Đi bộ 7.000 bước một ngày, nguy cơ tử vong giảm 70%
Nghiên mới được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy đi bộ 7.000 bước mỗi ngày sẽ giảm 50-70% nguy cơ tử vong sớm so với người đi bộ ít hơn.
Nghiên cứu công bố hôm 3/9, do tiến sĩ Amanda Paluch, phó giáo sư Khoa Động học của Đại học Massachusetts phụ trách, sau khi theo dõi hơn 2.000 người tuổi 38-50 trong thời gian trung bình gần 11 năm.
Một kết quả khác từ nghiên cứu là tốc độ hay cường độ bước, hoặc số bước mỗi phút, không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong. Theo bà Paluch, theo dõi số bước mỗi ngày qua các ứng dụng trên điện thoại là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe.
Tiến sĩ Guy Mintz, giám đốc sức khỏe tim mạch tại Bệnh viện tim Sandra Atlas Bass, nhận xét: “Đây là một nghiên cứu rất hay với thông điệp tuyệt vời Muốn sống thọ, chỉ cần đi bộ. Không cần phòng tập gym, không cần thiết bị, chỉ cần bắt đầu đi bộ”.
Có nhiều người theo dõi số bước đi, nhưng không phải ai cũng có một mục tiêu rõ ràng. Theo I-Min Lee, giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và nhà nghiên cứu về hoạt động thể chất, mục tiêu 10.000 bước thực chất là một “công cụ tiếp thị”.
Video đang HOT
Ý tưởng 10.000 bước mỗi ngày xuất phát từ một chiếc máy đếm bước chân của hãng Yamasa Clock tại Nhật Bản, được bán vào năm 1965. Thiết bị này được gọi “Manpo-kei”, nghĩa là đo 10.000 bước. Cái tên dần trở thành mục tiêu đi bộ hàng ngày của người dân trên toàn thế giới. Thậm chí, một số chiếc đồng hồ thông minh cũng cài đặt chỉ tiêu này.
Tiến sĩ Nicole Spartano, trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Trường Y Đại học Boston, cho hay cần có một hướng dẫn quốc gia rõ ràng về số bước đi hàng ngày. Bà Spartano cho rằng tập thể dục chỉ giới hạn trong các hoạt động cường độ trung bình đến cao như chạy hoặc đạp xe là một quan niệm sai lầm phổ biến.
Khuyến nghị về số bước đi hàng ngày có thể giúp định hình lại quan điểm của mọi người về hoạt động thể chất, đồng thời giúp những người không thể thực hiện các bài tập vừa phải hoặc cường độ cao có được lựa chọn phù hợp hơn. Suy cho cùng, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối vẫn tốt hơn ngồi không. Một nghiên cứu năm 2016 đăng trên tạp chí The Lancet kết luận những người ngồi từ tám giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong tăng 59% so với những người ngồi ít hơn bốn giờ.
Spartano nói: “Điều quan trọng là đưa ra các mục tiêu có thể đạt được cho những người hoạt động ít”. Theo bà, cách hiệu quả để thiết lập các mục tiêu là tham khảo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho người Mỹ của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Hướng dẫn được ban hành vào năm 2008 và cập nhật vào năm 2018. Theo đó, người lớn nên di chuyển nhiều hơn và ngồi ít hơn, nhưng khuyến nghị không đề cập đến số bước đi cụ thể. Bà Paluch cho rằng việc đặt ra số bước đi tiêu chuẩn cho người Mỹ là một mục tiêu lớn, nhất là khi ngày càng có nhiều người chú trọng theo dõi sức khỏe.
Paluch và Spartano nhận định nghiên cứu trong tương lai về số bước sẽ hữu ích và cần thiết, đặc biệt là mối liên hệ của nó với các vấn đề như bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer và sức khỏe tâm thần. Cho đến lúc đó, chúng ta hoàn toàn có thể tập đi bộ nhiều hơn.
“Nếu bạn đang đi bộ ở mức 4.000 bước, hãy cố gắng nâng lên 5.000. Nếu bạn đang ở mức 5.000, hãy cố gắng lên 6.000. Bạn có thể làm điều này theo nhiều cách đơn giản”, tiến sĩ Paluch nói.
Thiết kế dinh dưỡng từ sản phẩm động vật vào thực phẩm nguồn gốc thực vật
Các nhà khoa học thực phẩm mong muốn thiết kế đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sản phẩm động vật vào thực phẩm nguồn gốc thực vật, nhằm tăng cường sức khoẻ và dễ dàng kết hợp chúng với nhau.
