Đi học thêm sớm, HS sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ
Cha mẹ cho con đi học thêm từ rất sớm ngay từ cấp học tiểu học nên một bộ phận không nhỏ các em thường ỷ lại, lười suy nghĩ mà chủ yếu trông vào sự kèm cặp và ôn luyện từ các lớp học thêm để có đủ hành trang trước mỗi kỳ thi.
Đó là những chia sẻ của ông Phạm Xuân Tiến – Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) với Dân trí xung quanh vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT)
Theo quan điểm của nhiều người thì DTHT là nhu cầu tất yếu của xã hội. Là người tham gia công tác quản lý nhiều năm, ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi tán đồng với quan điểm này, nhưng ở đây cũng xin làm rõ thêm một số vấn đề để phụ huynh (PH) và xã hội hiểu có cách nhìn nhận thực tế hơn.
Trước hết phải nói,tâm lý của đa số PH đều kỳ vọng vào con cái và mong muốn con mình vượt qua các kỳ thi với kết quả cao nhất trong các kỳ thi bậc phổ thông cũng như thi tuyển sinh đại học, đó là nguyện vọng chính đáng, vậy thì các em phải học.
Đề thi thì không thể ra tất cả các bài đều ở mức trung bình vì như thế thì không thể chọn được học sinh vào trường mà đề thi phải có bài trung bình, bài khá khó và bài khó tức là đề thi phải có sự phân hóa. Có nhiều cách như các em có khả năng tập trung cao để tự học thì vẫn đạt được kết quả tốt, điều đó đã được chứng minh là một số thủ khoa là học sinh ở vùng khó, gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn, còn đa số thì ngoài học ở trường, tự học thì các em phải tìm thầy, tìm lớp để học. Ở các lớp học thêm, các em được các củng cố, bổ sung kiến thức đặc biệt là kỹ năng làm bài, nhất là các em ở khu vực thành thị thì việc tham gia các lớp học thêm là rất phổ biến.
Học sinh ở khu vực thành thị có nhiều điều kiện thuận lợi, song bên cạnh đó các em bị chi phối bởi nhiều tác động xã hội làm các em đôi khi bị phân tán mà không tập trung để có thể tự học độc lập, và cũng có những tác động không lành mạnh mà các em rất dễ sa ngã vào. Vì được cha mẹ cho đi học thêm từ rất sớm ngay từ cấp học tiểu học nên một bộ phận không nhỏ các em thường ỷ lại, lười suy nghĩ mà chủ yếu trông vào sự kèm cặp và ôn luyện từ các lớp học thêm để có đủ hành trang trước mỗi kỳ thi.
Thứ hai, con em mình học yếu thì rất cần tăng thời lượng học để các em được bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng để có thể theo kịp bạn bè. Cũng có một số nguyên nhân rất phổ biến là phụ huynh quá bận rộn với công việc làm ăn, hạn chế về mặt kiến thức, phương pháp dạy học nên gửi con đến lớp học thêm và hy vọng trẻ được quản lý, được bổ sung kiến thức, kỹ năng để được hơn hoặc chí ít cũng bằng bạn bè.
Có phụ huynh tâm sự: “đời tôi học hành không đến nơi đến chốn nên suốt đời lao động phổ thông rất vất vả, bây giờ có chút điều kiện nên muốn tập trung cho việc học tập của con cái, chỉ có cách tìm thầy, tìm lớp cho cháu học thêm”, tôi hỏi phụ huynh khác một môn học sao phải cho cháu đi học ở nhiều lò luyện và học nhiều lớp trong ngày thế, thì làm gì còn đâu thời gian cháu tự học để biến kiến thức của thầy thành của mình, tôi nhận được câu trả lời “nhận thức của cháu còn chậm nên học thêm các thầy càng nhiều càng chắc”.
Tôi nghĩ rằng người ốm điều trị bệnh không thể có loại thuốc đặc hiệu nào để khi uống vào thì lập tức khỏi bệnh ngay mà người bệnh cần thầy thuốc tốt bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc và phải có thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể thì người bệnh mới khỏi hẳn bệnh được. Do đó học sinh học ở lớp trong trường cũng như học tại các lớp học thêm cũng rất cần phải có thời gian tự học tự nghiên cứu để có thể hiểu và nắm chắc kiến thức thì mới có thể nhớ và vận dụng vào việc làm bài được.
Video đang HOT
Theo khảo sát của chúng tôi thì việc học thêm không chỉ là học sinh ở những trường bình thường mà ngay cả học sinh ở những trường chuyên đều có nhu cầu. Bên cạnh đó, có em chia sẻ với bạn là đi học thêm là do chiều lòng bố mẹ chứ bản thân thì không có nhu cầu.
Đối với cấp tiểu học thì theo ông có nhất thiết phải cho con đi học thêm hay không?
Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi đã không ít lần khẳng định với báo chí đó l à đối với học sinh cấp tiểu học, nhất là học sinh đã học 2 buổi/ngày thì PH không nên và không nhất thiết phải cho con học thêm. Giáo viên và phụ huynh học sinh cần phải nhận thức rõ rằng, đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, thời gian học và chơi cần phải được cân đối hài hòa, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, sức khỏe lứa tuổi.
Học sinh sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ nếu đi học thêm sớm. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, 80% học sinh tiểu học ở Hà Nội đã được học cả ngày ở trường, có nghĩa là các em đã học 7 tiết các môn văn hóa, mỗi tiết trung bình 35 phút trong một ngày. Như vậy là đủ thời lượng để hoàn thành chương trình học được thiết kế cho HS cả nước, hầu hết chỉ học một buổi.
Việc Hà Nội dự thảo về “quản” dDT, HT trong đó có đề cấp đến việc trông trẻ sau giờ học. Tuy nhiên làm thế nào để giám sát, quản lý nhằm tránh biến tướng từ việc trông trẻ sang DTHT là bài toán khó. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Hà Nội sẽ có biện pháp “kỹ thuật” gì để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra?
Ông Phạm Xuân Tiến: Trong dự thảo lần 2 tới sẽ không đề cập đến vấn đề trông giữ trẻ, tuy nhiên nhu cầu trông giữ trẻ sau giờ học hay thứ 7 là có thật song việc này không phải là DTHT.
Trước hết, PH phải hiểu rằng các cháu xa bố mẹ và người thân gần 10 tiếng đồng hồ nên cháu nào cũng mong muốn được về với gia đình để được trò chuyện, được vui chơi và còn có thể cùng mọi người chuẩn bị bữa ăn tối. Vậy nên phụ huynh học sinh nên bố trí sắp xếp đón các cháu đúng giờ đừng để các cháu phải chờ đợi mong mỏi khi mà các bạn của mình đã vui vẻ cùng bố mẹ hay ông bà về nhà.
Cá biệt có PH vì công việc thường xuyên về muộn không thể khắc phục công việc để đón con đúng giờ mà có nguyện vọng nhờ nhà trường trông giúp thì ban giám hiệu chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi hoặc tổ chức câu lạc bộ để các em tham gia như câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao (không tổ chức câu lạc bộ toán, tiếng Viêt, tiếng Anh). Và nhà trường cũng không nhận trông giữ các cháu quá 17giờ 30.
Việc trông giữ này cũng không giao cho GV chủ nhiệm vì các cô đã vất vả dạy dỗ các cháu cả ngày rồi các cô cũng cần phải được nghỉ để lo công việc gia đình và nghỉ ngơi để tái tạo sức khoẻ chuẩn bị cho công việc của ngày hôm sau.
Còn vào thứ 7, PH cần bố trí thời gian để chơi cùng con cái, hướng dẫn con làm các việc lặt vặt trong gia đình, đưa con về thăm ông bà, đưa đi chơi công viên, sở thú, bảo tàng… Điều đó giúp tăng cường sự hiểu biết cho trẻ rất nhiều. Trên thực tế, một số PH vì công việc bận rộn nên muốn giao con cho nhà trường luôn cả các ngày nghỉ mà không nghĩ đến các cháu mong muốn và cần đến bố mẹ thế nào và bố mẹ cần phải quan tâm đến con cái đến đâu.
Chúng ta cần phải nghĩ rằng quan tâm đến con cái không chỉ vì “tương lai con em chúng ta” mà vì “tương lai chính chúng ta” đấy.
Xin cảm ơn ông!
Theo dân trí
Sinh viên đang lười hỏi và phát biểu
"Give me more questions, please" - Lời đề nghị của thầy James Rhodes (giảng viên khoa tiếng Anh - Học viện Báo chí & Tuyên truyền) giống như nài xin để lại nhiều ám ảnh.
Là do không biết hay "bệnh ngôi sao"?
Thuật ngữ "bệnh ngôi sao" đã được các giáo viên ở 1 trường THCS chuyên sáng tạo ra để chỉ những học sinh trong 1 lớp chọn của họ, đa phần đều là các học sinh có học lực giỏi và có kiến thức khá chắc. Khi giáo viên nêu câu hỏi, tất cả trong số học sinh đều biết câu trả lời, tuy nhiên, họ đều ngồi im và không giơ tay, khiến cho các giáo viên rất tức giận. Tuy nhiên để có thể mắc "bệnh ngôi sao" được, thì ắt hẳn nhiều sinh viên không thể có kiến thức chắc như vậy, bởi kiến thức ở chương trình đại học thường là rất nặng, trừu tượng và khó hiểu.
