ĐHCN TPHCM bác thông tin gọi sinh viên lên ghi lại điểm thi bị mất
Đại diện trường Đại học Công nghiệp TPHCM cho biết đa phần các sinh viên gặp sự cố mất điểm đã được xét tốt nghiệp.
Trả lời phóng viên VOV chiều nay (10/4), đại diện Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho biết, sự cố mất điểm vài môn học của một số sinh viên là có thật. Sự cố đã xảy ra gần 1 năm nay và đã được xử lý. Nhưng không có chuyện nhà trường gọi sinh viên lên đọc điểm để ghi lại như một giảng viên phản ánh.
Đại học Công nghiệp TP.HCM (Ảnh: sinhviencongnghiep.vn)
Xác nhận là có sự cố mất điểm của sinh viên như phản ánh, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho rằng mọi việc đã được xử lý rốt ráo, đến nay nhà trường không nhận được bất kỳ phiếu yêu cầu nào của sinh viên về vấn đề này.
Đại diện Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, nhà trường đã huy động toàn bộ cán bộ giảng viên làm liên tục trong suốt 6 tháng và đến nay đã khôi phục cơ bản mọi dữ liệu. Hiện chỉ còn vài trường hợp cần phải xác minh thêm do giảng viên chưa làm tốt công tác lưu trữ điểm theo quy định của nhà trường.
Video đang HOT
Đại diện trường cũng cho biết đa phần các sinh viên gặp sự cố mất điểm đã được xét tốt nghiệp. Những sinh viên chưa tốt nghiệp là do các em chưa đủ điều kiện chứ không phải vì mất điểm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, sau khi trường công bố lại điểm, sinh viên thấy chưa chính xác đã phản ánh với trường để đối chiếu, điều chỉnh lại. Thời gian qua, một số khoa có nhận được phiếu yêu cầu của vài trường hợp thắc mắc về điểm và đã xử lý xong.
“Dữ liệu điểm của nhà trường lưu bằng bản scan. Thế nhưng sau khi chạy quét lại bản scan để xuất lại dữ liệu điểm một vài trường hợp thông tin có thể không được chính xác. Những trường hợp thông tin không chính xác như vậy, nhà trường yêu cầu sinh viên đem bảng điểm lên để đối chiếu so sánh cho chính xác chứ không hề có chuyện sinh viên nói bao nhiêu điểm thì ghi bấy nhiêu”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết./.
Theo VOV
"Tôi thấy sinh viên ngày nay dành quá nhiều thời gian để ngủ"
"Tôi thấy một bộ phận sinh viên ngày nay dành quá nhiều thời gian để ngủ. Lên lớp cũng ngủ gật, khi hỏi về nhà làm gì, có em trả lời rằng em ngủ..."
Tại Diễn đàn Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ diễn ra ngày 17/3, các nhà báo, các nhà quản lý và các giảng viên lâu năm đã có những chia sẻ xoay quanh chủ để:"Những nhà báo trẻ làm gì để thành công?"
Nhà báo Nguyễn Uyển ví nghề báo như "làm dâu trăm họ", còn độc giả như "mẹ chồng khó tính". Do vậy các nhà báo trẻ cần có sự trải nghiệm, dấn thân, tìm ra những cái mới, sáng tạo để đem đến những thông tin nóng, hấp dẫn cho khán, thính giả.
PGS.TS Trương Thị Kiên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đồng tình rằng, để trở thành nhà báo giỏi, sinh viên cần đọc nhiều, đi nhiều và chịu khó viết.
TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng kỹ năng đầu tiên sinh viên, nhà báo trẻ cần học là đọc nhiều, va chạm trong thực tế nhiều từ đó mới có được kiến thức, kinh nghiệm, kiến giải thuyết phục về vấn đề mình viết.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng, sinh viên cần thường xuyên, cập nhật kiến thức mới, có sự rèn luyện của riêng mình.
Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, nhà báo chỉ có thể chiến thắng mạng xã hội bằng sự tin cậy, thuyết phục của bài báo, bằng đạo đức người làm báo.
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong cuộc CMCN 4.0, các nhà báo trẻ cần có tư duy sắc bén, khả năng chiếm lĩnh công nghệ, nhưng cũng cần kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện giữa những tin thật và tin giả trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay.
Trường Giang
Theo vietnamnet
Cần một giải pháp thấu tình, đạt lý Tuần qua vấn đề giáo dục, đào tạo tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Ở tầm vĩ mô, ngay đầu tuần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 32 đã thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) với nhiều ý kiến quan tâm đến những quy định liên quan đến chương trình...