ĐH Y dược TP.HCM điều chỉnh thời gian nhận chứng chỉ tiếng Anh xét tuyển
Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu Trường ĐH Y dược TP.HCM điều chỉnh thời gian nhận hồ sơ xét tuyển (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) với thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường này.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi chia sẻ thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Y dược TP.HCM với học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2020 do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Trước đó, ngày 7-9, hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM đã có công văn gửi Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn xử lý việc trường tiếp tục nhận bản sao chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Nộp bổ sung chứng chỉ tiếng Anh trước 19-9
Chiều nay 9-9, Bộ GD-ĐT đã có công văn trả lời Trường ĐH Y dược TP.HCM về đề xuất của trường liên quan đến việc gia hạn thời gian nộp hồ sơ bổ sung chứng chỉ tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp (phương thức 2).
Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại một số địa phương, ngày 28-8, bộ đã ban hành công băn 3113/BGDĐT-GDĐH điều chỉnh một số mốc thời gian trong lịch triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học so với thông tin trước đó.
“Để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị Trường ĐH Y dược TP.HCM điều chỉnh thời gian nhận hồ sơ xét tuyển theo quy định, phù hợp với kế hoạch điều chỉnh nguyện vọng quy định tại công văn trên’, công văn của Bộ GD-ĐT nêu rõ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: ‘Dựa trên hướng dẫn này của Bộ GD-ĐT, dự kiến từ ngày 14-9 nhà trường sẽ nhận chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đến trước ngày 19-9 đối với tất cả thí sinh có nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 2″.
Đồng thời, nhà trường cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT hỗ trợ mở cổng thông tin tuyển sinh để trường cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Thí sinh không biết thời hạn nộp chứng chỉ
Trước đó, một số thí sinh xét tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM theo phương thức 2 phản ánh do không đọc được thông báo của trường về thời gian nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nên trễ hạn.
Video đang HOT
Trong đề án tuyển sinh đại học năm 2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố có nêu thời gian dự kiến nhận bản sao chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ ngày 24 đến 26-8.
Nhiều thí sinh cho hay đã đăng ký xét tuyển nguyện vọng theo phương thức 2 dù theo dõi thường xuyên website của trường, nhưng không thấy thông báo thời điểm chính thức nhận hồ sơ. Do vậy, một số thí sinh không biết thời gian để nộp bản sao chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của trường.
Ngày 29-8, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố danh sách 468 thí sinh nộp bản sao chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nhiều thí sinh khác đã đăng ký xét tuyển theo phương thức 2 chưa nộp bản sao chứng chỉ nên không có tên trong danh sách này.
Do vậy, một số phụ huynh của các thí sinh chưa kịp nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đã có đơn cứu xét gửi Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng lo ngại về việc con họ mất cơ hội xét tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, theo đề án tuyển sinh nhà trường công bố hôm 1-6, trường nhận bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ ngày 24-8 đến 17h ngày 26-8 đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 2.
Thực hiện kế hoạch trên, nhà trường đã nhận được 468 hồ sơ, cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của cổng thông tin tuyển sinh Bộ GD-ĐT và công khai trên cổng thông tin trường.
“Sau khi Bộ GD-ĐT điều chỉnh lịch công tác tuyển sinh, trường tiếp tục nhận bản sao chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2.
Tuy nhiên, đến thời điểm này còn một số thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 do không đọc kỹ đề án tuyển sinh cũng như các thí sinh dự kiến thay đổi, bổ sung nguyện vọng từ ngày 19-9 đến 27-9 nên chưa nộp bản sao chứng chỉ tiếng Anh”, ông Khôi cho biết thêm.
Thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Giáo viên e ngại, học sinh hào hứng
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế...
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giáo viên tiếng Anh tham dự một khóa đánh giá năng lực ngôn ngữ theo chuẩn chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS. Trên các diễn đàn, phần lớn giáo viên còn e ngại về kỳ thi trong khi dư luận xã hội lại muốn có một bài thi đánh giá năng lực giáo viên một cách khách quan.
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS là một trong các chứng chỉ đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh có uy tín, được các trường đại học trên thế giới sử dụng đánh giá chuẩn năng lực đầu vào đối với sinh viên đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ nhất. Thang điểm của IELTS được thiết kế từ 1.0 đến 9.0 dựa trên Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).
