Đi học nước ngoài bằng ngân sách về làm… chân sai vặt
Khi được cử đi học nước ngoài, nhiều người được quy hoạch công việc nhưng khi học về, người có quyền sắp xếp công việc cho họ hết quyền…
Minh họa: DAD
Việc các cơ quan nhà nước, địa phương cử người đi học nước ngoài nhưng thiếu sự sắp xếp công việc hợp lý khi những người này về nước hoặc người đi học về chấp nhận đền bù để không thực hiện cam kết đang đặt ra vấn đề du học bằng ngân sách sao cho không lãng phí.
Những ngày vừa qua rộ lên câu chuyện Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi phát ra văn bản quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ du học bằng ngân sách nhà nước đối với 4 trường hợp đi đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng không về tỉnh công tác như cam kết. Đây là 4 người con lãnh đạo ban, ngành tỉnh Quảng Ngãi không trở về tỉnh làm việc, bị buộc phải nộp gấp đôi kinh phí hỗ trợ du học hơn 9,8 tỉ đồng.
Khi mọi thứ không còn như xưa
Việc thu hồi kinh phí trên dựa vào Quyết định 89/QĐ-UBND “Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020″ ban hành ngày 29.5.2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Tại điểm C, phần 2 của đề án trên quy định: Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học, được hỗ trợ 100% kinh phí.
Cần xét về tổng thể chứ đừng cục bộ. Khi người đi học về tìm được công việc hiệu quả hơn thì cho dù cơ quan có thiệt thòi nhưng lợi ích xã hội lại cao hơn
Đề án cũng quy định rõ phải đền bù gấp 2 lần chi phí đào tạo ở nước ngoài trong các trường hợp kết thúc khóa đào tạo không về công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi như đã cam kết hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của cơ quan quản lý cán bộ, công chức của tỉnh; bỏ việc, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc chuyển công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trong số 4 trường hợp này, có con của Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi vào làm việc tại TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp về nước, người này có nộp hồ sơ chờ địa phương bố trí công việc nhưng đợi lâu quá nên rời quê, tiếp tục học tập lấy thêm bằng cấp và đi làm.
Có nhiều trường hợp khác cho thấy còn một sự lệch pha giữa cử đi du học và bố trí việc làm ở rất nhiều cơ quan, tỉnh thành.
P.D, hiện đang công tác tại một cơ quan truyền thông, cho biết anh từng rơi vào một hoàn cảnh khá bế tắc sau khi đi du học thạc sĩ về nước. P.D học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đoạt giải nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học. Vì vậy, khi ra trường, anh chỉ về giảng dạy tại một trường tiểu học khoảng 6 tháng là được xét duyệt đi Úc học thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh theo chương trình 322. Tuổi trẻ với nhiều hăm hở và khát vọng, P.D tin rằng tương lai đang rộng mở với mình. Lúc ấy, anh đi học và ký cam kết với Phòng giáo dục quận là sẽ về làm việc trong vòng 6 năm. Nơi này cũng sẽ phân công công việc cho anh khi hoàn tất chương trình học.
Video đang HOT
Nhưng thực tế lại không như mơ ước. Ngày đi học về, P.D quay lại nơi cử mình đi học. Phòng giáo dục quận đưa ra 2 lựa chọn cho anh: quay lại trường tiểu học trước kia làm việc hoặc… tự đi kiếm việc làm. Không biết đi đâu, anh lại quay trở về trường cũ. Nhưng mọi thứ không còn như xưa. Suốt một thời gian dài, anh chàng thạc sĩ học từ nước ngoài về không hề được phân công giảng dạy mà phải làm tất cả mọi công việc lặt vặt trong trường. Có thời điểm, P.D còn được phân công làm giám thị rồi… bảo vệ trường.
Quá chán nản, P.D quyết định lên làm việc rõ ràng với Phòng giáo dục quận, trình bày hoàn cảnh để xin nghỉ việc. Đơn nghỉ việc của anh được duyệt. Anh xin việc tại một trường ĐH, sau đó phát huy vốn ngoại ngữ để làm công việc liên quan truyền thông cho đến tận bây giờ.
Tính chất của nền kinh tế kế hoạch!
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết những sự ràng buộc đối với người đi học như vậy là hoàn toàn không cần thiết, không phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Việc bố trí công việc cho người đi du học về bị phụ thuộc nhiều vào người lãnh đạo tổ chức. Khi được cử đi học, nhiều người được quy hoạch công việc nhưng khi đi học về, người có quyền sắp xếp công việc cho họ hết quyền, người khác lên nắm quyền lại không thực hiện.
