ĐHQG Hà Nội sẽ tuyển sinh kiểu Mỹ
ĐHQG Hà Nội dự kiến tổ chức theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển sinh ĐH; thi GMAT, GRE cho thí sinh muốn lấy bằng thạc sĩ. Đây là lựa chọn đổi mới tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội. Hình thức đưa ra các bài thi đánh giá đúng năng lực người dự thi đang được hệ thống giáo dục các nước, nhất là Hoa Kỳ, áp dụng.
Trao đổi với PV sáng 6-12, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban Đào tạo Đại học quốc gia (ĐHQG) Hà Nội cho biết, phương án tuyển sinh riêng đã được lãnh đạo nhà trường nghiên cứu hơn một năm. Năm 2011, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức thi thử thành công ở bậc sau đại học, chuyên ngành biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, phương án này cũng đang vấp nhiều khó khăn.
Thưa ông, tại sao ĐHQG Hà Nội xây dựng phương án tuyển sinh riêng?
Phương án thi tuyển sinh “3 chung” hiện nay đang thể hiện bất cập.
Thứ nhất gây sức ép cho học sinh trong việc ăn ở, đi lại và tốn kém về kinh tế.
Thứ hai, sau mỗi kỳ thi có những trường ĐH yêu cầu hạ điểm sàn, đặc biệt là những trường ĐH có chất lượng không cao. Trong nhiều cuộc họp chúng tôi có bàn đến, nếu hạ điểm sàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống giáo dục ĐH.
Thứ ba, thế giới đã giao quyền cho các ĐH và các trường được chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo.
Chủ trương giao quyền cho một số trường ĐH thí điểm tự chủ tuyển sinh ĐH là chủ trương đúng. Theo tôi được biết, năm ngoái (2010) đã giao rồi, nhưng phương án của các trường là muốn tổ chức thi riêng, còn đổi mới tuyển sinh cũng chưa rõ nét lắm.
Và ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM cân nhắc kỹ hơn.
- Một cách ngắn gọn nhất, ông có thể cho biết những điểm mà ĐHQG Hà Nội cân nhắc khi xây dựng đề án này để chứng minh rằng nó mới và khắc phục được những tồn tại của tuyển sinh theo phương thức ba chung?
Việc đổi mới tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh ĐH phải rất thận trọng, không nóng vội được.
Việc chuẩn bị cũng phải có quá trình, chu đáo nhưng cũng không thể đợi lâu được. Do đó việc chuẩn bị chúng tôi xác định phải thật chu đáo để có độ an toàn cao.
Video đang HOT
Cụ thể, tầm cỡ của kì thi này rất quan trọng – nó quyết định nghề nghiệp, quyết định tương lai của thế hệ trẻ. Mặt khác, một ĐH không làm được. Nó cũng giống như đào tạo theo hình thức tín chỉ thì phải nhiều ĐH cũng làm thì mới liên thông được với nhau. Nên Bộ GD-ĐT giao nhưng các ĐH phải ngồi lại với nhau dưới sự chỉ đạo của Bộ vì có động chạm đến cơ chế của Bộ, chính sách của Nhà nước…
Đồng thời, không được lấy thí sinh ra làm thí điểm. Và đã thi là phải đánh giá đúng năng lực – đây là vấn đề cốt lõi trong việc xác định đổi mới tuyển sinh. Phải phân định được trình độ học sinh không được coi là kì thi may rủi. Nếu đánh giá đúng năng lực thì không có chuyện may rủi.
Ngoài việc giảm áp lực, thí sinh được thi quanh năm không phải chờ đợi một năm sau mới được thi thì học sinh chưa tốt nghiệp THPT cũng có thể đăng ký dự thi, nếu thấy đủ khả năng. Hoặc những người cao tuổi vẫn có thể đăng kí để chuẩn bị vào một ngành nghề nào đó… Phương án đổi mới thi tuyển sinh ĐH này được đánh giá không cứng nhắc như phương án “3 chung” đang triển khai.
Mặt khác tôi phải nhấn mạnh, phương án này sẽ đánh giá đúng năng lực học sinh.
Ông Nguyễn Văn Nhã: “Đổi mới tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh ĐH phải rất thận trọng, không nóng vội được”.
