ĐHQG TP. HCM tuyển thẳng thí sinh giỏi năm 2021 như thế nào?
ĐHQG TP. HCM vừa công bố thông tin đề án tuyển sinh 2021 của các trường đại học thành viên, khoa và phân hiệu trực thuộc đại học này. Theo đó, đại học này sử dụng 5 phương thức xét tuyển chính trong năm nay.
Ở phương thức 1 xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, hình thức ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi nhất trường THPT 2021 là một phương thức mới lần đầu tiên được áp dụng.
Hình thức xét tuyển thẳng này được áp dụng cho các trường THPT như: trường tiểu học – THCS – THPT, trường THCS – THPT và trường THPT (không bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên).
ĐHQG TP. HCM tuyển thẳng thí sinh giỏi năm 2021 như thế nào?
Video đang HOT
Theo đó, hiệu trưởng hoặc ban giám hiệu trường giới thiệu 1 học sinh giỏi nhất trường THPT theo các tiêu chí quy định của ĐHQG TP. HCM. Hai tiêu chí chính cần đảm bảo gồm: Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT; điểm trung bình cộng học lực 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.
Bên cạnh đó, học sinh được xét tuyển thẳng này còn được xét dựa trên các tiêu chí kết hợp khác. Thứ nhất là giấy chứng nhận hoặc giấy khen đoạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố (giải Nhất, Nhì, Ba) và chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở trường THPT. Thứ hai là các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thứ ba là giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT.
Hội đồng tuyển sinh các đơn vị sẽ xem xét bổ sung thêm tiêu chí kết hợp phù hợp trong quá trình xét tuyển, đặc biệt là những quy định cho các ngành và nhóm ngành cụ thể. Mỗi học sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 3 nguyện vọng vào một trường, khoa hoặc phân hiệu trực thuộc ĐHQG TP. HCM. Đáng chú ý, học sinh chỉ được đăng ký giới hạn vào một đơn vị.
Hiện, các trường đại học thành viên đã công bố cụ thể cách thức xét tuyển thẳng học sinh giỏi nhất trường THPT năm 2021. Hầu hết các trường thành viên đều thực hiện xét tuyển thẳng đối tượng học sinh này theo các quy định chung.
Tuyển sinh lớp 10 THPT tại Hà Nội: Được "linh hoạt" trong đăng ký, thí sinh có đổ dồn vào các trường "tốp đầu"?
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 tại Hà Nội cho phép thí sinh được linh hoạt trong đăng ký nguyện vọng vào các trường công lập, đồng thời được thay đổi khu vực tuyển sinh.
Linh hoạt trong đăng ký nguyện vọng
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022. Theo ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, tuyển sinh lớp 10 thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.
Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS. Hướng dẫn tuyển sinh thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Theo đó, đối tượng dự tuyển vào lớp 10 công lập gồm học sinh hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú (HKTT) tại Hà Nội; Học sinh hoặc bố, mẹ đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã. Riêng Trường THPT Chu Văn An mở rộng tuyển sinh thêm học sinh ở các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển.
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội có nhiều điểm mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập, thí sinh phải dự thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, điểm mới của kỳ tuyển sinh năm nay đó là thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong những thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường).
Năm nay, toàn thành phố sẽ có 12 khu vực tuyển sinh. Khác với mọi năm, năm nay học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa 3 nguyện vọng (NV) vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh (KVTS) mà học sinh hoặc bố, mẹ có HKTT, NV3 có thể vào trường THPT thuộc một KVTS bất kỳ. Nếu học sinh chỉ đăng ký duy nhất 1 NV vào một trường THPT công lập thì trường này có thể thuộc một KVTS bất kỳ. Nếu đăng ký 2 NV vào hai trường THPT công lập thì trong đó NV1 phải thuộc KVTS theo quy định, NV2 thuộc KVTS bất kỳ.
Đổi khu vực giúp học sinh thêm cơ hội chọn trường?
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng quy định thêm về các trường hợp học sinh được đổi khu vực tuyển sinh đối với kỳ tuyển sinh năm nay. Cụ thể, những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký HKTT... được phép đổi KVTS với điều kiện: NV1 và NV2 phải đămg ký vào 2 trường THPT công lập trong KVTS đã thay đổi, NV còn lại (nếu có) thuộc bất kỳ. Học sinh có đơn xin đổi KVTS, trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Sau khi Hà Nội công bố hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nhiều phụ huynh thở phào vì mối lo hộ khẩu một nơi, ở thực tế một nơi. Chị Thanh Huệ có con đang học lớp 9 THCS tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: "Các quy định mới của kỳ tuyển sinh vào 10 năm nay khá "mở", giúp các học sinh có thêm lựa chọn vào các trường yêu thích, phù hợp mà các năm trước không có. Chẳng hạn, học sinh được đăng ký vào trường bất kỳ nếu như chỉ đăng ký 1 NV và ở NV2 nếu chỉ đăng ký 2 NV và có thêm NV3 cũng là cơ hội để dự phòng. Tuy nhiên, đó cũng là mối lo và hết sức thận trọng bởi có thể nhiều học sinh có học lực giỏi từ các quận, huyện sẽ đổ dồn vào một số trường điểm".
Chia sẻ về những thay đổi trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm nay, thầy Nguyễn Quốc Bình-nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, những quy định mới của Sở GD&ĐT Hà Nội về đăng ký nguyện vọng, thay đổi khu vực tuyển sinh là khá phù hợp với thực tế hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh. Các phương án này đã dựa trên các tính toán kỹ của Sở và điều chỉnh theo nguyện vọng từ phụ huynh giải tỏa bớt căng thẳng trong chọn trường. Về cơ bản, học sinh ở khu vực nào sẽ học tại đó. Việc thay đổi khu vực tuyển sinh, những thí sinh ở khu vực giáp ranh giữa 2 quận thì sẽ được chọn trường ở quận nào thuận tiện hơn, nguyện vọng học của học sinh... chính các nguyện vọng đa dạng như vậy thì cho phép thay đổi nguyện vọng cũng là phù hợp.
"Năm nay, có thể có hiện tượng học sinh đổ dồn vào thi đông ở một số trường THPT nào đó, nhưng cũng là bình thường vì ngành Giáo dục cũng đã có quy định phù hợp rồi, học sinh phải cân nhắc lựa chọn dựa trên khả năng, sở thích, điều kiện đi lại, mục tiêu sau này ra sao... Các em phải cân nhắc dựa trên lựa chọn của mình. Có những em không đạt được mục đích của mình lại phải lựa chọn các phương an. Phải lựa chọn vừa sức, năng lực của mình. Ví dụ, chỉ muốn thi vào một trường công lập nào đó không đúng khu vực tuyển sinh mà đăng ký NV1 thôi cũng là liều lĩnh nếu như sức học chưa đạt, còn nếu có năng lực xuất sắc có sự tự tin thì lựa chọn cũng là phù hợp", thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ thêm.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 là từ ngày 10/6 đến hết ngày 14/6. Trong đó, ngày 10/6, sáng thi Ngữ văn (120 phút), chiều thi Toán (120 phút). Ngày 11/6, sáng thi Ngoại ngữ (60 phút) và Lịch sử (60 phút), chiều thi các môn chuyên. Các ngày 12, 13 và 14/6, thí sinh đăng ký dự thi chuyên, chương trình song bằng sẽ dự thi các môn thi liên quan.
Trước ngày 28-5, học sinh nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh lớp 9 năm học 2020-2021, thời gian các đơn vị, trường học tổ chức xét tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh là từ ngày 10 đến ngày 17-5-2021. Sau đó, các phòng giáo dục...