Di động băng thông rộng tại Việt Nam bước vào thời điểm bùng nổ?
VNTP đã bắt đầu hợp tác với đối tác ngoại nhằm triển khai 4G tại các khu vực đô thị tập chung đông dân cư. Chuyên gia viễn thông nhận định, Việt Nam đã bước vào thời điểm bùng nổ của di động băng rộng. Tiếp tục phát triển 4G tại Việt Nam là mục tiêu được Bộ Thông tin- Truyền thông đưa ra từ năm 2010, sau khi đã triển khai thành công 3G. Ngay sau đó, VNPT là đơn vị đầu tiên đã được Bộ cấp phép thử nghiệm công nghệ mới.
Xác nhận thông tin này, ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng Tập đoàn VNPT cho biết: Ngay sau khi có giấy phép, VNPT đã hợp tác với công ty Alltech Telecom (liên bang Nga) để hợp tác thành lập liên doanh RusViet Telecom, khởi động “con đường 4G” và là tập đoàn viễn thông đầu tiên thử nghiệm công nghệ LTE – là một trong các con đường tiến tới 4G.
Mạng di động MobiFone cũng được chỉ định lần đầu tiên thử nghiệm nghiệm 4G. Do đó, mạng này đang gấp rút lên kế hoạch nâng cấp mạng 3G lên công nghệ HSPA để đáp ứng tốc độ tốt hơn cho các thuê bao 3G và phát triển thêm công nghệ LTE.
Chuyên gia cho rằng di động băng rộng đã vào thời điểm “bùng nổ” tại Việt Nam. (Ảnh: CTV)
“Kế hoạch của chúng tôi là thực hiện 4G tại các vùng đô thị – nơi tập chung số lượng lớn khách hàng sẵn sàng tiếp nhận các dịch vụ chất lượng tốt và tốc độ truyền dữ liệu cao. Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ 3G cũng như 3,5G và nó được xem như là quá trình thực hiện từng bước cho 4G. Điều này không chỉ giúp chúng tôi tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, gia tăng số lượng khách hàng mà còn giúp thu hồi vốn đã đầu tư cho 3G. Bên cạnh đó, khi khách hàng đã quen thuộc với 3G thì việc chuyển sang công nghệ 4G sẽ dễ dàng hơn nhiều”- ông Việt nói.
Tại Triển lãm và Hội nghị Truyền thông Quốc tế 2011 (Vietnam Comm 2011, diễn ra từ 16-19/11), vấn đề triển khai 4G tại Việt Nam được xem là “điểm nóng” thu hút sự quan tâm của nhiều “ông lớn” viễn thông trong và ngoài nước. Riêng VNPT sẽ trình diễn “show” 3G độc đáo đã được 2 nhà mạng lớn Vinaphone, Mobifone cụ thể hóa bằng hàng loạt dịch vụ, ứng dụng cụ thể trong năm qua.
Trước hàng loạt sự kiện, chuyên gia viễn thông đưa ra nhận định, đây đã là thời điểm bùng nổ của di động băngrộngtại Việt Nam. Bởi vớicam kết của Chính Phủ phát triển thêm nhiều công viên phần mềm trong 10 năm tới. Nền Công nghiệp Công nghệ Thông tin được kỳ vọng sẽ là lĩnh vực kinh tế dẫn đầu tại Việt Nam trong năm 2020, đóng góp 8-10% GDP. Theo đó, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia mới nổi tại Đông Nam Á và kỳ vọng sẽ là 1 trong 10 nước phát triển phần mềm trên thế giới.
Video đang HOT
Theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), nước ta đang đứng thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. Vị trí này đã đưa Việt Nam vượt rất xa nhiều quốc gia khác, khi mật độ viễn thông trung bình của các quốc gia đang phát triển chỉ khoảng 70% và các quốc gia phát triển cũng chỉ là 114%. Báo cáo của các nhà mạng đang khai thác 3G cho hay, tính đến cuối tháng 7/2011, vùng phủ sóng 3G tương ứng với mật độ dân số và lãnh thổ Việt Nam đã tăng từ 54.71% lên 93.68%.
