Đi cày, thanh niên ngã ruộng tử vong
Đi cày với bố và anh trai, thanh niên ngã bờ ruộng tử vong (Ảnh mình họa)
Đang đi cày cùng bố và anh trai, bị mắng, thanh niên giận bỏ đi rồi ngã xuống bờ ruộng tử vong.
Theo đó, ngày 24/2, ông Nguyễn Văn Cường (SN 1967 ở xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội) cùng 2 con trai là Nguyễn Văn Lâm (SN 1993) và Nguyễn Văn Tùng (SN 1991) đi cày thuê ở cánh đồng trong thôn.
Anh Lâm lái máy cày nhưng cày sai ruộng nên ông Cường gọi anh Lâm, nhắc nhở. Do anh Lâm đeo tai nghe nhạc, không nghe thấy tiếng bố gọi, nên vẫn tiếp tục cày.
Ông Cường tức mình chạy ra chỗ con trai giật chiếc tai nghe ném xuống ruộng và mắng anh Lâm. Anh Lâm giận không cày nữa rồi bỏ đi. Ông Cường vội đuổi theo. Khi anh Lâm chạy tới bờ ruộng thì bất ngờ ngã sấp mặt xuống đất và ngất xỉu.
Ông Cường và anh Tùng đã đưa anh Lâm lên Trạm y tế xã Việt Hùng cấp cứu rồi chuyển sang bệnh viện đa khoa Đông Anh điều trị. Cuối cùng, anh Lâm được chuyển về bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Video đang HOT
Đến ngày 26/2, anh Lâm tắt thở. Qua xác minh và khám nghiệm tử thi, Công an huyện Đông Anh kết luận thấy có thương tích do tác động ngoại lực.
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục giải quyết.
Theo 24h
Gặp cụ ông 4 lần khoác Long bào đi cày trong lễ hội Tịch Điền
Sau nhiều năm mai một, năm 2009, lễ hội Tịch Điền đã được khôi phục lại tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Kể từ đó, đã 4 lần cụ Đinh Trọng Tế (84 tuổi) vinh dự khoác lên mình chiếc long bào đi cày.
Theo sử sách ghi lại, lễ hội Tịch Điền lần đầu tiên được diễn ra vào thế kỷ thứ 10 ở tỉnh Hà Nam, quê hương của vua Lê Đại Hành. Vào mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành cùng các văn võ bá quan đi cày ruộng ở xã Đọi Sơn và bắt được một chiếc chum vàng. Đến năm 988, vua đi cày ở Bàn Hải thì lại bắt được chum bạc. Vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.
Cụ Tế (áo xanh) rất khỏe mạnh và minh mẫn.
Cũng từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua cùng các văn võ bá quan trong triều lại ra đồng cày ruộng, làm Lễ Tịch Điền để cầu đời sống, mùa màng của nhân dân được sung túc. Cũng bắt đầu từ đó, lễ Tịch Điền được duy trì đến các đời vua sau này với quy mô lớn. Nhưng đến đời vua Khải Định thì lễ Tịch Điền bị mai một dần.
Năm 2009, lễ hội Tịch Điền được khôi phục lại và được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Một trong những phần không thể thiếu trong lễ hội Tịch Điền là việc vua xuống ruộng đi cày đầu xuân.
Việc tìm ra người phù hợp để đóng vai vua không phải là việc đơn giản. Năm 2009, sau nhiều lần họp bàn, lựa chọn, BTC lễ hội đã thống nhất chọn cụ Ngụy Nguyên Chuyền (82 tuổi) đóng vai vua. Nhưng 10 ngày trước khi lễ hội diễn ra, cụ Chuyền bỗng ốm nặng và qua đời. Trong thế cấp bách, cụ ông Đinh Trọng Tế đã tự mình ứng cử vào vai vua.
Vì tục vua đi cày là một trong những cảnh diễn quan trọng nhất trong lễ hội, vua xuống đồng khai xuân bằng đường cày nhằm thể hiện sự đồng cam cộng khổ, cảm thông và chia sẻ khó khăn cực nhọc với người dân, khuyến khích nhân dân lao động để mọi người ấm no, đất nước thanh bình, nên khi nhận đóng vai vua, cụ Tế cũng rất lo lắng. Cụ cho biết: "Khi tự ứng cử đảm nhận vai vua, được mọi người chấp nhận, tôi lo lắm. Nhiều hôm đi ngủ nhưng cứ nhẩm và nghĩ lại các động tác để làm cho thuần thục. Sáng tôi dậy sớm ra sân tự tập một mình tránh gặp phải sai sót".
Cụ Tế đang mô tả lại động tác vua xuống ruộng đi cày thời xưa.
Sau màn diễn cực kỳ thành công trong năm 2009, cụ Tế tiếp tục được ban tổ chức lễ hội tin tưởng giao trọng trách năm sau đó. Nhưng đến năm 2011, cũng gần đến lễ hội thì cụ Tế đột nhiên ngã bệnh. Lo lắng sức khỏe cụ Tế không kịp bình phục nên ban tổ chức gấp rút tìm kiếm người thay thế. Lần này người được chọn là ông Phạm Lương Bì (74 tuổi). Điều lạ là mới tập dượt được vài ngày thì ông Bì lại ngã bệnh nên không thể tham gia.
Đang ốm nặng nhưng biết tin không có người đóng vai vua, bệnh tật của cụ Tế như tan biến. Cụ quyết vác cày ra đồng phục vụ lễ hội. Và từ đó đến nay, cụ Tế luôn đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được UBND tỉnh Hà Nam tặng bằng khen.
Cụ Tế tâm sự: "Hồi còn nhỏ, tôi được cụ cố kể về vua, vua thời xưa oai phong, uy nghi là thế, đứng trên vạn người. Nhưng khi vua xắn quần lội xuống đồng đi cày cầu mùa màng cho dân, khuyến khích dân lao động cũng bình dị, chất phác như nông dân. Đó là một thứ tình cảm gần gũi mà thiêng liêng lạ thường".
Động tác làm lễ trước khi vào tục vua đi cày.
Năm nay đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ Tế vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Với cụ, chiếc xe đạp luôn là người bạn đồng hành thân thiết. Mỗi khi rảnh rỗi cụ lại đạp xe sang Hưng Yên, có hôm sang Nam Định, xem đó vừa là thú vui, vừa rèn luyện sức khỏe.
Mặc dù lễ hội Tịch Điền chỉ diễn ra vào đầu xuân, nhưng hầu như sáng nào ông Tế cũng dậy từ rất sớm, luyện tập các động tác, đi đứng, cử chỉ của vua thời xưa để nhuần nhuyễn. Với ông đó như là một niềm vui nhỏ của tuổi già.
Theo Dantri
Lễ hội 'trâu rơm bò rạ' ngày xuân Mùng 4 tết hàng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hóa trang thành những chú trâu, chú bò, giả trai, giả gái... vui vẻ đi cày trong lễ hội "trâu rơm bò rạ". Cụ Từ dâng hương trình Đức Thánh để bắt đầu lễ hội. Những con trâu, bò được bện từ rơm bên cạnh những vật dụng chuẩn...