- Nếu phương án áp dụng trong thực tế, ĐHQG Hà Nội có lường được những khó khăn để có giải pháp?
ĐHQG Hà Nội đã suy nghĩ hơn 1 năm nay để xây dựng đề án đổi mới công tác tuyển sinh cả ĐH và sau ĐH với mục tiêu là tổ chức đánh giá đúng năng lực thí sinh để phân loại. Phân loại không chỉ giúp cho thí sinh của ĐHQG Hà Nội mà phân loại được thí sinh của nhiều trường ĐH khác. Vì vậy trong đề án xây dựng có mấy khó khăn chúng tôi lường đến.
Mỗi năm, có khoảng 40.000 thí sinh đăng ký thi vào ĐHQG Hà Nội, nhưng các trường chỉ tuyển từ 5.000 – 5.500 chỉ tiêu. Như vậy còn hơn 30.000 thí sinh nữa không đậu vào ĐHQG Hà Nội thì các em được công nhận vào các trường ĐH khác như thế nào thì đó là bài toán ngoài tầm ĐHQG Hà Nội, phải Bộ GD-ĐT mới có lời giải.
Còn về ngân hàng đề: thi như thế nào để tránh sức ép cho thí sinh, cho xã hội, cho cộng đồng… chúng tôi chọn phương án đánh giá theo năng lực như các nước ngoài họ đang làm. Tức là thi theo phương án rất đại cương – tổ chức thi theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển sinh ĐH; GMAT, GRE cho thí sinh thi tuyển sinh cao học.
Muốn có ngân hàng đề thi phải có kinh nghiệm của quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia ra đề thi này phải rất đa năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới ra được ngân hàng đề. Đó là vấn đề ĐHQG Hà Nội đang quyết tâm.
Ngóng chờ con thi.
- Tham gia kì thi này thí sinh sẽ phải chuẩn bị những điều kiện gì, thưa ông?
Kì thi đánh giá rất chung chung kiến thức đại cương.
Do đó, kì thi đại cương chúng tôi hướng đến là những câu hỏi không cao cấp quá mà hoàn toàn là kiến thức phổ thông. Nếu qua được kì thi đại cương thì các ngành tuyển của ĐHQG Hà Nội nói riêng và các ĐH nói chung thì người ta căn cứ vào chứng chỉ đó để công nhận bạn đã vượt qua được một barie nào đó rồi đủ đế tham gia một ngành đào tạo.
Sẽ có 6 trung tâm tổ chức thi quanh năm đặt tại 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi trung tâm đều có ngân hàng đề, cứ hai tháng tổ chức thi 1 lần. Như vậy nếu thí sinh trượt đợt này thì 2 tháng sau có thể thi lại.
Điểm tối ưu của phương án này là thí sinh có thể thi được quanh năm không bị sức ép từ phía gia đình nếu không thi đạt lần 1. Và ngân hàng đề thi đủ khỏe để hạn chế tối đa việc quay cóp và những tiêu cực trong thi cử.
Năm 2011 ĐHQG Hà Nội đã tổ chức thi thử ở chuyên ngành sau ĐH thành công.
- Phương thức hoạt động của các trung tâm sẽ triển khai như thế nào?
Trung tâm phải trực thuộc Bộ GD-ĐT quản lí và Bộ sẽ ban hành cơ chế cho các trung tâm hoạt động. Còn ĐHQG Hà Nội đề xuất tiêu chí, lo khâu tổ chức. Và Bộ sẽ quy định mức điểm nào thì vào ĐH “A” và mức điểm khác thì vào ĐH “B”…
Áp dụng phương án này sẽ không có điểm sàn theo khối, không còn khối thi như hiện nay và cũng không thi 6 môn như Bộ đang dự kiến. Mà thí sinh sẽ được kiểm tra tất cả kiến thức đại cương.
- Phương án này nếu được thông qua sẽ triển khai năm nào, thưa ông?
Với tốc độ suy nghĩ đầu tư của ĐHQG hiện nay và vượt qua được những rào cản như tôi vừa nói thì phương án đổi mới thi tuyển sinh này sẽ thực hiện vào năm 2012. Nhưng kì thi cận kề quá và lãnh đạo ĐHQG Hà Nội có dự kiến triển khai vào năm 2013.
