“Đi học mệt tới cỡ nào?” – Bài viết hơn 2 triệu like khiến học sinh gật gù còn dân đi làm vào cãi nhau ỏm tỏi
Bạn nghĩ đi học mệt hơn hay đi làm mệt hơn?
Nhiều người cho rằng học sinh bây giờ mệt hơn dân đi làm, nhưng cũng có không ít người đã đi làm lại chỉ ước ao được quay về thời đi học vì khi đó thoải mái, không nhiều áp lực như hiện tại. Vậy rốt cuộc đi học và đi làm, việc gì mệt hơn?
Gần đây, bài đăng của một cư dân mạng tại Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý khi nhận được hơn 2 triệu lượt thích. Nội dung bài viết mô tả sự mệt mỏi khi đi học qua một so sánh đầy ấn tượng với công việc.
“Nếu bạn có một công việc, 6 giờ sáng đã phải đến chỗ làm, 5 giờ chiều mới được tan làm, nhưng phải tăng ca đến 9-10 giờ, không có ngoại lệ. Có khi cả tháng, bạn chỉ được nghỉ 1-2 ngày. Bạn phải duy trì cường độ công việc như vậy liên tục 3-6 năm mà không được nhận lương. 9 vị sếp của bạn ngày nào cũng thay phiên nhau giao việc cho bạn, còn không ngừng cằn nhằn bên tai bạn, rằng là sao hiệu suất công việc của bạn thấp thế, thành tích công việc sao chẳng bao giờ đạt tiêu chuẩn. Công ty mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày đều tiến hành một cuộc khảo sát chất lượng nhân viên. 3 năm 1 lần sẽ có một đợt sa thải lớn.
Chưa dừng lại ở đó, người thân của bạn cũng không thấu hiểu cho bạn, họ chỉ quan tâm thành tích tháng này của bạn ra sao, thứ tự tại công ty như thế nào, liệu có hy vọng vào được một công ty lớn hơn không. Dù bạn nghỉ ở nhà, bố mẹ bạn cũng sẽ giám sát xem bạn có nghiêm túc tăng ca hay không. Bởi vậy nên, những người ngày nào cũng than thở đi làm mệt, phần lớn là hồi đi học không quá vất vả”, người này viết.
Người đăng bài cho rằng “đi học” là một công việc mệt mỏi vô cùng. (Ảnh minh họa)
Trong bài viết của mình, vị cư dân mạng đã dùng các khái niệm liên quan đến đi làm để miêu tả việc đi học, chẳng hạn như “chỗ làm” hay “công ty” chính là trường học, “tăng ca” là học thêm, “khảo sát chất lượng nhân viên” là kiểm tra, “sếp” là thầy cô… Bằng cách này, có thể thấy rõ việc đi học mệt mỏi và áp lực như thế nào.
Bài viết đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và phần bình luận chia làm 2 luồng ý kiến khá rõ ràng. Một số người đồng tình cho rằng việc học thực sự càng ngày càng trở nên vất vả, một số khác lại khẳng định đi học không thể nào mệt bằng đi làm được.
- Thế nên đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu tại sao có một số người cứ suốt ngày mơ mộng quay về thời học sinh.
- Đúng vậy! Và còn không thể nghỉ học nữa chứ!
Video đang HOT
- Đi làm một tháng bạn sẽ được phát lương, còn đi học một tháng bạn chỉ nhận về bài kiểm tra cuối tháng.
- Có ai nói đi học không mệt đâu, nhưng đối với một số người, đi làm thực sự rất mệt, việc gì phải so sánh như thế.
- Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng thời đi học là quãng thời gian bạn vui vẻ nhất.
- Đi học đương nhiên là mệt. Nhưng hồi đi học, ít nhất bạn biết rằng những ngày tháng như vậy sẽ không kéo dài mãi, sẽ có lúc nó kết thúc. Vì vậy, bạn sẽ có hy vọng, có động lực để cố gắng. Còn đi làm thì không như thế…
- Nhưng “công việc” đi học đó không lo bị đuổi việc, không lo lương có đủ sống hay không. Trong nhà có chuyện không cần bạn nghĩ cách giải quyết. Bạn chỉ cần tập trung học là được. Sáng tối có người nấu cho ăn, còn có nghỉ hè và n kỳ nghỉ khác.
Đi học có áp lực của đi học, đi làm có mệt mỏi của đi làm. (Ảnh minh họa)
Có thể thấy, cuộc tranh luận này phản ánh quan điểm khác nhau về áp lực học hành. Đối với nhiều người, đi học là một “công việc” đầy áp lực và mệt mỏi. Nhưng bên cạnh đó, học hành cũng mang lại cho trẻ một môi trường được định hướng rõ ràng: chúng ta học để xây dựng tương lai, không phải để lo toan về cơm áo gạo tiề.n hay những áp lực sinh tồn khác.
Thực tế, học tập là một giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển cả về tư duy, kỹ năng và nhân cách. Cha mẹ và nhà trường nên đồng hành, tạo điều kiện để trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện khả năng tự quản lý thời gian, xử lý áp lực và tìm thấy niềm vui trong việc học.
Hãy nhớ rằng, đi học không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội để các em xây dựng nền tảng cho một cuộc sống thành công và hạnh phúc.
