Đi học thêm Văn
“Thôi mày tha cho tao đi. Con trai sao lại có thể đi học thêm Văn”. Tôi xá thằng Hùng ba cái, tỏ vẻ van xin nó buông tha cho tôi.
Từ nhỏ tôi đã dị ứng với môn Văn. Nếu không phải ngủ gục trong lớp thì cũng bị điểm liệt vì bốn chữ “giọng văn khô khan”. Tuy nhiên tôi lại giỏi Anh văn và Toán. Vậy nên, khi đã bước vào năm cuối cấp, tôi không còn lựa chọn nào ngoài khối D với ba môn Toán- Văn- Anh. Khổ nỗi, hai môn kia tôi hứng thú bao nhiêu thì môn Văn tôi lại ngán ngẩm bấy nhiêu. Nhiều lúc tôi ước rằng thà để tôi chạy 10 vòng lớn quanh sân trường để đổi lấy một tiết học Văn.
Nhưng dù thế nào thì tôi vẫn phải đối diện với một sự thật phủ phàng là tôi phải thi tốt nghiệp môn Văn, phải thi đại học môn Văn và trước mắt là phải cải thiện tình hình học tập môn Văn lên để đạt loại khá giỏi cho học kỳ này.
Đang khổ sở vì không biết làm sao để có thể cứu vãn chỉ số IQ môn Văn thấp lè tè thì thằng Hùng lại đưa ra một lời đề nghị vô cùng hoang đường: đi học thêm Văn. Học thêm Toán, Lý, Hóa…thì tôi thấy nhiều rồi nhưng học thêm Văn thì đây là lần đầu tiên mới nghe.
Thằng Hùng thấy tôi phản ứng dữ dội thì hơi bị quê nên đâm ra quạu:
- Có mày mới là đứa không biết gì. Lớp mình khối đứa đi học rồi. Với thời lượng trong lớp làm sao mà đủ để tiếp thu hết cả chương trình thi nặng như vậy.
Tôi chuyển sang xoa dịu nó:
- Nhưng con trai đi học thêm Văn thì kì lắm. Với lại tao từng công khai tuyên chuyến với nhỏ Ngọc, đứa học giỏi Văn nhất lớp mình rồi. Thế nào nó cũng có mặt trong lớp học ấy thôi.
Video đang HOT
Thằng Hùng gật gù ra chiều cảm thông:
- Mày nói cũng có lý. Nhưng muốn thi đậu đại học, chỉ có cách này mới cải thiện được môn Văn thôi mày ạ. Ở nhà tự học tao học không vô.
Tối hôm đó, tôi trằn trọc mãi. Đề nghị thằng Hùng đưa ra khi chiều quả là rất hấp dẫn nhưng lại phát sinh khá nhiều vấn đề. Nhất là chuyện tôi và cái Ngọc từng có mâu thuẫn với nhau. Số là lần nọ, dù đã copy toàn bộ bài văn mẫu vào trong bài viết của mình nhưng vẫn bị điểm kém. Tôi ức quá nên buột miệng chửi đổng vài câu, cũng không nhớ rõ là câu gì chỉ biết là đã động chạm đến cái Ngọc, người học giỏi Văn nhất lớp. Từ đó, cái Ngọc luôn nhìn tôi bằng…đôi mắt hình viên đạn. Và trớ trêu thay, Ngọc lại chính là trưởng nhóm học thêm lần này. Gay thật, muốn đi học lại sợ bị cười nhạo và đụng mặt nó. Không đi thì tương lai không biêt ra làm sao.
Sáng hôm sau, vẫn còn rất phân vân, tôi ủ rũ đến lớp. Thằng Hùng vỗ vai tôi:
- Mày quyết định sao rồi. Tao thăm dò rồi. Tụi nó đã học được hơn một tháng rồi đó. Đừng chậm trễ nữa.
Tôi lấp lửng:
- Thôi mày ơi. Cái Ngọc nó ghét tao lắm.