- Cảm ơn ông!
SAT là kỳ thi dành cho học sinh thi vào đại học (bao gồm các môn: toán, từ vựng, kỹ năng viết; các kỹ năng và kiến thức đọc hiểu, lĩnh hội thông tin từ văn bản); GRE dùng để tuyển sinh sau ĐH và GMAT là kỳ thi cho học viên muốn thi vào chương trình cao học kinh tế.
Theo BĐVN
Cô giáo dùng sắt nóng châm tay trò mẫu giáo
Có đến 10 em nhỏ bị cô giáo dùng thanh sắt nhỏ, nóng châm vào cả hai mặt bàn tay chỉ vì không các em không thể đọc trơn tru một bài đọc. Sự việc đang khiến dư luận bất bình và phẫn nộ.
Được biết, trường mẫu giáo này nằm ở huyện Tuần Dương, thành phố An Khang, Thiểm Tây, Trung Quốc và sự việc đã xảy ra từ hôm 29.11. Có đến hơn 10 em nhỏ bị cô giáo dùng que sắt châm tay, để lại những vết bỏng nhỏ, tròn, to hơn đầu thuốc lá.
Cô bé Tiểu Thanh chỉ vào vết bỏng do cô giáo dùng thanh sắt châm vào.
Giãi bày với các phóng viên hôm 3.12, một phụ huynh cho biết "Tôi không hiểu vì sao một cô giáo chỉ mới hơn 20 tuổi, xinh đẹp lại có thể làm việc này. Thực tế, con tôi rất nghịch ngợm, hiếu động, nhưng cô giáo có thể phạt hay đánh cháu, chứ không thể châm vào tay như thế".
Một phụ huynh khác cũng cho biết, cô con gái của mình đã ngất đi hai lần vì sợ hãi và hiện rất sợ đến trường. "Tôi đã xem qua vật đó, đúng là một que sắt dài".
Trong khi đó, em nhỏ Xiao Hui 6 tuổi bị cô giáo châm vào tay mếu máo "Tay của cháu bị cô giáo châm tất cả ba lần. Lòng bàn tay cũng bị châm vài lần. Sau mỗi lần như vậy, cô giáo đều đe dọa cháu không được nói với gia đình, nếu không hôm sau sẽ lại tiếp tục bị que sắt châm vào tay. Cháu và các bạn đã rất sợ hãi".
Khi phóng viên và cha mẹ học sinh yêu cầu giải thích về việc làm của mình, cô giáo Xue Xue cho biết, mình vừa mới tốt nghiệp năm 2007, và tuy các em rất nhỏ nhưng mỗi giáo viên như cô đều chịu áp lực lớn, nhất là vào giai đoạn các em chuẩn bị vào lớp một phải cạnh tranh với các em trường khác.
"Buổi sáng 29.11. trời mưa, thời tiết rất lạnh, sĩ số lớp lại đông. Nhiều em rất nghịch ngợm, không nghe lời nhắc nhở của tôi. Lúc đó tâm trạng của tôi lại không tốt, càng bị kích động vì vậy đã không thể kiềm chế dùng que sắt chuyên gắp than sưởi ấm châm vào tay các em. Tôi chỉ nghĩ, như vậy các em sẽ sợ mình và nghiêm túc hơn".
Được biết, trong 10 em bị châm tay, có 2 em bỏng nặng nhất hiện đang điều trị. Chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng cũng đã ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của trường mẫu giáo này, riêng cô giáo bị kỷ luật, còn tất cả các em nhỏ đang theo học được chuyển sang một trường khác.
Theo DV
Quảng Ngãi: Trường bị sâu "tấn công" đã mở cửa trở lại Sáng 5.12, Trường Mẫu giáo Bình Đông, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, đã mở cửa đón học sinh trở lại lớp sau một tuần đóng cửa vì bị sâu đo tấn công. Trường Mẫu giáo Bình Đông những ngày phải đóng cửa vì sâu "tấn công" Trong tuần qua, trong khi học sinh nghỉ học, trường đã tổ chức phun thuốc diệt...