu lạm dụng thuốc này thì dễ bị ra huyết bất thường sau khi uống thuốc và kinh nguyệt sẽ không có chu kỳ rõ ràng.
Ứng phó thế nào?
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt... Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Điểm mặt các bệnh lý tiềm ẩn khi bị đau bụng dưới ở nữ giới Đối với đa số nữ giới, vấn đề đau bụng, nhất là đau âm ỉ vùng dưới được coi là chuyện bình thường, dễ dàng bỏ qua. Chính sự chủ quan này gây nguy hiểm đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày thậm chí còn liên quan đến thiên chức làm mẹ ở nữ giới. Vùng bụng dưới ở phụ nữ là khu...