CEFR được Hội đồng châu Âu xây dựng nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá các ngôn ngữ chính được sử dụng ở châu Âu.
CEFR xác định rõ yêu cầu về năng lực ngôn ngữ thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định; chia làm 3 cấp và 6 bậc, được gọi tắt là A1, A2; B1, B2; C1, C2 (A1 là bậc thấp nhất và C2 là bậc cao nhất trong CEFR).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg ban hành "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020", đồng thời phê duyệt CEFR làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh trong đề án này.
Theo đó, giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt B2 đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, C1 đối với cấp trung học phổ thông theo các tiêu chuẩn của CEFR. Còn theo chương trình tiếng Anh mới (hệ 10 năm) thì tiêu chuẩn đầu ra của học sinh tiểu học là A1, trung học cơ sở là A2, và trung học phổ thông là B1.
Trước Hà Nội, năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh đã có chính sách khuyến khích giáo viên tiếng Anh và học sinh tiếp cận với hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Đây là bước đi đột phá, tạo tiền đề cho việc dạy học tiếng Anh phát triển theo các tiêu chuẩn quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay.
Tuy nhiên, thái độ của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau đối với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Giáo viên còn e ngại với chứng chỉ quốc tế
Theo Nghị quyết 96 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giáo viên dạy tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế (IELTS hoặc TOEFL) tương đương với mức B2 (đối với giáo viên TH, THCS) và C1 (đối với giáo viên THPT) thì sẽ được thưởng trọn gói 15 triệu đồng/giáo viên.
Sau hai năm triển khai Nghị quyết, mới có 15 giáo viên tiếng Anh THPT có chứng chỉ IELTS mức 6,5; chưa có giáo viên tiểu học, THCS nào có chứng chỉ đạt yêu cầu.
Trong số những giáo viên dự thi, có những giáo viên công tác lâu năm ở các trường THPT miền núi, vùng nông thôn khó khăn nhưng đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, các trường THPT trung tâm, có điều kiện thuận lợi hơn thì lại chưa có nhiều giáo viên mạnh dạn dự thi.
Hiện tại nhiều trung tâm ngoại ngữ ở thành phố Hà Tĩnh đã liên kết với Hội đồng Anh và Trung tâm khảo thí Cambridge để tổ chức thi lấy chứng chỉ IELTS tại chỗ cho giáo viên và học sinh.
Việc giáo viên e ngại, tránh dự thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế làm cho phụ huynh và học sinh nghi ngờ về năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên.
Học sinh hồ hởi, hào hứng
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng có chính sách khuyến khích học sinh thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bằng cách xét đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn có hiệu lực (trong vòng 24 tháng).
Giải đặc cách công nhận học sinh giỏi tương ứng với số điểm trong chứng chỉ quốc tế mà thí sinh đạt được.
Chỉ tính riêng lớp 12 trong năm học 2019-2020, có 37 em được đặc cách xét giải trong đó có đến 11 giải Nhất, 16 giải Nhì, 10 giải Ba với mức tối thiểu IELTS từ 6,5, ngang với mức yêu cầu tối thiểu đối với giáo viên tiếng Anh THPT trong Nghị quyết 96.
Như vậy, cùng một chính sách nhưng thái độ đón nhận của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau.
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (dù được thưởng 15 triệu đồng) thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở mức tương ứng.
Đối với nhiều người đã từng dự thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, việc đạt chuẩn IELTS 6,5 hoàn toàn không hề khó đối với một giáo viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ.
Như vậy, cái khó là giáo viên chưa tự tin để vượt qua chính mình.
Chỉ khi nào giáo viên mạnh dạn, tự tin thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao được chất lượng dạy học ngoại ngữ trước thềm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo kế hoạch là lộ trình mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành.
Lợi thế tiếng Anh khi xét tuyển đại học Trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vừa qua, nhiều trường ĐH lớn và những ngành đặc thù, những ngành kỹ thuật công nghệ bắt đầu bổ sung thêm môn tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển. Điều này không chỉ giúp các trường thuận lợi trong đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế mà còn...