ĐHQG Hà Nội và ĐH Đà Nẵng sẽ phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng sẽ phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy.
Ngày 13/12 tại Đà Nẵng, Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc Đại học Đà Nẵng (UDN) và Giáo sư Lê Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) đã đồng chủ trì buổi làm việc và lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh Đại học. Ảnh: AN
Mục tiêu của thỏa thuận hợp tác này là nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để cùng tham gia giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ đánh giá cao bề dày truyền thống, vị thế hàng đầu và vai trò, sứ mệnh của VNU, “cái nôi đào tạo bao thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các thế hệ nhà giáo, danh nhân, doanh nhân đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc”.
Thầy Vũ cho biết những kết quả, thế mạnh và kinh nghiệm của VNU là những bài học quý giá cho quá trình phát triển của Đại học Đà Nẵng.
Theo đó, Đại học Đà Nẵng là Đại học Vùng trọng điểm Quốc gia, có mô hình tổ chức tương đồng với VNU, cùng là Đại học quản lý hai cấp, đa lĩnh vực, đa ngành, vì vậy cần học hỏi lẫn nhau, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình phát triển trong giai đoạn mới.
“Dấu ấn hợp tác giữa hai Đại học hôm nay sẽ tạo cơ hội để Đại học Đà Nẵng học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm quý từ mô hình VNU để xây dựng, hoàn thiện mô hình, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện, thực tiễn của Đại học Đà Nẵng”, thầy Vũ nhấn mạnh.
Giáo sư Lê Quân cũng bày tỏ mong muốn, hai bên sẽ tăng cường chia sẻ chính sách, nguồn lực và kinh nghiệm phát triển, tiếp tục hoàn thiện mô hình, quản trị Đại học và hợp tác cùng phát triển.
Đồng thời, thể hiện vai trò tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả vì lợi ích chung.
Nội dung hợp tác triển khai trên hai lĩnh vực trọng tâm gồm: lĩnh vực đào tạo, đảm bảo chất lượng và kiểm định giáo dục và lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực đào tạo, đảm bảo chất lượng và kiểm định giáo dục thì hai bên phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy;
Mời giảng viên của hai bên thỉnh giảng, tham gia các hội đồng, các khóa học, hội thảo, chuyên đề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng các chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục;
Phát triển, thúc đẩy văn hóa chất lượng; hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong xếp hạng ĐH; đối sánh chất lượng giáo dục và quản trị Đại học; trao đổi sinh viên giữa các trường thành viên của hai bên;
Chia sẻ, khai thác chung cơ sở dữ liệu, tài liệu số phục vụ nghiên cứu và giảng dạy; phối hợp xây dựng khai thác dữ liệu thông qua dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục đại học ( PHER) mà hai bên đều là thành viên tham gia tích cực và thụ hưởng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế thì hai bên phối hợp thành lập nhóm chuyên gia tham vấn chính sách và tư vấn giải pháp cho các vấn đề thực tiễn trong phát triển kinh tế địa phương và doanh nghiệp; nghiên cứu các chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 cho các địa phương;
Tăng cường cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên; cộng tác trong việc hình thành và đề xuất ý tưởng cũng như hiện thực hóa ý tưởng thành các văn kiện dự án để kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế;
Xây dựng và chia sẻ mạng lưới học giả, chuyên gia quốc tế nhằm tăng cơ hội trải nghiệm và học tập của sinh viên.
Nâng tầm Tạp chí Khoa học của hai Đại học, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng nội dung, hình thức để đạt các chuẩn mực quốc tế; đồng tổ chức các sự kiện quốc tế nhằm tăng cường cơ hội trải nghiệm và năng lực tổ chức, tham gia.
Việc triển khai hợp tác giữa hai đại học có ý nghĩa không những bắt kịp xu thế tăng cường hợp tác, phát triển, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung mà còn qua đó thể hiện rõ nét vai trò, sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng cùng tiên phong đổi mới.
Qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phục vụ tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các vùng và cả nước.
'Người trong cuộc' nêu những lưu ý khi tổ chức kỳ thi riêng khối ngành sức khỏe
Nếu có kỳ thi tuyển sinh riêng thì các trường đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ lựa chọn được những thí sinh phù hợp, bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định.
Tại hội nghị giáo dục y khoa với chủ đề "Chuyển đổi đào tạo y khoa trong kỷ nguyên của đổi mới và tiến bộ kỹ thuật" hồi tháng 11, lãnh đạo một số trường đã đề xuất tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng cho khối ngành sức khỏe.
Trao đổi về đề xuất trên với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Viết Nho - Trưởng khoa khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, việc các trường đào tạo khối ngành sức khỏe có kỳ thi tuyển sinh riêng sẽ giúp cho các trường sàng lọc được những thí sinh thực sự phù hợp.
Thực tế, muốn trở thành những người làm trong môi trường bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh thì phải là người có kiến thức, có tố chất phù hợp, đạo đức hành nghề tốt; bên cạnh đó, kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, giao tiếp cũng rất được chú trọng.
Đề xuất này cũng phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước vì hiện nay nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng với các trường đào tạo khối ngành sức khỏe.
"Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có hai mục đích, vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển cao đẳng, đại học. Thực tế, thí sinh điểm thi cao đỗ vào các trường đào tạo khối ngành sức khỏe nhưng chưa chắc có thể bắt kịp chương trình học. Vì vậy, nếu có kỳ thi riêng, mang đủ các yếu tố có thể đánh giá được năng lực của thí sinh đầu vào thì các trường đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ chọn lọc được các thí sinh thực sự phù hợp.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được thì cần xem xét rất nhiều yếu tố. Trước tiên, các trường cần có hội đồng để thống nhất về phương thức đánh giá, hình thức thi; cần có trung tâm khảo thí chung. Ngoài ra, kinh phí, nguồn nhân lực, cơ chế hoạt động cũng là một vấn đề cần phải quan tâm.
Theo tôi, nếu từng trường làm riêng lẻ thì khó mà làm được, do vậy, các trường đào tạo khối ngành sức khỏe cần được tập trung lại để bàn bạc, thống nhất", Trưởng khoa khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng) nói.
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Viết Nho - Trưởng khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng). Nguồn: Báo Đà Nẵng
Đến nay, nhóm ngành y vẫn là một trong số các ngành có điểm đầu vào cao. Tuy nhiên, nhìn tổng thể mùa tuyển sinh vừa qua vẫn chưa bằng được các mùa tuyển sinh trước đó. Cụ thể, ngành Điều dưỡng có điểm chuẩn khá thấp, gần như bằng điểm sàn. Xảy ra thực trạng trên có thể kể đến một số nguyên nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chương trình kiến thức nặng, đào tạo trong khoảng thời gian dài nhưng chế độ đầu ra chưa tương xứng với quá trình học. Lương của các bác sĩ mới ra trường ở bệnh viện công lập khá thấp, chế độ đãi ngộ còn hạn chế. Vì vậy, một số bác sĩ có xu hướng chuyển môi trường làm việc từ bệnh viện công lập sang bệnh viện tư thục.
Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện tư tại Việt Nam còn chiếm tỷ trọng khá thấp nên cơ hội việc làm và thu nhập cho sinh viên các ngành sức khỏe khi ra trường hiện nay cũng giảm sức hấp dẫn.
Thứ hai, sau 2 năm dịch bệnh, xã hội nhận thức rõ được tầm quan trọng của lực lượng y tế, nhưng cũng thấy những hi sinh, vất vả, áp lực của nghề y. Chính vì vậy, khi đăng ký chọn ngành nghề, thí sinh cũng rất băn khoăn vì hiện nay có rất nhiều ngành khác có sức cạnh tranh lớn.