Ông Lê Doãn Hợp, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra dự đoán, năm 2013 và muộn nhất là 2015 là thời điểm thích hợp để triển khai mạng 4G.
Theo Dân Trí
Người dùng di động chẳng hiểu gì về 4G
Người dùng muốn có 4G. Rất muốn có 4G. Nhưng họ cũng không hề biết 4G là cái gì. Thậm chí, không ít người dùng iPhone 4 tưởng rằng họ đã có điện thoại 4G.
Có thể nói đây chính là thành công rực rỡ của nỗ lực marketing mà các nhà mạng đã tung ra - mặc dù cơ sở hạ tầng 4G vẫn còn dang dở, mặc dù tỷ lệ truyền dữ liệu 4G thấp hơn nhiều so với những hứa hẹn trong các chiến dịch marketing.
Smartphone "xịn" bắt buộc phải có 4G!
In-Stat, một công ty nghiên cứu thị trường, gần đây đã tuyên bố có 75% trong số hơn 1.200 người tiêu dùng tại Mỹ "liệt" 4G vào danh sách một trong những tính năng mà một chiếc điện thoại "lý tưởng" phải có. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát này cũng phát hiện ra hầu hết người dùng không biết nhà mạng nào tại Mỹ cung cấp tốc độ 4G nhanh nhất. Phát hiện này được tổng kết từ câu hỏi: "Người dùng có thực sự nhận ra họ đang sử dụng kết nối 4G nếu thực sự nó đã chạy trên điện thoại của họ không?"
Dường như trong suy nghĩ của người tiêu dùng, 4G được định nghĩa đơn giản chỉ là một tính năng của smartphone. Điều đáng nói ở đây là sự chênh lệch giữa kiến thức, hiểu biết của người dùng về 4G và khao khát được sử dụng công nghệ 4G. Và sự chênh lệch này bắt nguồn từ cách công nghệ 4G đang được quảng bá.
Các mạng lưới 4G hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhưng các nhà mạng đã mạnh mẽ lớn tiếng về mạng lưới của họ. Thực tế là dù các nhà mạng đang quảng bá về mạng lưới 4G cũng như các mẫu máy ĐTDĐ 4G trên khắp thế giới, thì sự sẵn sàng của dịch vụ 4G đang rất khác nhau.
Chẳng hạn, mạng lưới LTE của AT&T chỉ mới sẵn sàng ở 5 thị trường đô thị (mặc dù nhà mạng này có kế hoạch phủ sóng 4G tới 80% dân số vào năm 2013). Mạng LTE của Verizon, hiện được xem là mang lại tốc độ mạng lưới nhanh nhất ở Mỹ, có mặt ở 88 thị trường. Con số 88 thị trường là con số lớn, nhưng thực tế mạng LTE của Verizon chỉ có với 110 triệu trong số 307 triệu dân số ước tính của Mỹ, nghĩa là mới chỉ 33% dân số Mỹ, còn tới khoảng 75% dân số chưa được phủ sóng 4G.
Theo CNET, chất lượng 4G mới đầu có vẻ rất ổn, nhưng ở những vùng nông thông - hay thậm chí cả những nơi phồn hoa như thành phố San Francisco, 4G vẫn rất chập chờn. Có lẽ, để có một mạng lưới 4G thực sự tin cậy phải mất mấy năm nữa.
Người dùng di động còn có một nhầm lẫn tai hại nữa. Theo khảo sát của hãng Retrevo, có tới 34% người dùng iPhone 4 nghĩ rằng họ đang có một chiếc điện thoại 4G. Những người dùng này có thể nhầm lẫn giữa tên gọi iPhone "4", cũng như định nghĩa 4G là chức năng của smartphone, và việc Apple tuyên bố iPhone 4 mang lại tốc độ "như 4G".
