Đi đường vòng vào đại học
Mùa thi đại học (ĐH) 2021 ghi nhận không hiếm trường hợp 27 điểm, trượt tất cả nguyện vọng.
Thậm chí, 30 điểm cũng chưa chắc đã đỗ ĐH. Các chuyên gia đưa lời khuyên, nếu thực sự yêu thích một ngành học, thí sinh có thể chọn con đường khác: Học cao đẳng (CĐ) sau đó liên thông lên ĐH.
Ảnh minh họa
Cộng đồng mạng những ngày này xôn xao vì chia sẻ của một thí sinh đến từ Bắc Giang đạt 27 điểm thi khối C00 nhưng không đỗ vào 4 nguyện vọng đầu tiên đều liên quan đến ngành Luật. Hiện em đã chọn nhập học vào ngành Sư phạm Địa lí của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một nguyện vọng theo em là điền thêm để an tâm với việc đỗ ĐH. Thí sinh này chia sẻ em sẽ tìm hiểu xem mình có phù hợp với ngành hay không. Trong trường hợp bản thân cảm thấy không hợp, em vẫn sẵn sàng thi lại ĐH để theo đuổi ngành Luật như mong muốn.
Trên thực tế, với những ngành có điểm chuẩn “cao bền vững” như khối y dược, khối công an, quân đội, có những thí sinh thi đến lần thứ 3, thứ 4 hoặc nhiều hơn mới đỗ không phải là câu chuyện hiếm. Bên cạnh niềm say mê, yêu thích với ngành học đó nên quyết tâm theo đuổi đến cùng, nhiều người cũng đặt câu hỏi nếu như năng lực có hạn thì thí sinh có nên bỏ ra 3-4 năm trời để chỉ học, ôn thi, đi thi và chờ kết quả mà đôi khi có phần may rủi hay nên chọn con đường khác để đi?
Ông Hồ Văn Vinh, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Dược phẩm ECO cho rằng trong ngành y dược, với những em có học lực thấp mà yêu thích ngành này thì không nên cố thi vào ĐH, thi năm này qua năm khác vẫn không đạt thì lãng phí thời gian. Một hướng đi cho những em này đó là học trung cấp, cao đẳng rồi sau khi đi làm, có kinh nghiệm và điều kiện có thể học liên thông lên ĐH.
Video đang HOT
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng trong khối ngành y dược, có rất nhiều vị trí việc làm nên mỗi thí sinh có thể căn cứ vào năng lực, sở thích và điều kiện của bản thân để chọn ngành học phù hợp. Nhất là trong điều kiện học phí khối ngành đào tạo y dược nhiều trường đã tăng rất cao nên chi phí để theo đuổi ngành học này trong 5, 6 năm trời cũng cần được thí sinh tính tới. Trong khi đó, nếu học trung cấp hay CĐ, thời gian ngắn là ra làm việc được ngay, có kinh tế. Khi đó, các em vừa có thêm trải nghiệm thực tế công việc, vừa đào tạo liên thông thì sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều so với việc trầy trật thi ĐH nhưng không đỗ, nản chí…
Tuy nhiên, bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự đam mê và tính phù hợp. Cánh cửa liên thông lên ĐH hiện nay hoàn toàn rộng mở với tất cả các thí sinh có bằng cấp phù hợp, đúng hoặc gần với chuyên ngành ở bậc ĐH. Bên cạnh việc có nhiều địa chỉ học liên thông uy tín, bằng cấp được công nhận như học ĐH thì hình thức đào tạo liên thông cũng linh hoạt như đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, hệ vừa học vừa làm… để phù hợp với tất cả các thí sinh có nguyện vọng theo đuổi việc học ở bậc học cao hơn.
Việc chọn cho mình một ngành nghề phù hợp sẽ có nhiều ý nghĩa hơn là câu hỏi nên xét tuyển ĐH hay CĐ. ĐH không phải là con đường duy nhất để thăng tiến và thành công – câu nói muôn thuở luôn được lặp lại trong mỗi mùa thi nhưng dường như vẫn chưa được nhiều thí sinh quan tâm. Chúng tôi dẫn lại một câu nói của TS Nguyễn Chí Hiếu, chuyên gia giáo dục độc lập chia sẻ với những thí sinh vừa gặp thất bại đầu đời mang tên “trượt ĐH” hoặc đỗ vào trường ĐH chưa được như mong muốn: Kết quả hôm nay và tên trường ĐH không phải là tấm giấy thông hành chắc nịch cho các em trên đường tương lai.