“Thật ra, việc cơ quan nhà nước cử người đi du học rồi quy hoạch công việc sau khi đi học về mang tính chất của một nền kinh tế kế hoạch. Hiện nay mọi thứ biến chuyển rất nhanh. Cơ quan cử đi dự trù công việc như vậy nhưng 5 năm nữa tình hình đã rất khác. Cần gì phải có sự ràng buộc tại một cơ quan cụ thể. Nếu ràng buộc mà người đi học về không vui vẻ, không phát huy được năng lực thì lại lãng phí. Cần xét về tổng thể chứ đừng cục bộ. Khi người đi học về tìm được công việc hiệu quả hơn thì cho dù cơ quan có thiệt thòi nhưng lợi ích xã hội lại cao hơn. Thay vì giữ lại người không phát huy hết hiệu quả thì hãy để họ làm ở nơi phù hợp hơn để tuyển dụng người phù hợp cho cơ quan mình”, PGS-TS Tống nhận định.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, sáng lập và điều hành Thinking School, cho biết việc cử người đi học theo chương trình của nhà nước rồi cam kết về làm việc xảy ra rất nhiều tại các trường ĐH công lập. Nhưng lại có bất cập là giảng viên được cử đi học về vẫn làm giảng viên, lương đa phần không đủ sống theo hệ thống ngạch, bậc của VN. “Bản chất của việc này vẫn là không sử dụng nguồn lực hiệu quả”, ông Dũng cho biết.
Tiến sĩ Dũng cũng cho biết ở các trường ĐH tư thục, cử ai đi học đều dùng tiền của trường và đều tính toán phân bổ công việc làm sao cho hiệu quả nhất.
GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, người từng có khoảng 10 năm làm tại Viện Khoa học tính toán TP.HCM, cho biết Chính phủ cần có chiến lược và kế hoạch phát triển để từ đó có chiến lược phát triển nhân sự. Trước khi gửi người đi học, kế hoạch phát triển nhân sự này đã phải được tính toán chặt chẽ và phù hợp. Như vậy mới tránh được sự lãng phí đang diễn ra với các chương trình này. ( còn tiếp)
Theo Thanh niên
Những trường đại học có mức học phí cao ngất ngưởng: Xứng danh ngôi trường của những cô cậu 'rich kids'
Với mức học phí thuộc hàng đắt đỏ nhất Việt Nam, tương đương với học phí của những ngôi trường tại nước ngoài, các trường đại học này đã và đang thu hút rất nhiều cô ấm cậu ấm thuộc giới "rich kids" theo học.
Theo học tại một ngôi trường đại học danh tiếng, đạt chuẩn nước ngoài từ lâu đã trở thành mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Theo xu hướng hiện nay, nhiều người cho rằng, việc đi du học nước ngoài sẽ tạo một môi trường thuận lợi giúp cho các bạn trẻ có thể phát triển được hết năng lực của mình. Tuy nhiên ngày nay, ngay cả trong nước cũng dần xuất hiện những ngôi trường đại học chẳng thua kém gì về chất lượng so với các quốc gia như Mỹ hay Australia,...
Thế nhưng, chất lượng luôn phải đi đôi với số lượng, và chính mức học phí của các ngôi trường đại học này luôn là một trong những điều buâng khuâng của nhiều bạn trẻ. Hôm nay, hãy cùng Saostar điểm qua những trường đại học có mức học phí "đắt đỏ" nhất Việt Nam các bạn nhé!
ĐH VinUni
VinUni chính là một trong những trường đại học được đông đảo cư dân mạng quan tâm trong thời gian vừa qua. Theo chi phí đào tạo trung bình hàng năm được nhà trường công bố cách đây không lâu, mức học phí cho mỗi sinh viên hệ đại học là 35.000 USD/năm và hệ sau đại học là 40.000 USD/năm. Chi phí này bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp và các chi phí liên quan...
Phối cảnh ĐH VinUni
Trường đại học VinUni do tập đoàn Vingroup xây dựng, điểm khác biệt của VinUni so với các ngôi trường đại học khác đó chính là VinUni xây dựng mô hình theo kiểu các trường đại học tinh hoa trên thế giới. VinUni có sự hợp tác chiến lược toàn diện với 2 trường đại học Ivy League là Cornell và Pennsylvania. Đây là cơ sở để bảo chứng cho tiêu chuẩn đại học tinh hoa của VinUni.