Một bức ảnh làm 50 triệu người cười nhưng lại khiến mẹ tôi bật khóc
Câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Cách đây 6 năm, MXH Trung Quốc từng có một câu chuyện rất viral. Câu chuyện do một cô gái trẻ đăng tải liên quan đến chính cô và mẹ của mình. Và đến thời điểm hiện tại, câu chuyện đôi lúc vẫn bị netizen đào lại như một lời nhắc nhở gửi đến những người con đã, đang và sẽ đi học, đi làm xa nhà về cái gọi là tình yêu của mẹ cũng như cái gọi là tình cảm gia đình.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái năm đó như sau:
"Tối hôm trước, trong lúc dọn lại album điện thoại, tôi tình cờ thấy bức ảnh hài hước chụp một củ khoai được ngụy trang thành vết bỏng không biết lưu trong máy từ bao giờ. Nghĩ đến cuộc chiến tranh lạnh với mẹ chỉ vì chuyện thuê nhà tuần trước, muốn làm hòa, tôi không nghĩ gì mà gửi luôn bức ảnh đó, trêu mẹ tôi vừa bị bỏng.
Bức ảnh meme làm nhiều người cười nhưng lại khiến một người mẹ phải khóc
Bình thường mẹ rất ít khi trả lời tin nhắn của tôi nên lần này, gửi xong tôi cũng vứt luôn điện thoại sang một bên để đi làm việc khác. Đến lúc nhớ ra đã là 40 phút sau, tôi cầm điện thoại lên thì phát hiện trên màn hình chiếc điện thoại đã tắt tiếng là hàng chục cuộc gọi nhỡ.
Tin nhắn cuối cùng là một tin nhắn thoại dài 53 giây, xung quanh khá ồn ào nhưng tôi vẫn nghe rõ giọng nói trầm trầm của bố tôi.
Sau này tôi mới biết tối đó, bố và mẹ tôi đi xem phim. Trong rạp chiếu phim rất tối, ngay khi nhận được tin nhắn 4 chữ 'Con vừa bị bỏng' của tôi, mẹ tôi còn không kịp mở ảnh ra đã hốt hoảng đứng lên. Mẹ kéo tay bố tôi, vượt qua những hàng ghế đã kín người, nói không biết bao nhiêu lần câu: "Xin lỗi, cho tôi qua một chút". Ra khỏi rạp chiếu, mẹ tôi ngồi bệt trên bậc thềm, cùng bố tôi thay nhau gọi điện cho tôi.
'Bố biết thừa ảnh chỉ là giả, nhưng mẹ con không tin bố, nhất định đòi gọi điện nói chuyện trực tiếp với con', bố tôi nói.
Trong 40 phút không thể liên lạc được ấy, tôi cùng lúc nhận được tin nhắn từ một vài đồng nghiệp ở công ty, từ bạn thân thời đại học, chủ nhà và cả bạn trai cũ.
Vào lúc 22:05, người mẹ đang lo lắng đến rối bời của tôi cuối cùng cũng chờ được lời xin lỗi đầy áy náy từ tôi ở đầu bên kia điện thoại. Không còn sức để trách móc, bà chỉ ôm lấy bố tôi - người đang chậm rãi hút thuố.c ở hành lang và khóc trong im lặng".
Câu chuyện của cô gái chỉ dừng lại ở đây nhưng nó đã khiến rất nhiều người day dứt và đồng cảm. Đồng cảm vì dường như ai trong chúng ta đều từng có những mâu thuẫn, hiểu lầm dù to dù nhỏ như thế với cha mẹ và day dứt là bởi, giống như cô gái, chúng ta cũng từng khiến cha mẹ phiền lòng, khiến cha mẹ phải khóc.
Cũng từ câu chuyện, chúng ta còn có thể rút ra nhiều bài học về cách đối xử với cha mẹ và cách giáo dục con cái:
1. Tình yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện, nhưng không phải bất tận
Cha mẹ luôn yêu thương và lo lắng cho con cái dù ở bất kỳ độ tuổ.i nào. Nhưng đừng quên rằng, cha mẹ cũng chỉ là con người, cũng có cảm xúc và cần sự quan tâm từ chúng ta. Đừng đợi đến khi quá muộn mới nhận ra giá trị của những điều nhỏ nhặt.
2. Trân trọng từng khoảnh khắc bên gia đình
Đừng để những mâu thuẫn nhỏ làm tổn thương tình cảm gia đình. Mọi hiểu lầm đều có thể hóa giải nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của cha mẹ và chủ động làm hòa. Cha mẹ không cần nhiều, chỉ cần sự quan tâm chân thành từ con cái cũng đủ làm họ hạnh phúc.
3. Cẩn trọng trong giao tiếp, đặc biệt là qua tin nhắn
Trong thời đại công nghệ, tin nhắn có thể trở thành công cụ kết nối nhưng cũng dễ gây hiểu lầm. Trước khi gửi đi một thông điệp, hãy suy nghĩ kỹ về nội dung và tác động của nó đối với người nhận, đặc biệt là với cha mẹ - những người thường nhạy cảm trước mọi điều liên quan đến con cái.
4. Giáo dục con cái về sự đồng cảm và trách nhiệm
Cha mẹ cần dạy con hiểu được giá trị của tình cảm gia đình từ khi còn nhỏ. Hãy khuyến khích con bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn với cha mẹ, đồng thời chịu trách nhiệm với hành động của mình. Việc giáo dục con về sự đồng cảm sẽ giúp trẻ hiểu rằng mọi hành động, dù nhỏ, đều có thể ảnh hưởng đến người khác.
Tình huống xôn xao nhất lúc này: Học sinh quên khăn quàng, giáo viên áp dụng hình phạt gây tranh cãi Hội phụ huynh chia làm 2 luồng ý kiến, không ai chịu ai. Một bà mẹ mới đây bày tỏ sự "ấm ức" khi con đi học quên mang khăn quàng đỏ, bị cô giáo phạt mua 10 cái khăn "dự phòng". "Nếu ví dụ 1 năm 10 bạn mua 100 cái thì sao nhỉ? Mặc dù 10 khăn đỏ không đáng bao...