ĐHCĐ KSB: Năm 2020, sẽ hoàn tất chi phối doanh nghiệp đang sở hữu mỏ đá lớn ở Đồng Nai
Tại ĐHCĐ CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB) diễn ra sáng nay (29/5), ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc KSB cho biết, Công ty đang ủy thác đầu tư vào một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% và sẽ tăng tỷ lệ trong thời gian tới. Quy mô của công ty này còn lại 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB và mức định giá rất lớn.
Theo ông Đạt, mục tiêu của KSB khi mua công ty này là mở rộng kinh doanh và hướng tới trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực đá xây dựng. Trong năm nay, KSB dự kiến hoàn tất sở hữu chi phối ở công ty này và hợp nhất vào kết quả kinh doanh.
Nếu thực hiện thành công thương vụ này, áp lực bù đắp sản lượng khi mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa đối với KSB sẽ không còn đáng kể. Hiện KSB đang có khoản ủy thác đầu tư lên đến 1.300 tỷ đồng để tăng sở hữu cổ phần tại công ty vật liệu xây dựng này.
Theo quy định của luật, mỏ Tân Đông Hiệp hết thời gian khai thác, Công ty phải hoàn trả lại Nhà nước sau khi hoàn nguyên. Hiện nay, KSB có đề án đầu tư vào đó một khu thương mại dịch vụ, nhà ở, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, KSB đang xin chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có đề án quy hoạch chi tiết.
Chia sẻ thêm về kế hoạch bù đắp sản lượng khi mỏ đá Tân Đông Hiệp chính thức đóng cửa, ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cho biết, sản lượng tồn kho dự trữ của KSB hiện khoảng 1,5 triệu m3, tương đương 75% cả năm 2019 (2,2 triệu tấn) – là số lượng đảm bảo bù đắp cho năm 2020.
Trong năm 2019, KSB đã tận dụng khai thác và kế hoạch tiêu thụ năm nay để đảm bảo đủ sản lượng cho cả giai đoạn 2020-2021. Đồng thời, Công ty cũng đang có đề án cải tạo đóng cửa mỏ, tận thu thêm một phần. Song song đó, Công ty đã gia tăng công suất khai thác, chế biến, tiêu thụ ở các mỏ đá Phước Vĩnh, Tân Mỹ, Thăng Long.
Hiện KSB cũng đang làm thủ tục để trình đề án, xin mở rộng mỏ Phước Vĩnh; tăng quy mô, xin giấy phép khai thác mỏ Tân Lập, và tiến hành mua lại một số mỏ đá khác trên thị trường. Với mỏ đá Tân Mỹ, Phước Vĩnh, công ty sẽ vừa mở rộng, vừa khai thác xuống sâu lần lượt 150 m và 100 m.
Khu công nghiệp Đất Cuốc giai đoạn 2 sẽ cho thuê theo hình thức cuốn chiếu
Video đang HOT
Năm 2020, KSB đặt kế hoạch 1.476 tỷ đồng, lợi nhuận 320 tỷ đồng, không có sự tăng trưởng mạnh. Theo ông Đạt, về cơ bản, nếu không tăng công suất sẽ không tăng được sản lượng, nên muốn tăng trưởng, phải tăng công suất và nhanh chóng tìm kiếm mỏ đá mới, hoặc tăng gía bán.
Năm 2019, giá không tăng do thị trường tiêu thụ chậm, sản lượng nơi khác ra nhiều, ngành xây dựng tăng trưởng âm. Vì thế, tiêu thụ hết tồn kho đã là thành công rồi. Năm nay, KSB kỳ vọng giải ngân mạnh cho đầu tư công tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng cao, qua đó cũng có giá bán tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế các tháng đầu năm nay chưa có nhiều thay đổi.
Đối với mảng khu công nghiệp, đóng góp khoảng 40% doanh thu, lợi nhuận năm 2019 và dự kiến tỷ trọng này không thay đổi nhiều trong năm 2020. Tuy nhiên, với tốc độ dịch chuyển dòng vốn nước ngoài, nhà máy ra khỏi Trung Quốc, thì bất động sản khu công nghiệp đang được kỳ vọng hưởng lợi khi nhu cầu tăng, kéo theo giá thuê tăng lên.
Khu công nghiệp Đất Cuốc của KSB đang thực hiện đền bù giai đoạn 2 khoảng 200 ha (giai đoạn 1 đã bền bù xong 320 ha). Ông Đạt cho biết, trong 320 ha đã được đền bù, Công ty đã cho thuê hết khoảng 200 ha, còn lại đã cho thuê, ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, dự kiến cho thuê hết trong năm nay.