ĐH RMIT
Trường ĐH RMIT chính là một trong những ngôi trường "quen tên" nhất đối với nhiều người. Bởi, khi nhắc đến RMIT, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ngôi trường dành riêng cho "con nhà giàu". ĐH RMIT Việt Nam là chi nhánh tại châu Á của ĐH RMIT (đặt tại thành phố Melbourne, Australia). Trường chu yêu giảng dạy các chương trình chuyên về kinh doanh, kỹ thuật, thiết kế,...
ĐH RMIT
Theo thông báo công khai trên website của trường, học phí chương trình đại học các ngành trong năm 2019 thấp nhất là hơn 734 triệu đồng, nhiều ngành có mức học phí trên 891 triệu đồng như Kinh tế Tài chính, Kinh doanh Quốc tế, Digital Marketing, Truyền thông Chuyên nghiệp... Đối với chương trình sau đại học, mức học phí ở mức thấp nhất là 575 triệu đồng và cao nhất là trên 650 triệu đồng với ngành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF)
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) được thành lập từ năm 2007, đào tạo chuyên sâu về các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính,... Trường vận hành theo cơ chế học tín chỉ và sinh viên sẽ học trong vòng 8 học kỳ. Mỗi tín chỉ học bằng tiếng Việt là 1.700.000 đồng/tín chỉ, mức học phí khi học bằng tiếng Anh sẽ là 2.000.000 đồng/tín chỉ.
Một góc không gian học tập của sinh viên trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
Mỗi một học kỳ tại trường, sinh viên sẽ đăng ký từ 15 đến 20 tín chỉ tùy vào chương trình đào tạo. Như thế, mức học phí trung bình của mỗi học kỳ sẽ dao động từ 25 - 30 triệu đồng. Số tiền cho mỗi sinh viên khi theo học tại trường thường rơi vào khoảng 240.000.000 đồng/4 năm học tại trường.
ĐH Quốc tế Sài Gòn
Trường ĐH Quốc tế TP.HCM (ĐH Quốc Tế Sài Gòn) là một trong những trường đại học chuẩn quốc tế tại Việt Nam đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng. Trường có cả chương trình đào tạo bằng tiếng Anh hoàn toàn và chương trình đào tạo bằng tiếng Việt theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Các văn bằng tại SIU đều có giá trị quốc gia và quốc tế.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
Học phí của trường ĐH Quốc tế Sài Gòn sẽ tùy thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng ký học. Ở các ngành giảng dạy bằng tiếng Việt, mức học phí trên mỗi một học kỳ thường sẽ hơn 21.000.000 đồng, cao nhất là ngành Khoa học máy tính với số tiền hơn 27.000.000 đồng/học kỳ. Ở các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí là hơn 66.000.000/học kỳ.
ĐH FPT
Trường ĐH FPT là một trong những trường đại học dân lập tại Việt Nam. Mức học phí của trường ở mức cao hơn so với các trường dân lập khác do có sự khác biệt về các điều kiện liên quan đến chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, hạ tầng, tài liệu học tập,... Trường nổi tiếng trong khắp cả nước về chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin, FPT cũng là một trong 10 ngôi trường có chỉ số hài lòng sinh viên (SSI) cao nhất TP.HCM.
Trường ĐH FPT cơ sở Hà Nội
Chương trình đào tạo chính khóa của trường ĐH FPT bao gồm 9 học kỳ (bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp), thời lượng học mỗi kỳ là 4 tháng. Mức học phí chuyên ngành thương là hơn 25.000.000 đồng/học kỳ. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần đạt mức tiếng Anh cao nhất trước khi bắt đầu chương trình chính khóa của trường. Nếu chưa đạt được mức tiếng Anh cao nhất, sinh viên phải học các mức tiếng Anh được nhà trường quy định, tối đa là 6 mức, học phí mỗi mức là hơn 10.000.000 đồng, thời lượng học của mỗi mức là 2 tháng.
Theo saostar
TS. Thái Hoàng Chiến: Nhà khoa học "made in Vietnam" có tầm ảnh hưởng quốc tế TS. Thái Hoàng Chiến là một nghiên cứu viên (sinh năm 1980) Trường Đại học Tôn Đức Thắng. TS Chiến vừa có tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Điều đặc biệt TS. Chiến hoàn toàn nghiên cứu tại Việt Nam chưa từng du học tại ngoài. TS. Thái Hoàng Chiến Vinh danh "Bài báo...