Nhắc tiền nhắc bạc không linh, chứ nhắc đến cái Ngọc thì linh như sấm. Vừa dứt câu là nó lù lù hiện ra trước mặt. Tưởng đâu sẽ diễn ra một trận chiến…nước bọt long trời lở đất giữa tôi và Ngọc, nhưng không…Ngọc ân cần đưa tôi quyển vở:
- Tập học thêm Văn cả tháng nay nè. Cũng không khó hiểu lắm đâu, Huy xem qua đi. Không hiểu thì hỏi lại Ngọc. Ngọc tin đây là bước đầu để Huy tiếp cận môn Văn. Rồi Huy sẽ thấy thích nó.
Quá đỗi bất ngờ trước sự dịu dàng của Ngọc, chẳng bù với lúc nó hùng hổ, như muốn ăn tươi nuốt sống khi tôi lớn giọng chê môn Văn của nó. Tự dưng tôi nhớ đến câu văn cô giảng khi sáng: “Trên đời này không có con đường cùng. Điều cốt yếu là ta phải vượt qua nó mà thôi”. Nguyên văn câu nói ấy là sao nhỉ? Phải giở sách ra học thôi. Còn phải chuẩn bị bài cho buổi học thêm môn Văn đầu tiên của mình nữa chứ…
Gian nan... ôi chuyện học!
Ngay từ ngày bước vào lớp 10, tớ đã chắc chắn mười mươi thẳng tiến du học, mà đích đến phải là những trường cực đỉnh luôn. Thế rồi kế hoạch không thành hiện thực chỉ vì những lý do...không ngờ tới.
Không "an phận thủ thường".
Với vốn tiếng anh "cày" 4 năm liền ở trung học, tớ đủ khả năng để nói cho Tây hiểu và Ta cũng rành. Nhẽ ra, đúng bài của bố mẹ, tớ phải đi du học Anh Quốc - nơi bác tớ cũng đang làm việc bên đó. Nhưng không may sau đó, bố tớ phải về nghỉ hưu sớm vì sức khỏe yếu và vì thế bố mẹ tớ không thể cáng đáng được chi phí du học quá tốn kém. Khỏi phải nói tớ buồn cỡ nào! Ngày nộp hồ sơ thi đại học, tớ phải ngậm ngùi chọn một trường ĐH trong nước và sau khi cân nhắc mãi tớ đã chọn trường ĐH Văn Lang để theo học ngành Quản trị Kinh doanh dù tớ vẫn rất buồn.
Biết tính tớ hay bốc đồng, thậm chí viển vông, ngày đỗ đại học, bố mẹ tớ dặn tới dặn lui: "Vậy là tốt rồi. Con đừng thay đổi gì nữa!".
Những ngày đầu làm sinh viên đại học trôi đi mau chóng và chắc sẽ vẫn bình yên như thế nếu như không có một ngày, tớ bỗng dưng lại...thay đổi. Ngay buổi tối sau ngày kết thúc năm học thứ nhất, tớ đã xin bố mẹ nói chuyện thẳng thắn - trong trường hợp sự đã rồi ấy nhé! Một kế hoạch du học tại chỗ hoàn chỉnh cùng một "lô xích xông" tài liệu giới thiệu về khóa học cử nhân QTKD tại VN được tớ đóng gói chu đáo thành một tập như dự án khả thi trình lên khiến bố mẹ tớ choáng váng toàn tập. Khỏi nói bố mẹ tớ ngất lên ngất xuống về sự đã rồi này đến mức nào khi biết đứa con gái yêu đã âm thầm vạch đường đi khác cho cuộc đời mình. Rốt cuộc, sau những màn khuyên nhủ nảy lửa không thành, bố mẹ tớ lại thêm một lần nhượng bộ sự học của tớ.