Với 200 ha giai đoạn 2, Công ty dự kiến năm nay sẽ vừa đền bù, vừa đầu tư cơ sở hạ tầng, cho thuê theo hình thức cuốn chiếu. Dự án còn 36 năm khai thác, giá cho thuê khoảng 80 USD/m2 cho 36 năm còn lại, đóng tiền sử dụng đất một lần và thu tiền thuê một lần.
Về vấn đề cổ đông đề nghị điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2020 của KSB theo hướng tăng thêm lợi nhuận, ông Đạt cho rằng, kế hoạch cần bám sát tình hình thị trường và KSB sẽ nỗ lực tối đa, tìm kiếm mọi giải pháp, nếu điều kiện thuận lợi sẽ gia tăng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.
Theo ông Đạt, làn sóng đầu tư công và khu công nghiệp tăng nhưng mới chỉ là xu hướng, từ chủ trương đến thực tiễn là lâu dài. Trong khi đó, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng, dự án công trình chậm, kéo dài. Trong 5 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ rất chậm, giãn cách xã hội làm ảnh hưởng nhiều hoạt động kinh doanh….
Doanh nghiệp xây dựng chọn bước đi chậm
Sau năm 2019 đạt kết quả kinh doanh khả quan, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng buộc phải "đi chậm", bởi triển vọng kinh doanh năm nay khó khăn do bối cảnh chung bất lợi.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận, dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu xây dựng giảm, nên xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020 ở mức thấp, thậm chí sụt giảm mạnh so với năm 2019,
Đại hội đồng cổ đông mới đây của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã thông qua mục tiêu năm 2020 với doanh thu thuần 5.965 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 1,2%, dự kiến đạt 1.620 tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo tài chính quý I/2020 của Công ty cho thấy, lợi nhuận ròng trong quý đầu năm là gần 266 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do lợi nhuận từ liên doanh, liên kết và nguồn thu tài chính đi xuống.
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đặt ra 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh năm 2020. Ở kịch bản thận trọng, CII đặt mục tiêu doanh thu 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 808 tỷ đồng.
Như vậy, doanh thu tăng 42% so với năm 2019, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 16%. Ở kịch bản tích cực, doanh thu đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 61% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.608 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2019.
Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông, CII nhận định, dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới chứng kiến đợt suy thoái lớn nhất kể từ năm 2008 và kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, doanh thu các mảng kinh doanh cốt lõi của CII chưa bị ảnh hưởng đáng kể trong thời gian qua, nhất là ở các mảng cầu đường, hạ tầng nước, bất động sản...
Dẫu vậy, do diễn biến dịch bệnh, tiến độ xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án mà CII đang đầu tư bị ảnh hưởng, đa phần chậm hơn so với dự kiến.
Việc này ảnh hưởng đến tiến độ đưa dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội vào thu phí, cũng như thu tiền của khách hàng tại các dự án bất động sản. Ngoài ra, tiến độ triển khai xây dựng cũng bị ảnh hưởng do thiếu lực lượng lao động...
Tỏ ra bi quan bậc nhất trong các doanh nghiệp xây dựng, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đặt kế hoạch năm 2020 với cả doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Cụ thể, kế hoạch tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, lần lượt giảm 33% và 69% so với năm 2019.
Tại báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC chia sẻ: "Từ đầu năm 2020, Hội đồng quản trị đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do một sự kiện chấn động toàn cầu là đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ tháng 1 đến nay và mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng của đại dịch chắc chắn còn kéo dài. Do đó, Hội đồng quản trị đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020. Chúng tôi tạm thời đề ra kế hoạch 2020: doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, với mục tiêu bảo toàn các nguồn lực khi vượt qua khủng hoảng Covid-19".
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chịu nhiều tác động bất lợi, vẫn có doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng.
Chẳng hạn, Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với mục tiêu 2.668 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, tăng lần lượt 5% và 8% so với kết quả đạt được năm 2019.
Kế hoạch mới này tích cực hơn so với kịch bản đặt ra trong báo cáo thường niên 2019, dù kết quả kinh doanh quý I/2020 lao dốc: doanh thu thuần giảm hơn 18% và lợi nhuận sau thuế giảm hơn 70%, đánh dấu quý có kết quả kinh doanh kém nhất trong 10 quý gần nhất.
Một số doanh nghiệp lớn trong ngành như Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), Công ty cổ phần FECON (FCN)... chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Lĩnh vực xây dựng năm nay gặp nhiều khó khăn khiến một số công ty chứng khoán đánh giá thấp triển vọng của cổ phiếu lĩnh vực này, với khuyến nghị "không đầu tư" nhóm thầu phụ nền móng và hoàn thiện, "cần theo dõi thêm" nhóm tổng thầu xây dựng và nhóm tổng thầu cơ sở hạ tầng.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đặt kế hoạch lãi 4.029 tỷ đồng trong năm 2020 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán: GVR - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 12/6/2020. Trong đó, doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2020 với doanh thu là 24.647 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.029...