Đi du học, nghe hỏi How are you, thanh niên trả lời luôn câu này và bạn bè biết ngay là người Việt Nam
Từ câu chuyện phiếm đơn giản nhưng lại ẩn chứa phía sau vấn đề lớn lao về việc học Tiếng Anh một cách thụ động, máy móc của nhiều người Việt.
Bạn tôi IELTS 8.5, GPA 3.7/4, nhận được học bổng du học toàn phần tại Anh. Ngày đầu tiên đến lớp gặp gỡ bạn bè, một sinh viên bản địa bắt chuyện: How are you? Bạn tôi trả lời như một thói quen: I’m fine, thank you, and you? Bỗng nhiên cậu sinh viên Anh kia sáng rực mắt: Cậu đến từ Việt Nam đúng không?
Bạn tôi ngơ ngác mất mấy giây vì không hiểu vì sao họ lại nhận ra được quốc tịch của mình, phải chăng do phần phát âm quá đặc trưng hay mình nói sai điều gì. Sau một hồi gặng hỏi, bạn tôi mới biết rằng, hoá ra gần như tất cả sinh viên Việt Nam đều có cách trả lời khi hỏi How are you? y chang nhau, giống như cậu vừa trả lời bạn kia vậy. Thực ra với vốn Tiếng Anh IELTS 8.5, cậu có hàng tá câu trả lời khác cực hay ho, khác hẳn câu trên kia nhưng nó như một thói quen ăn sâu vào máu. Từ bé đi học, giáo viên đã dạy cậu nói như vậy rồi, xung quanh bạn bè ai cũng nói vậy và thậm chí sách giáo khoa cũng viết vậy.
Terry F. Buss là giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, lấy bằng tiến sĩ Khoa học Chính trị và Toán ở Đại học bang Ohio, cũng từng nhận định rằng: Khi yêu cầu một học sinh Việt Nam nói một câu tiếng Anh, và bạn sẽ nhận được câu trả lời “How are you? I am fine?” (Bạn thế nào? Tôi khỏe?).
Trên thực tế, ở Mỹ hay nhiều quốc gia khác, nếu ai hỏi bạn How are you? đó là một câu chào hỏi thông thường. Nhất là với những người lạ hay người mới gặp, họ không có nhu cầu biết cặn kẽ tình hình sức khoẻ hay tâm trạng của bạn nên bạn cũng không nhất thiết phải trình bày dài dòng. Trường hợp nam sinh bản địa kia phỏng đoán ngay là người Việt vì đơn giản chúng ta thường trả lời giống hệt nhau như vậy, như một phản xạ vô điều kiện.
Chắc chắn ngày trước đi học bạn quá quen với cảnh giáo viên nói to một câu và cả lớp nhắc lại câu đó y như những con vẹt. Và câu I’m fine, thank you, and you? cũng là một trong số đó.
Chuyện học Tiếng Anh của nhiều bạn trẻ hiện nay. (Clip: Kingpro)
Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được thiết kế y hệt các môn Khoa học như Toán, Lý, Hoá, Văn… Tức là học để thi trong khi đây là học về ngôn ngữ. Học một ngoại ngữ mới muốn thành công nhanh nhất phải xem mình như một đứa trẻ. Mọi thứ nên bắt đầu từ nghe nói chứ không phải chỉ chăm chăm vào ngữ pháp để đi thi, để kiểm tra. Điều này dẫn đến thực trạng điểm tổng kết Tiếng Anh cao mà không thể nói một câu hoàn chỉnh hay điểm các chứng chỉ như TOEIC tận 800, 900 vẫn không thể giao tiếp với người nước ngoài. Chương trình của chúng ta dành quá nhiều thời gian cho các tiết ngữ pháp, trong khi một tuần chỉ có vài buổi học Nghe, thậm chí những buổi học Nói học sinh xem như buổi giải lao để chơi vì cũng chẳng có ai để mà giao tiếp. Học sinh phải giành rất nhiều thời gian học quy tắc ngữ pháp, từ vựng để chuẩn bị cho các bài thi, kiểm tra. Học giỏi Tiếng Anh ở lớp nghĩa là bạn thông thạo ngữ pháp, biết nhiều từ vựng còn kỹ năng giao tiếp thì, chưa chắc.
Cách học Tiếng Anh như trẻ con là tốt nhất vì đơn giản, chúng ta dễ dàng nhận thế trẻ con thường lắng nghe cách nói chuyện của bố mẹ và những người xung quanh và bắt chước rồi dần dần tự hình thành nên vốn từ cho mình, không ai dạy chúng nó “ngữ pháp, từ vựng” cả nhưng chúng vẫn có thể từ bi bô tập nói đến thành thạo. Phương pháp nghe trước, nói sau rất quan trọng vì ngôn ngữ nào cũng cần thời gian để hấp thụ. Một đứa trẻ sẽ dành nhiều năm tháng đầu đời để quan sát, lắng nghe, để ngôn ngữ ngấm vào bản thân một cách tự nhiên nhất.
