Đi bộ nhanh ngừa khuyết tật ở bệnh nhân viêm khớp
Các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết đi bộ nhanh chưa tới 10 phút/ngày có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ở những người bị viêm khớp đầu gối, hông, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Ảnh: Shutterstock
Chỉ một giờ hoạt động thể chất mỗi tuần duy trì khả năng độc lập của những bệnh nhân viêm khớp, trưởng nhóm nghiên cứu Dorothy Dunlop khẳng định.
Phân tích dữ liệu của hơn 1.500 người, các chuyên gia thấy rằng hoạt động thể chất vừa đến mạnh ít nhất 1 giờ/tuần làm giảm nguy cơ khuyết tật của họ.
Cụ thể, đi bộ nhanh giúp giảm tới 85% nguy cơ đi bộ quá chậm đến mức không thể băng qua đường an toàn và gần 45% nguy cơ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở nhà như đi bộ qua phòng khác, tắm rửa và mặc quần áo.
“Chúng tôi hy vọng phát hiện mới này sẽ thúc đẩy mục tiêu hoạt động thể chất. Một giờ/tuần là bước đệm cho những người hiện không hoạt động. Mọi người có thể bắt đầu tập luyện theo hướng đó”, các chuyên gia cho biết trong nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Preventive Medicine.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Bộ Y tế đưa ra 9 lời khuyên để có "sức khoẻ vàng"
Tập thể dục giữa giờ - nhanh, vui, khỏe; đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày; ăn giảm muối, đường, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật; có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia... là những lời khuyên mà Bộ Y tế đưa ra để người dân có được sức khoẻ tốt.
Ngày 7-4, tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, hơn 5.000 người đã tham gia chương trình "Đi bộ 10.000 bước chân" để hưởng ứng ngày Sức khoẻ thế giới và chương trình Sức khoẻ Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Bên cạnh những thành tựu trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển.
Đó là những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu,... đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trường sống, các yếu tố về hành vi lối sống,... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật-đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp. Những căn bệnh này là những "sát thủ" hàng đầu, đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng người dân tham gia đi bộ hưởng ứng Chương trình Sức khoẻ Việt Nam
Để tăng cường nhận thức, sức khoẻ cho cộng đồng, Bộ Y tế đã phối hợp với các ban, ngành, Đoàn Thanh niên và các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp như Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của mỗi người dân để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, tự chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe các nhân, gia đình và cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường sự tham gia, phối hợp liên ngành để xây dựng môi trường nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe cho người dân và cộng đồng; Bảo đảm cho mọi người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe liên tục và lâu dài để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả.
Nhân ngày Sức khỏe thế giới 7-4, Bộ Y tế và các đơn vị phối hợp tổ chức chương trình với mong muốn thông qua những hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khám sàng lọc và tư vấn để cùng vận động các tầng lớp xã hội và cộng đồng chung tay phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Ngoài ra, thông qua hoạt động "Đi bộ 10.000 bước chân" và hoạt động đồng diễn thể dục, Ban tổ chức mong muốn truyền tải thông điệp vận động để phòng chống bệnh tật, để thay đổi cuộc sống và vì một Việt Nam khỏe mạnh, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Chương trình Ngày sức khỏe thế giới năm 2019 - Hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam và tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ 8 diễn ra tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, Phố đi bộ Hồ Gươm, Hoàn Kiếm, Hà Nội trong buổi sáng 7-4. Tại đây đã diễn ra nhiều hoạt động như: Các đại biểu cùng 5.000 đoàn viên thanh niên và lực lượng y bác sĩ trẻ tham gia đồng diễn dân vũ và tập thể dục 3 phút giữa giờ.
Đồng thời, các bệnh viện: bệnh viện K, bệnh viện Phổi Trung ương, Viện tim mạch Việt Nam, Bệnh viện nội tiết Trung ương tổ chức khám phát hiện các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường), sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bằng các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Người dân tham gia khám sàng lọc được tư vấn, chụp X-quang phổi miễn phí, xét nghiệm tiểu đường, đo phân tích huyết áp và khám sàng lọc ung thư; cũng như được tặng các phần quà của nhà tài trợ.
Ban tổ chức cũng lựa chọn ra 10 gương mặt tiêu biểu, điển hình trong hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, nổi bật trong chuyên môn và nghiên cứu khoa học, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân để tuyên dương.
Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2019 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, hướng tới mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả, bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, điều trị khi mắc bệnh; được bảo hiểm y tế và các nguồn lực xã hội hỗ trợ chi trả, giảm thiểu những rủi ro do gánh nặng tài chính của chăm sóc sức khỏe mang lại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi người dân tập thể dục, sống lành mạnh để có sức khoẻ tốt
Trong dịp này, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay thực hiện các hành động thiết thực cho sức khỏe của chính mình:
Tập thể dục giữa giờ - nhanh, vui, khỏe10.000 bước chân mỗi ngày - thay đổi cuộc sốngĂn giảm muối, đường, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu biaHãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mìnhĐo đường máu ít nhất 1 năm một lần để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.Sàng lọc phát hiện sớm để chữa khỏi ung thưChuyển động vì lá phổi khỏe mạnhHiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp
Hiện nay, nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người Việt Nam như: Hút thuốc; uống rượu bia; ăn ít rau, trái cây; ăn nhiều muối; thiếu hoạt động thể lực...
Tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu... đều có xu hướng gia tăng nhanh. Trong khi đó, mạng lưới y tế tuyến cơ sở chưa quản lý được các bệnh mãn tính, nhiều nơi năng lực còn hạn chế, đại bộ phận người dân chưa có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và lười rèn luyện thể chất.
Vân Hà
Theo PLXH
Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày - Vận động để phòng chống bệnh Những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật. Các đại biểu hưởng ứng phong trào đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. (Ảnh: PV/Vietnam ) Hiện nay, bên cạnh...