Chính vì vậy, nếu đề xuất được thông qua, thì việc thu hút thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh riêng này là vấn đề quan trọng. Nếu kỳ thi khó, chưa quen thuộc với thí sinh như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay, liệu rằng có nhiều thí sinh tham gia để vào ngành y hay không?
"Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định sẽ ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đến năm 2025. Vì vậy, nếu các trường đào tạo khối ngành sức khỏe muốn tổ chức kỳ thi riêng thì phải có đề án cụ thể, chi tiết và được sự đồng ý của Bộ. Trước đó, cần triển khai thí điểm đề án này ở một số trường, nếu thuận lợi mới tiến hành triển khai đồng loạt ở tất cả các trường.
Tuy nhiên, trước đó, một trong những vấn đề cần được quan tâm đó là nên điều chỉnh mức lương, chính sách đãi ngộ của sinh viên ngành y mới ra trường sao cho phù hợp. Tránh việc học 6 năm nhưng vẫn hưởng mức lương cơ bản, hệ số lương như một số ngành khác. Đầu ra tương xứng với quá trình học thì mới thu hút được nhiều thí sinh giỏi", Tiến sĩ Lê Viết Nho nhấn mạnh.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Bác sĩ Cao Trường Sinh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Vinh, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bày tỏ quan điểm, để các trường đào tạo khối ngành sức khỏe tuyển sinh riêng sẽ chất lượng hơn nhưng trước đó Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thống nhất và đưa vào quy chế tuyển sinh.
Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Cao Trường Sinh cũng nêu ra một số khó khăn: "Nếu tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng sẽ gây phức tạp về các khâu tổ chức đối với nhóm trường đào tạo ngành này như đăng ký dự thi, sắp xếp phòng thi, coi thi, ra đề thi, chấm thi, xét tuyển. Lúc này, các trường phải tự làm nên cần chuẩn bị đầy đủ về cả mặt kỹ thuật và đội ngũ nhân lực để đáp ứng thực hiện hoàn thiện tất cả các khâu, các bước.
Kinh phí của kỳ thi, ngoài từ nguồn ngân sách thì người học sẽ phải đóng. Như vậy, phụ huynh và học sinh sẽ lo lắng vừa phải tham gia nhiều kỳ thi vừa tốn kém chi phí, trong đó có chi phí đi lại", Phó Giáo sư Cao Trường Sinh nói.
Phó Giáo sư, Bác sĩ Cao Trường Sinh giảng dạy thực hành tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh. Nguồn: Báo Nghệ An
Chia sẻ về những khó khăn của sinh viên ngành y mới ra trường, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh cho biết, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở. Bác sĩ mới ra trường thường được áp dụng hệ số 2,34 cùng với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ) cộng với phụ cấp.
Chính vì vậy, tổng lương sau khi nhận được sẽ trong khoảng 4 - 5 triệu đồng. Với mức lương như vậy, các bác sĩ khó đủ để trang trải cuộc sống.
Trong khi đó, các bệnh viện tư hơn hẳn bệnh viện công về mức lương và phụ cấp. Chính vì vậy, hiện nay, nguồn nhân lực của bệnh viện công đang chuyển dịch sang bệnh viện tư rất nhiều.
Vì vậy, đồng quan điểm với Tiến sĩ Lê Viết Nho, Phó Giáo sư Cao Trường Sinh bày tỏ mong muốn nhà nước quan tâm và sớm tăng lương để các bác sĩ yên tâm cống hiến cho nghề.
Kỳ thi đánh giá năng lực: Thêm cơ hội cho học sinh cuối cấp THPT Gần đây, nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển bằng các kỳ thi riêng; giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, buộc học sinh lớp 12 phải thay đổi phương án ôn tập để vào được ngôi trường mình mong ước. Chuyển hướng ôn luyện Hiện nay, nhiều trường đại học thực hiện tự chủ phương...