ĐH Y dược TP HCM liên kết đào tạo ‘chui’
ĐH Y dược TP HCM đã liên kết đào tạo “chui” và sử dụng phôi văn bằng của ĐH Tây Nguyên để đóng dấu cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
Đó là một trong nhiều thiếu sót, sai phạm của ĐH Y dược TP HCM được nêu ra trong kết luận thanh tra do Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Tự ý liên kết đào tạo
Từ năm 2006 đến năm 2008, không có văn bản cho phép tuyển sinh của Bộ GD&ĐT nhưng hai trường vẫn tiếp tục tuyển sinh, đào tạo theo hình thức trên. Tổng số đã tuyển sinh từ năm 2006-2008: ngành dược 117, ngành răng hàm mặt 59.
ĐH Y dược TP HCM có nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý đào tạo. Ảnh:Tuổi Trẻ.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ rõ trách nhiệm đối với các thiếu sót, sai phạm thuộc về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo; phòng đào tạo; ban quản lý đào tạo khoa y; trưởng phòng đào tạo; trưởng khoa y và các bộ phận, cá nhân có liên quan ở từng thời kỳ tương ứng.
Hiệu trưởng đương nhiệm và phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo chịu trách nhiệm đối với các thiếu sót, sai phạm từ khi được bổ nhiệm đến thời điểm thanh tra.
Năm 2008, ĐH Y dược TP HCM được Bộ GD&ĐT giao bổ sung 50 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ đa khoa và 50 chỉ tiêu đào tạo dược sĩ để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng viên cho khoa y dược của ĐH Đà Nẵng.
Năm 2009, ĐH Y dược TP HCM vẫn tiếp tục liên kết với ĐH Đà Nẵng để tuyển sinh mà không đề nghị Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu. Số lượng đã tuyển: Bác sĩ đa khoa 18, dược sĩ 27.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT còn chỉ rõ nhà trường báo cáo chưa chính xác về đội ngũ giảng viên, số liệu kiểm tra thực tế thấp hơn 197 giảng viên (quy đổi) so với số liệu đã báo cáo Bộ GD&ĐT.
Có 21/23 hồ sơ được kiểm tra không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, 2/3 hồ sơ có văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp chưa thực hiện việc công nhận văn bằng.
Chưa cấp bằng cho “bác sĩ học 27 năm mới xong”
Theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, liên quan đến việc cho phép các sinh viên hết thời gian tối đa được phép học, học lại, thi lại tốt nghiệp không đúng quy định, kiểm tra hồ sơ cấp bằng của 16 trường hợp có phản ánh việc đào tạo quá thời gian học tập cho thấy trường đã cấp bằng cho 13 trường hợp có thời gian học tập từ 10 đến 27 năm, trong đó trường hợp N.V.C – nhân vật trong bài viết “27 năm mới học xong bác sĩ” đã có bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Lê Quan Nghiệm – nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Y dược TP HCM cho biết: “Tuy đã cấp bằng cho N.V.C rồi nhưng hiện nhà trường chưa phát cho ông này do có kiến nghị, tố cáo. Nhà trường đã thống nhất sẽ hủy bỏ kết quả tốt nghiệp và bằng tốt nghiệp của ông N.V.C”.
Ông Nghiệm còn cho biết thêm nhà trường đang rà soát lại các trường hợp vượt quá thời gian tối đa được phép học của khoa y, các trường hợp đã bị buộc thôi học và các trường hợp phát sinh khác (nếu có) để xử lý.
Từ nay đến ngày 30/6, trường sẽ kiểm tra, rà soát toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường. Đồng thời sẽ rà soát toàn bộ các trường hợp trúng tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã được miễn thi ngoại ngữ, yêu cầu các trường hợp chưa có chứng chỉ bổ sung chứng chỉ theo đúng quy định, trường hợp không bổ sung được thì hủy kết quả trúng tuyển.
Kết luận thanh tra đột xuất
Theo ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, việc ban hành kết luận thanh tra đã được xem xét trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế và giải trình của trường.
“Đây là kết luận thanh tra đột xuất vì vậy tập trung đánh giá sâu, đúng bản chất, nguyên nhân khách quan và chủ quan của các vấn đề thuộc nội dung thanh tra đặc biệt là các thiếu sót sai phạm. Kiến nghị xử lý đảm bảo theo luật nhưng có tính đến yếu tố thực tiễn, các đề nghị xử lý của Bộ Y tế, của trường. Các trường hợp xử lý vượt thời gian trường cần rà soát và thực hiện theo đúng quy định”, ông Bằng nói.
Theo Trần Huỳnh/ Tuổi Trẻ
Loạn liên kết đào tạo, ai chịu trách nhiệm?
Liên thông, liên kết đào tạo giữa các trường luôn là câu chuyện nhạy cảm của nhiều trường. Hậu quả của việc không kiểm soát được vấn đề này vẫn là người học chịu thiệt.
Từ cuối năm 2015, với mong muốn được học liên thông từ CĐ lên ĐH, anh H.N.H đã đi tìm các trường phù hợp nộp hồ sơ.
Sau một thời gian được giới thiệu, anh đã nhờ một người đang công tác tại một trường ĐH lớn của Hà Nội nộp hồ sơ thi liên thông vào ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Khi nộp hồ sơ, người nhận hồ sơ nói chắc như đinh đóng cột là ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sẽ tổ chức thi trong thời gian tới và số tiền nộp hồ sơ là 1.250.000 đồng.
