ĐHQG Hà Nội khai giảng 3 chương trình đào tạo thạc sĩ khoa Quản trị Kinh doanh
Sáng nay (15/12), khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các chương trình đào tạo Thạc sĩ – đợt 2 năm 2018.
Cán bộ, giảng viên và các tân học viên của HSB
Tham dự có Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng – đồng Giám đốc Chương trình thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên và gần 80 tân học viên các chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (HSB-MBA) khóa 17, Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) khóa 9, Thạc sĩ Khoa học Quản trị Kinh doanh (HSB-IPAG) khóa 3.
Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS. Hoàng Đình Phi – Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh chia sẻ niềm vui khi Chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống (MNS) đã chính thức được công nhận là mã ngành đào tạo quốc gia.
Chương trình cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các cơ quan an ninh như Công an TP Hà Nội, Công an TP Hải Phòng cũng như các tập đoàn, tổng công ty lớn khi cử nhân sự tham gia học tập chương trình MNS. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh cũng được xếp thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới.
90% học viên sau khi tốt nghiệp các chương trình thạc sĩ tại HSB đều được bổ nhiệm chức vụ mới, giúp học viên giỏi hơn, thành công hơn công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống là khát vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ của Khoa Quản trị và Kinh doanh. Đó cũng là thành quả to lớn nhất làm nên thương hiệu của HSB.
Video đang HOT
Đánh trống khai giảng các chương trình đào tạo Thạc sĩ – đợt 2 năm 2018 của HSB.
Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, Khoa Quản trị và Kinh doanh với nền văn hóa giáo dục đại học tiên tiến, nhân văn, luôn tôn vinh tình cảm thầy trò và các giá trị học thuật, sẽ trở thành môi trường học tập lý tưởng cho các tân học viên trong 2 năm gắn bó với nhà trường.
Tại buổi lễ khai giảng, Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng – đồng Giám đốc Chương trình thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, cho biết: “Thế giới nói chung và Việt Nam đang đứng trước nhiều biến động và nguy cơ trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, như: biến đổi khí hậu toàn cầu, chiến tranh kinh tế, thương mại giữa các nước lớn…Những biến động này đang có tác động trực tiếp và cấp bách tới sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đòi hỏi phải có đội ngũ các chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề này.
Khoa Quản trị và Kinh doanh là đơn vị tiên phong trong đào tạo về An ninh phi truyền thống và đã phát triển được hệ thống lý luận toàn diện về lĩnh vực này. Qua 4 năm triển khai, HSB đã đào tạo được hơn 200 học viên chuyên ngành MNS, trong đó có hơn 50 học viên tốt nghiệp. Đó là sự đóng góp to lớn cho việc phát triển học thuật, nhân sự đảm bảo cho các vấn đề an ninh phi truyền thống của quốc gia và thế giới.”
Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) được thành lập từ năm 1995 với vai trò là Khoa tự chủ đặc biệt và là một trong 14 đơn vị thành viên cấp trường trong mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội.
HSB là mô hình trường đào tạo về kinh doanh và quản trị đầu tiên tại Việt Nam được ĐHQGHN trao cho quyền tự chủ cao trong quản trị và quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Với giá trị cốt lõi là Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng, HSB liên tục triển khai các khóa đào tạo thạc sĩ, đào tạo tín chỉ lựa chọn cho hàng trăm sinh viên quốc tế với các chương trình đào tạo gồm: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (HSB-MBA), Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS), Thạc sĩ Khoa học Quản trị kinh doanh (MBM), Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET), Tiến sĩ Quản trị và Phát triển bền vững (DMS).
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Giảng viên không chỉ dạy mà phải nghiên cứu
Đó là một trong những kiến nghị được nêu ra tại hội nghị chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2018 diễn ra ngày 21-11.
TS Nguyễn Quốc Chính phát biểu tại hội nghị ngày 21-11 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Hiện nay, ĐH Quốc gia TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA với 45 chương trình, chiếm 40% tổng số chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn này của cả nước.
ĐH này còn có ba chương trình đào tạo thạc sĩ được đánh giá ngoài chính thức theo AUN-QA.
Tính đến cuối năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM có 13 chương trình đạt chuẩn bởi các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín khác (ABET, CTI, FIBAA...)
Chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo
Tuy nhiên, đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng tại ĐH Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2016-2018, TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết vẫn còn nhiều hạn chế.
Hệ thống đảm bảo chất lượng chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo, chưa triển khai tương xứng tới các mảng khác như nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Đồng thời, đại học này vẫn chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về đảm bảo chất lượng để hỗ trợ giám sát, đánh giá, cải tiến chất lượng liên tục tại các đơn vị.
Phần lớn đội ngũ nhân sự đảm bảo chất lượng tại đại học này là cán bộ kiêm nhiệm tại các khoa/ phòng ban. Do đó, đội ngũ này liên tục có sự thay đổi trong quá trình triển khai. Điều này gây khó khăn cho các đơn vị trong mục tiêu phát triển liên tục.
Ngoài ra, ông Chính còn cho rằng: "Chính sách cho chương trình đạt chuẩn kiểm định còn thiếu và chưa đồng bộ ở cấp ĐH Quốc gia TP.HCM và tại đơn vị. Công tác quản lý, giám sát việc cải tiến chất lượng đối với các chương trình sau đánh giá, kiểm định vẫn còn hạn chế".
Cần quy rõ trách nhiệm giảng viên phải nghiên cứu
PGS.TS Lâm Quang Vinh - trưởng ban khoa học và công nghệ ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng cần xây dựng và hoàn thiện quy chế quy định quyền và nghĩa vụ của giảng viên, quy rõ trách nhiệm trong thực hiện các công việc, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học.
"Nếu sau 3 năm cán bộ, giảng viên không công bố bài báo trong và ngoài nước cần có biện pháp xử lý rõ ràng", ông Vinh kiến nghị.
Ở góc độ đơn vị thành viên, TS Nguyễn Vũ Phương - trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế - luật kiến nghị cần có những giá trị và hành động nhất quán, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cần có cơ chế, công cụ kiểm soát/giám sát.
Một khía cạnh quan trọng của cơ chế hệ thống kiểm soát quản lý nằm trong văn hóa kiểm soát được thiết kế để khuyến khích sự giám sát chung, giám sát lẫn nhau.
Theo tuoitre
Đại học Fulbright khai giảng Chương trình Thạc sĩ Chính sách công khóa 2020 Sáng 15.10, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright thuộc Đại học Fulbright Việt Nam đã tổ chức Lễ Khai giảng Chương trình Thạc sĩ Chính sách công khóa 2020 để chào mừng 58 tân học viên, bao gồm 30 học viên chuyên ngành Phân tích chính sách và 28 học viên chuyên ngành Lãnh đạo và Quản lý. Đây là lần...