Nhà khoa học thực phẩm David Julian McClements, Giáo sư Đại học Massachusetts và là tác giả chính của bài báo trên tạp chí Nature Science of Food nói rằng việc làm cho protein trong thực phẩm nguồn gốc thực vật ngon và lành mạnh hơn không phải nhiệm vụ đơn giản.
McClements - chuyên gia hàng đầu về thiết kế thực phẩm và công nghệ nano, đồng thời là tác giả cuốn Future Foods: How Modern Science Is Transforming the Way We Eat (Thực phẩm tương lai: Khoa học hiện đại đang thay đổi cách chúng ta ăn như thế nào) nói rằng: "Với Beyond Meat and Impossible Foods và các sản phẩm khác sắp có mặt trên thị trường, có một sự quan tâm rất lớn đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì lý do cải thiện tính bền vững, sức khỏe và đạo đức".
Năm 2019, chỉ riêng thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật tại Mỹ đã đạt giá trị gần 5 tỷ USD, với 40,5% doanh thu trong danh mục sữa và 18,9% trong các sản phẩm thịt có nguồn gốc thực vật. Điều đó thể hiện mức tăng trưởng giá trị thị trường 29% so với năm 2017.
Các nhà khoa học thực phẩm mong muốn thiết kế đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sản phẩm động vật vào thực phẩm nguồn gốc thực vật, nhằm tăng cường sức khoẻ và dễ dàng kết hợp chúng với nhau. (Ảnh minh hoạ)
"Rất nhiều học giả đang bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này và không quen với sự phức tạp của các sản phẩm động vật và các nguyên tắc hóa lý cần có để tập hợp các thành phần có nguồn gốc thực vật vào các sản phẩm này, mỗi thành phần có thể chất, chức năng, dinh dưỡng và thuộc tính giác quan", McClements nói.
Với sự tài trợ từ Viện Nông nghiệp và Thực phẩm Quốc gia của USDA và Viện Good Food, McClements dẫn đầu một nhóm đa ngành tại UMass Amherst đang khám phá khoa học đằng sau việc thiết kế protein tốt hơn dựa trên thực vật. Đồng tác giả, Lutz Grossmann, trợ lý giáo sư của nhóm khoa học thực phẩm UMass Amherst, có chuyên môn về các nguồn protein thay thế. McClements nói: "Nghiên cứu của chúng tôi xoay quanh chủ đề này. Có rất nhiều sự đổi mới và đầu tư vào lĩnh vực này, tôi thường xuyên được liên hệ với các công ty khởi nghiệp khác nhau, những người đang cố gắng làm cá, trứng hoặc pho mát từ thực vật, nhưng họ thường không có kiến thức nền tảng về khoa học thực phẩm".
Trong khi lĩnh vực thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang mở rộng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, McClements lưu ý trong bài báo rằng "chế độ ăn dựa trên thực vật không nhất thiết phải tốt hơn chế độ thông thường từ góc độ dinh dưỡng".
Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cần được tăng cường vi chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thịt, sữa và trứng động vật, bao gồm vitamin D, canxi và kẽm. Chúng cũng phải được tiêu hóa và cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu.
McClements nói rằng nhiều thế hệ hiện nay của các sản phẩm thịt chế biến cao, có nguồn gốc từ thực vật là không lành mạnh vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường. Nhưng ông cũng nói thêm rằng thực phẩm chế biến không phải là không tốt cho sức khỏe.
"Chúng tôi đang cố gắng làm cho thực phẩm chế biến sẵn có lợi cho sức khỏe hơn. Chúng tôi hướng đến việc thiết kế chúng để có tất cả các vitamin, khoáng chất mọi người cần và có các thành phần tăng cường sức khỏe như chất xơ và phytochemical để chúng có vị ngon, tiện lợi, giá rẻ và ai cũng có thể dễ dàng kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mình. Đó là mục tiêu trong tương lai, nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu đó cho hầu hết các sản phẩm", McClements nói.
Vì lý do này, nhóm các nhà khoa học UMass Amherst đang thực hiện một cách tiếp cận tổng thể, đa ngành để giải quyết vấn đề phức tạp này.
Sôi động ngày hội Toán học mở - MOD 2021 Ngày hội Toán học mở 2021 với chủ đề "Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn" lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng với sự phối hợp của Tổ chức Giáo dục FPT, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Sở GD&ĐT Đà Nẵng. Học sinh tham gia trải nghiệm tại Ngày hội Toán học mở 2021. Ngày...