Chuyện sinh viên ở trong lớp ngồi im, chép bài, hay 1 số thì nói chuyện, ăn quà, sử dụng điện thoại đã và đang trở thành hiện tượng phổ biến ở các trường đại học. Khi được hỏi, "Rất nhiều sinh viên Việt Nam sẽ ngồi im, khoanh tay và cúi mặt" - thầy James nói. Khi thầy cô giảng, thì họ nói chuyện, khi được hỏi, thì cúi mặt và im lặng, sợ thầy cô nhìn vào mình. "Sinh viên lớp mình nếu học lớp lý thuyết thì có nửa lớp phía trên thì còn học và ghi chép bài, nếu phát biểu thì quanh quẩn 3, 4 người, ở dưới đa phần là nói chuyện với điện thoại, còn lớp thảo luận thì chủ yếu là ngồi im." - An Trang, sinh viên năm 3 của trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ.
Tán đồng với ý kiến đó Th - sinh viên trường CĐ KTKTCN cũng nói: "Ở lớp tớ thì sinh viên chủ yếu nằm ngủ, ăn quà hoặc nói chuyện." Chính vì quá " bận rộn" cho các việc cá nhân nên dẫn đến chuyện không nghe giảng, đến khi hỏi thì không trả lời là chuyện dễ hiểu.
Về nguyên nhân chủ quan, là do sinh viên Việt Nam có kỹ năng mềm chưa thực sự tốt và chưa đủ tự tin, họ e sợ và ngại nói trước đám đông, 1 số sợ nếu nói sai sẽ bị chê cười. Hơn nữa tâm lý số đông vẫn ám ảnh nhiều sinh viên, khi nhìn cả lớp im lặng, không hỏi và phát biểu thì họ cũng làm theo dẫn đến không khí lớp luôn trầm lắng, mất tập trung, không tạo được hứng thú cho giảng viên khi giảng dạy.
Nói về nguyên nhân khách quan, thầy Nguyễn Thành Long - giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền cũng thẳng thắn nhìn nhận: "1 số giảng viên cũng chưa tìm được phương pháp để khơi gợi cho sinh viên tham gia vào bài học 1 cách hăng say bằng việc ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi có vấn đề kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của sinh viên."
Thêm vào đó, hiện nay ở nhiều trường, không có quy định thưởng điểm cho các sinh viên hăng hái phát biểu hay số điểm được cộng quá nhỏ chưa đủ để khuyến khích tinh thần hăng say học tập của sinh viên.
Đã có những sinh viên hăng hái hỏi và phát biểu
Đứng trước thực trạng sinh viên ngày càng thụ động và lười suy nghĩ trong học tập, 1 số trường đại học đã đưa ra các phương pháp dạy mới để khuyến khích cách học lấy sinh viên làm trung tâm đã được áp dụng thành công từ lâu ở các nước phát triển.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là cơ sở đầu tiên áp dụng phương pháp dạy học mới. Sinh viên sẽ được phát và tìm hiểu trước bài giảng dưới dạng Powerpoint, đến khi lên lớp, họ và giảng viên sẽ cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, và giảng viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên.
"Phương pháp giảng dạy mới này thực sự đã tạo nên nhiều thay đổi, sinh viên của khoa mình hỏi và phát biểu nhiều đến mức giảng viên phải ở lại sau khi hết giờ để giảng bài và giải đáp các thắc mắc" - Quang Tuấn, sinh viên năm 4 Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận xét.
Phương pháp dạy khuyến khích sinh viên phát biểu bằng cách cộng điểm của nhiều giảng viên trường Đại học Thăng Long cũng tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. "Nhiều thầy cô nói ngay từ đầu tiên là cộng điểm để khuyến khích sinh viên nên 80% là tính ỷ lại hay ngại ngùng biến mất, cả lớp sôi nổi hẳn, có bạn không hẳn vì điểm cộng mà thấy bạn bè mình hăng hái nên cũng sôi nổi, hăng hái tham gia cùng tập thể" - Kim Tuyến, sinh viên năm 3 trường Đại học Thăng Long chia sẻ.
Tham gia các lớp học về kỹ năng mềm cũng giúp các sinh viên cải thiện đáng kể sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông cũng là 1 lời gợi ý không tồi.
Lợi ích của việc hăng hái hỏi, thảo luận và phát biểu thì ắt hẳn ai cũng hiểu và biết đến. Và môi trường đại học là môi trường tuyệt vời dành cho những ai có biết tự ý thức, nỗ lực và khẳng định bản thân mình.
Theo TTVN
Trường thiếu phòng, học trò thiếu sức TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang siết lại việc dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ GD-ĐT bằng cách không cấp phép dạy thêm ở nhà mà gom hết vào trường. Mặc dù chủ trương này được đa số phụ huynh đồng tình, nhưng khi thực hiện thì mọi chuyện rối bời. Học muốn đứt hơi Ngày 17/9, ngày đầu tiên...