Một sai lầm nữa khi học Tiếng Anh là cái gì cũng dịch sang Tiếng Việt, học Tiếng Anh bằng tư duy Tiếng Việt thì rất khó để tiến bộ nhanh. Dịch từ Tiếng Việt sang Riếng Anh là phản xạ rất tự nhiên của người học cũng giống như việc phát ra câu trả lời I’m fine, thank you, and you? Khi nghe hay giao tiếp, cố gắng dịch sang Tiếng Việt còn khiến chúng ta bị “trễ nhịp”, lúng túng và phản xạ kém tự nhiên. Nếu bạn đang có thói quen này cần bỏ ngay lập tức, hãy học cách “tư duy bằng Tiếng Anh”. Học cách tư duy này bằng cách bắt đầu suy nghĩ, nói những câu Tiếng Anh đơn giản cho đến khi nó thành thói quen. Sau đó hãy tập nói một mình, kể lại một ngày của bạn với chính bạn trong gương chẳng hạn và dần dần hình thành những cuộc hội thoại từ nhỏ đến lớn cho đến khi bạn giao tiếp Tiếng Anh như một phản xạ, không cần phải suy nghĩ xem người ta đang nói gì bằng Tiếng Anh, dịch sang Tiếng Việt để hiểu như thế nào, rồi câu trả lời của mình bằng Tiếng Việt ra sao, dịch sang Tiếng Anh để đáp lại sẽ là câu gì?
Điều khiến học sinh, sinh viên Việt Nam thường trả lời máy móc đó là chính là do học không được tắm mình trong những hoàn cảnh thực tế. Đôi khi, giáo trình hay sách dạy và thực tế giao tiếp của người bản xứ hoàn toàn khác nhau. Giao tiếp hàng ngày rất phong phú, đa dạng và biến hoá khôn lường nhưng chúng ta chỉ dựa hoàn toàn vào sách vở là khó có thể giao tiếp thành thạo rồi. Giáo viên và nhà trường cũng không chịu trách nhiệm cho thành công trong việc học ngoại ngữ của bạn, có thể họ dạy bạn cách để đạt điểm cao nhưng cách để ứng xử ngoài cuộc sống thì chưa chắc. Muốn giỏi, bạn phải tự thân mình thôi.
Đây là 50 cách trả lời câu hỏi How are you mà không phải dùng đến câu từ nhàm chán, quen thuộc, cũ kỹ: I’m fine, thank you, and you?
Theo Helino
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khắt khe tuyển thí sinh thi vào ngành giáo dục thể chất
Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhấn mạnh: "Đặc biệt với ngành giáo dục thể chất, giáo viên thường xuyên giảng dạy ngoài trời, phải hô nhịp và khẩu lệnh cho học sinh nên càng cần phát âm to, rõ".
Theo thông báo tổ chức thi tuyển sinh năng khiếu năm 2019, trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra phát âm với thí sinh dự thi vào ngành giáo dục thể chất.
Thí sinh xét tuyển ngành giáo dục thể chất sẽ tham gia dự thi 2 phần, thứ nhất là kiểm tra thể hình (cột sống, tay chân, mắt, các dị tật khác) và phát âm; thứ hai là thực hiện các đánh giá thể lực chung (chạy cự ly ngắn, lực kế bóp tay và bật xa tại chỗ.
Trong khi đó, cũng tuyển sinh ngành giáo dục thể chất nhưng trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM chỉ thi tuyển môn năng khiếu bằng cách kiểm tra thể hình, chạy 30m tốc độ cao, bật cao, bóp lực kế, dẻo gập thân mà không có phần phát âm.
Lý giải việc kiểm tra phát âm với thí sinh dự thi ngành giáo dục thể chất, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết theo quy định cần phải kiểm tra ngữ âm, phát âm của các thí sinh có nguyện vọng thi vào khoa thể chất của trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì giáo viên cần có giọng nói rõ ràng, không nói ngọng, nói lắp.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc nhấn mạnh: "Đặc biệt với ngành giáo dục thể chất, giáo viên thường xuyên giảng dạy ngoài trời, phải hô nhịp và khẩu lệnh cho học sinh nên càng cần phát âm to, rõ".
Cũng theo thông báo của trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kỳ thi năng khiếu của các khối thi mầm non của trường này tổ chức vào 7/7 tại TP.HCM, nhận hồ sơ đăng ký dự thi đến hết 14/6.
Trước ngày 25/6 trường sẽ gửi giấy báo dự thi tới thí sinh qua đường bưu điện nhưng thí sinh có thể tự in phiếu này từ trang thông tin tuyển sinh của trường.
Lệ phí đăng ký dự thi 300.000 đồng/ thí sinh. Sau khi đóng lệ phí, thí sinh phải giữ lại biên lai hoặc giấy chuyển tiền để đối chiếu khi làm thủ tục dự thi. Chỉ những thí sinh đã đóng lệ phí trong thời hạn quy định mới được có tên trong danh sách dự thi.
Tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, các thí sinh dự thi vào ngành Giáo dục thể chất phải đạt tiêu chuẩn quy định về chiều cao là 1,55m - đối với nữ, 1,60m - đối với nam và cân nặng đạt từ 40 kg trở lên - đối với nữ, 45 kg trở lên - đối với nam.
Đối tượng tuyển sinh của trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2019 là những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và có hạnh kiểm các học kỳ ở bậc trung học phổ thông đều đạt loại khá trở lên. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2019 là 2.770 chỉ tiêu.
Phạm vi tuyển sinh trên cả nước. Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành thuộc trường ĐH Sư phạm Hà Nội được công bố tại cổng thông tin tuyển sinh của trường.
Minh Anh ( tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Hướng dẫn đọc tên Tiếng Anh của 10 thương hiệu thời trang cao cấp đúng và sang mồm nhất Dùng hàng hiệu thì phải đọc đúng tên hàng hiệu các bạn nhé. Cô nàng MC "7 thứ tiếng" Khánh Vy vừa có một video chỉ ra những thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta hay phát âm sai nhất. Những thương hiệu thời trang cao cấp hay bị đọc sai như: Burberry, Bvlgari, Cartier, Louis Vuitton, GUCCI, Dior, Chanel, Versace, Lacoste, Dolce&Gabbana,...