Những trường đại học nào đang xét tuyển nguyện vọng bổ sung?
Xét tuyển bổ sung chính là cơ hội cho thí sinh trượt đợt 1 giành một tấm vé vào đại học.
Với "cơn sóng thần" điểm chuẩn năm nay không ít thí sinh điểm cao đến 26,27 điểm nhưng vẫn trượt hàng loạt nguyện vọng đầu tiên.
Vậy nên xét tuyển bổ sung chính là cơ hội cho thí sinh trượt đợt 1 giành một tấm vé vào đại học. Ngoài ra, nếu thí sinh đã trúng tuyển trong đợt 1 nhưng muốn thay đổi vẫn có thể nộp hồ sơ vào những trường xét bổ sung đợt 2.
Những trường còn thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển nguyện vọng bổ sung dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ, thí sinh cần theo dõi thông tin của các trường để đăng ký xét tuyển tiếp.
Dưới đây là một số thông tin từ các ĐH về vấn đề xét tuyển bổ sung:
Chia sẻ với Infonet, thầy Kiều Xuân Thực - Trưởng phòng đào tạo ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết: "Như các năm, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội chỉ xét tuyển một lần là đủ chỉ tiêu nên năm nay nhà trường không xét tuyển nguyện vọng bổ sung".
Ảnh minh họa
Tại Viện ĐH Mở Hà Nội, thầy Dương Hoài Văn - Trưởng phòng đào tạo của nhà trường cho biết: "Theo kế hoạch phải sau ngày 26/9 khi thí sinh xác nhận nhập học xong xuôi nhà trường mới có thể biết dữ liệu ngành nào thiếu để xét bổ sung. Hiện tại, dữ liệu về số thí sinh xác nhận nhập học chính thức chưa thống kê được.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây nhà trường cũng không xét tuyến nguyện vọng bổ sung, thường thì xét tuyển lần 1 là đủ rồi".
Còn tại ĐH Thăng Long, nhà trường sẽ thông báo một số ngành xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong vài ngày tới. Tuy nhiên điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung sẽ không thấp hơn nguyện vọng 1.
Học viện Quản lý giáo dục: Học viện xét tuyển bổ sung ở 9 ngành với 375 chỉ tiêu. Điểm trường nhận hồ sơ ở hầu hết các ngành đều từ 16. Trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 16/9 đến 17h ngày 30/9.
Học viện Hàng không Việt Nam vừa thông báo tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá dựa trên kết quả học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ trong thời gian từ ngày 11 - 20/9 cho tất cả ngành đào tạo tại trường, theo hai phương thức xét tuyển học bạ gồm xét tuyển học bạ 3 học kỳ và xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dao động từ 18 - 24 điểm. Trong đó, mức điểm cao nhất là 24 điểm đối với ngành Dược, 19,5 điểm đối với ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Tất cả các ngành còn lại có điểm nhận hồ sơ là 18 điểm.
Trường Đại học Gia Định thông báo xét tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu bằng phương thức học bạ THPT đến hết ngày 30.9. Thí sinh có thể nộp hồ sơ vào 14 ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ - Kinh tế - Xã hội.
Điều kiện xét tuyển là thí sinh cần đảm bảo điểm trung bình của 5 học kỳ (điểm trung bình lớp 10 điểm trung bình lớp 11 điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12)/3 đạt từ 5,5 điểm trở lên. Điều kiện này được áp dụng cho tất cả ngành đang đào tạo.
Trường Đại học Đồng Tháp thông báo xét tuyển đợt 1 bổ sung đến hết ngày 30.9 với nhiều phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2021; Xét điểm học bạ; Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.
Những 'cú sốc' điểm thi đại học năm 2021 khiến thí sinh 'choáng váng': 30 điểm vẫn trượt đại học, điểm chuẩn tăng 'phi mã' Điểm thi đại học năm 2021 đã được công bố, với phổ điểm cao nhiều thí sinh đạt 26-30 điểm vẫn "sốc" vì trượt các nguyện vọng. Thí sinh đạt 26,45 điểm vẫn trượt 13 nguyện vọng Chia sẻ trên tờ Lao Động, Đồng Thị Hà Vy (sinh năm 2003) cựu học sinh THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội trượt 13 nguyện vọng...