Không chỉ người dùng iPhone mới nhầm lẫn. Khảo sát còn cho thấy có tới người dùng BlackBerry nghĩ họ có điện thoại 4G, trong khi đó, tại thời điểm khảo sát (tháng 7/2011), RIM chưa hề ra bất cứ mẫu máy BlackBerry 4G nào.
Đã là 4G, phải có tốc độ cao và độ trễ thấp
"Nói thẳng ra, không hề có định nghĩa 4G là gì", nhà phân tích Michael King của Gartner nói. "Hầu hết mạng lưới LTE đều mới, và không có gì nhiều để so sánh với nó". Điều này gây ra nhiều nhầm lẫn hơn, đặc biệt về tốc độ của dịch vụ 4G.
Mặc dù vậy, các nhà mạng đã rất thành công khi đưa nhãn hiệu "4G" vào trí não người dùng thông qua các kỹ thuật quảng cáo hiệu quả.
"Ngành công nghiệp viễn thông di động đã rất tài tình khi gắn 4G với những điều người tiêu dùng mong muốn, như chơi game theo thời gian thực, video liền mạch và cuộc gọi video", Francis Sideco, nhà phân tích của iSuppli nói. Hiện nay, có rất nhiều điện thoại 4G đã được bán trên thị trường. Với những người dùng sở hữu máy 4G, nhà mạng phải đảm bảo ít nhất 2 lời hứa, 2 điểm yếu mấu chốt của 3G, đó là năng lực xử lý và độ trễ.
Năng lực xử lý của mạng lưới là tốc độ xử lý mà mọi người thường nói đến. Nó được đo bằng bit/giây (hoặc megabit/giây với 4G). Tốc độ này miêu tả bao nhiêu dữ liệu được gửi đi qua mạng lưới của nhà mạng trong một khoảng thời gian cố định - là 1 giây. Con số đó sẽ phản ánh tốc độ mạng lưới - và mọi người luôn muốn một dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, vì thế mối bận tâm lớn của người dùng là năng lực xử lý, là tốc độ xử lý dữ liệu của mạng lưới.
Trong khi đó, độ trễ là khoảng thời gian giữa khi một thiết bị di động "gõ cửa" mạng lưới và khi mạng lưới đó thực sự đáp lại. Những mạng lưới có độ trễ cao sẽ gây ra rất nhiều vấn đề - đơn cử như video liền mạch. Khi độ trễ mạng lưới thấp, những ứng dụng thời gian thực như video chat sẽ thực sự tuyệt diệu.
Ngoài ra, ngay cả khi được hưởng năng lực xử lý nhanh nhất, nhưng độ trễ cao cũng sẽ khiến người dùng không được thưởng thức những cuộc gọi video hiệu quả và các loại video liền mạch khác.
Một lưu ý nữa là tốc độ của 4G - dù là LTE, WiMax hay HSPA - đều chậm hơn so với lý thuyết. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều đó luôn luôn xảy ra. Tốc độ lý thuyết của HSPA là 21 Mbps và LTE là 70 Mbps chỉ có thể đạt được trong một số trường hợp lý tưởng - chẳng hạn như người dùng đang đứng ngay cạnh trạm tiếp sóng.
Tất cả những sự thật trên có thể khiến "danh hiệu 4G" trở nên "bình thường". Nhưng không sao, miễn là người dùng biết họ sẽ có cái gì, sẽ được hưởng cái gì, họ có thể ra quyết định có nên nâng cấp lên một chiếc điện thoại 4G hay có nên đăng ký gói cước 4G hay không.
Theo ICTnew
Apple đang kiểm thử iPhone 4G Các tin đồn về iPhone 5 hỗ trợ công nghệ 4G liên tục được phát đi và có vẻ như Apple không từ bỏ LTE. Theo tờ Boy Genius Report, Apple và các nhà mạng đang kiểm thử iPhone hoạt động trên mạng 4G. Một bản sao tài liệu nội bộ của một nhà mạng đã nêu chi tiết về việc kiểm thử...