Đường đi của bộ hồ sơ
Một thời gian sau, anh H. đã được một người tự xưng là cán bộ thu hồ sơ của một trường Trung cấp Kỹ thuật tại Hà Nội gọi đến trường tại Mễ Trì, Hà Nội để hẹn lịch ôn tập và lịch thi.
Nhân viên trường trung cấp cán bộ (Liên đoàn lao động TP Hà Nội) giới thiệu chương trình đào tạo liên kết. Ảnh: Tiền Phong.
Nhưng từ sau cuộc gặp gỡ đó, anh H. không nhận được lịch ôn tập, để thi như đã nói. Anh quay lại hỏi vị cán bộ của trường ĐH kia thì được báo là sẽ thi trước Tết. Nhưng qua Tết vẫn không thấy gì, hỏi lại thì được nói sẽ thi trong tháng 3. Nhưng giờ đã giữa tháng 3, anh H. không có thêm thông tin gì.
Quá sốt ruột, H. nhờ người quen liên hệ với ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên mới biết năm 2015, trường không liên kết với bất kỳ một trường hay trung tâm nào trên Hà Nội để mở lớp đào tạo liên thông. Trường chỉ nhờ CĐ Y tế cộng đồng Hà Nội thu giúp hồ sơ.
Cũng liên quan đến liên thông - liên kết, tuần vừa qua, trên trang Facebook tư vấn tuyển sinh của mình, ĐH Thủy lợi đã cảnh báo tình trạng mạo danh ĐH Thủy lợi thông báo tổ chức thi liên thông trình độ đại học năm 2016: "Các thí sinh thân mến, hiện nay ĐH Thủy lợi chưa có kế hoạch thi tuyển sinh liên thông và không liên kết với bất kỳ cơ sở đào tạo nào để tổ chức thi tuyển sinh liên thông năm 2016. Do vậy, địa chỉ tại: Phòng 201 Tầng 2 Nhà C, Số 290 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại: 04.627.55.146 - 04.627.55.286 - 098.1135.667 (Thầy Toàn) Email:Tuyensinh290ts@gmail.com là giả mạo".
Sau khi ĐH Thủy lợi phát đi thông báo, phóng viên gọi đến số điện thoại trên thì được thông báo ngành Kỹ thuật công trình xây dựng không đủ thí sinh nên không mở lớp!? Và địa chỉ nêu trên thuộc trường Trung cấp Cán bộ của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho biết năm 2015, trường không liên kết với đơn vị nào tại Hà Nội để tổ chức thi liên thông hệ vừa học vừa làm.
"Trường chỉ nhờ thu hồ sơ tại trường CĐ Y tế cộng đồng Hà Nội. Còn liên thông ĐH chính quy, thí sinh phải về trường học và về trường thi" - ông Trường khẳng định.
Ông Trường cũng cho biết thêm kế hoạch đào tạo tuyển sinh liên thông 2016 trường đang xây dựng, hiện tại, trường mới chỉ liên kết với một số trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh để đào tạo hệ vừa học vừa làm. Còn tại Hà Nội vẫn chưa có.
"Nếu biết trường nào đã nhận hồ sơ để tổ chức thi liên thông của ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên năm 2015 tại Hà Nội thì xin cho trường biết để trường điều tra" - ông Trường nhắn nhủ.
Qua tìm hiểu của Tiền Phong, hiện nay, tại một số trường trung cấp của Hà Nội, đang diễn ra tình trạng thu hồ sơ, tuyển sinh liên thông liên kết. Bộ GD&ĐT cũng đã có các quy định để "siết" vấn đề liên thông, liên kết nhưng dường như quy định này vẫn nằm trên giấy.
Tập trung thanh tra trong năm 2016
Đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết liên kết đào tạo giữa trường ĐH và các cơ sở giáo dục là điều cần thiết vì nó đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn. Ví dụ, trường này có năng lực đào tạo nhưng chưa đủ cơ sở vật chất, nguồn lực thì hai bên liên kết lại với nhau. Việc liên kết đào tạo tạo thuận lợi cho người học, họ sẽ không phải đi xa mà vẫn được học tập ở môi trường mong muốn.
Để quản lý liên kết đào tạo, Bộ GD&ĐT có quy định rõ các nơi đào tạo chủ trì liên kết với bên liên kết phải đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, chương trình học, giảng viên đáp ứng năng lực... Tuy nhiên quá trình thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường chủ trì liên kết nhưng thiếu trách nhiệm, làm qua loa đại khái hoặc giao phó vấn đề tuyển sinh, đào tạo cho bên liên kết dẫn đến dễ sai phạm trong tuyển sinh vượt chỉ tiêu, đào tạo không đúng chương trình, không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, một số đơn vị lợi dụng danh tiếng của các trường ĐH có tiếng tăm để thành lập trung tâm đào tạo, tuyển sinh có tên na ná đánh lừa người học.
Trên thực tế, năm qua thanh tra Bộ GD&ĐT đã phát hiện và xử phạt đơn vị sai phạm về liên kết đào tạo như: trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bách Khoa Hà Nội, đối tác liên kết đào tạo với ĐH dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định)... Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay, việc liên kết đào tạo sẽ là một trong những nội dung trọng tâm mà Bộ GD&ĐT sẽ tập trung thanh kiểm tra.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
EVN được chi 1,6 triệu USD cho đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh Đó là thông tin vừa mới được Bộ Công thương báo cáo với Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Kết luận thanh tra quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo Bộ Công thương, tại văn bản số 823/BC-BCT, cơ quan này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép EVN sử...