Sự chuyển hướng ngoạn mục
Vậy là xong, những gì tớ cần làm giờ chỉ là đem hồ sơ đi nộp và chờ ngày thuyết trình nhận học bổng. Cuối cùng thì ngày mong chờ cũng đến, tớ thực sự "phát cuồng" lên khi nhận kết quả với học bổng 70% cho chương trình cử nhân QTKD của ĐH Griggs - Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thú thật, đã nhiều lần vượt vũ môn, nhiều lần nhận kết quả thi, nhưng chưa lần nào tớ mãn nguyện như lần này. Dù sao tớ cũng đã thể hiện được quyết tâm và các kỹ năng biến quyết tâm thành hiện thực ở kỳ thi phỏng vấn và thuyết trình - yếu tố quyết định giúp tớ "cá kiếm" được học bổng này một cách xuất sắc.
Nhớ lại cái ngày định mệnh làm tớ thẳng tay từ bỏ một năm học ĐH. Một ngày chủ nhật đầu tháng 8, đang nằm nhà buồn thúi ruột thì đứa bạn thân rủ đi học thử lớp cử nhân quốc tế. Nói thật, cũng chẳng máu lắm đâu nhưng để giết thời gian nên tớ lầm lũi bám đuôi cô bạn vào lớp học. Nhưng tớ thật sự bất ngờ ngay phút đầu tiên và cảm xúc buồn chán bỗng chốc biến mất như tàu lượn khi lần đầu tiên tiếp cận một chương trình đào tạo kiểu Mỹ. Thú thật, ngay phút đó, tớ đã hoàn toàn bị chinh phục không chỉ bởi những giáo viên uyên bác, vui tính mà còn bởi không khí học rất thân thiện, nhẹ nhàng, giống y chang những bộ phim về đời sống SV bên Mỹ mà tớ đã từng xem và mê mẩn. Từ một lớp học gần 70 con người hầu như không ai biết ai mà sau một tiếng bọn tớ đã quen nhau hết qua những trò chơi nhóm vui nhộn mà mọi người thực sự hòa nhập và vui hết cỡ.
Nói về chuyện học ở ĐH Griggs, tớ nghĩ chẳng khác gì học ở "bển" đâu. Hầu hết các môn học đều chú trọng vào tính ứng dụng cao. Ngay cả bài luận, trước kia, tớ đã viết không biết bao nhiêu lần về những vấn đề vĩ mô, tầm cỡ...quốc gia đại sự. Có ai ngờ, bài luận tại ĐH Griggs chỉ là những câu chuyện rất đơn giản, đều có trong cuộc sống đời thường. Riêng tiếng Anh, được thiết kế chuyên ngành và sử dụng phương pháp đào tạo thực dụng với tỷ lệ 1 trợ giảng/6 HS - điều này giúp tớ và các bạn tự tin hơn rất nhiều.
Hiện giờ tớ đã chính thức vào học năm thứ nhất, hết năm thứ hai tớ có thể du học chuyển tiếp tới hơn 100 trường đại học đối tác của ĐH Griggs ở các nước. Khi chuyển tiếp lại không phải thi TOEFL hoặc IELTS (cái này khối teen sợ lắm) và chỉ học thêm 2 năm để tốt nghiệp. Hoặc có thể học thêm 1,5 năm ở ĐH Griggs tại Việt Nam để nhận bằng.
Các bạn ạ, có nhiều con đường để dẫn tới thành công và tớ tin vào quyết định của mình. Và tớ cũng tin rằng nếu quyết tâm thì teen chúng mình sẽ làm được khối việc lớn đấy!
Cấp ba - con trai, con gái và chuyện học Lúc còn học tiểu học hay THCS, con trai thường bị "thất thế" hơn con gái trong bảng xếp hạng học tập. Nhưng lên cấp 3, tình thế đó dường như được con trai lật ngược, các bạn í thường học giỏi và tỏ ra thông minh hơn con gái? Khi con trai "vượt mặt" con gái Suốt những năm học cùng nhau,...